Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 27/10/2006 23:42 (GMT+7)

Giải Nobel Kinh tế 2006: Edmund S. Phelps - nhà kinh tế của các nhà kinh tế

Lạm phát và thất nghiệp

Theo quan điểm thịnh hành hồi những năm 1960,  giữa lạm phát và thất nghiệp tồn tại mối liên hệ ổn định ngầm được thể hiện trong biểu đồ Phillips(Phillips curve). Mối liên hệ đó được xác nhận bằng dữ liệu kinh tế ở vài quốc gia. Quan điểm này cho rằng, trong chính sách kinh tế,  người ta có thể lựa chọn giữa hai khả năng này hoặc là lạm phát thấp, hoặc là thất nghiệp thấp, và thông qua chính sách tài chính - tiền tệ thì có thể giảm thất nghiệp. Theo biểu đồ Phillip, điều đó sẽ phải trả giá bằng lạm phát đột xuất (one-time increase).

Tuy nhiên quan điểm trên có những hạn chế. Biểu đồ Phillip chỉ thể hiện được mối liên hệ thuần túy giữa các thống kê mà chưa chỉ ra mối liên hệ rõ ràng nào với các thuyết kinh tế vi mô về thói quen của người sản xuất và tiêu dùng. Nó cũng không đưa ra được lý thuyết về giảm thiểu tối đa số thất nghiệp. Nhìn chung người ta chấp nhận rằng tỷ lệ thất nghiệp không thể nào giảm tới "zero", nhưng chưa có ai chỉ ra được tỷ lệ thất nghiệp nào thì cân bằng với thị trường lao động.

Cuối những năm 1960, Edmund Phelps đã thách thức những quan điểm trước đó về mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. Ông nhận ra, lạm phát không chỉ phụ thuộc vào thất nghiệp mà còn phụ thuộc vào kì vọng của các  công ty và người lao động về biến động giá và tăng lương. Ông đưa ra mô hình mà ban đầu được gọi là "Biểu đồ kỳ vọng gia tăng Phillips" (expectations-augmented Phillips curve). Nó cho thấy,  ở một tỷ lệ thất nghiệp nhất định, tỉ lệ lạm phát kỳ vọng (expected inflation) tăng lên sẽ khiến lạm phát thực sự tăng lên. Khi đặt giá và thương thảo lương, ông chủ và người làm công dựa trên sự kì vọng tăng giá và tăng lương nói chung. Giả thiết đó được chấp nhận rộng rãi và được củng cố bởi kết quả các nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm (empirical research).

Trái ngược với quan điểm trước đó phân tích của Phelps cho rằng có thể dùng chính sách tài chính và tiền tệ để khống chế tỷ lệ thất nghiệp. Ông kết luận rằng không có sự cân bằng dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp trong khi lạm phát kì vọng đang trở thành lạm phát thật sự. Về lâu dài, nền kinh tế sẽ tiếp cận tới tỷ lệ thất nghiệp cân bằng (equilibrium unemployment rate), khi mà mức lạm phát thật sự trùng khớp với lạm phát kì vọng. Thị trường lao động sẽ quyết định mức cân thất nghiệp cân bằng như thế nào. Nỗ lực làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức cân bằng sẽ chỉ gây lạm phát liên tiếp. Chính sách làm ổn định vẫn có vai trò quan trọng việc kiềm chế dao động tỷ lệ thất nghiệp quanh mức cân bằng.

Các nghiên cứu của Phelps nhấn mạnh việc phân tích các chính sách kinh tế hôm nay sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định trong tương lai như thế nào: lạm phát cao ngày hôm nay có nghĩa là lạm phát kì vọng sẽ cao hơn trong tương lai, vì thế phác thảo các chính sách cho tương lai càng khó khăn hơn. Chính sách duy trì lạm phát ở mức thấp cũng có thể xem là để giảm mức lạm phát kỳ vọng - một lựa chọn có lợi cho mức lạm phát và thất nghiệp trong tương lai hơn là các phương án khác.

Phelps cũng đưa ra mô hình đầu tiên về những yếu tố quyết định tới cân bằng thất nghiệp. Trong mô hình đó, các công ty định ra mức lương để tác động tới số lao động. Càng nhiều công ty muốn tăng lực lượng lao động thì tỷ lệ thất nghiệp càng giảm, mức lương đưa ra phải càng cao. Phelps chỉ ra sự tồn tại của tỷ lệ thất nghiệp cân bằng duy nhất được tính theo mức tăng lương của công ty và mức tăng lương kỳ vọng. Sự sáng tạo của Phelps là đã bắt đầu từ những giả định về hành vi hay các yếu tố cá nhân trong thị trường lao động. Phelps cũng là người đầu tiên tích hợp giả thiết về hiệu lực của lương vào lý thuyết kinh tế vĩ mô. Giả thuyết đó cho rằng đầu tư sinh lời nhất của một công ty là trả lương cao để nâng cao tinh thần người lao động, giảm thiểu số người chuyển việc và thu hút lao động có kĩ năng cao hơn. Cơ chế đó cũng giúp đưa tỷ lệ thất nghiệp về mức cân bằng.
Phelps không phải là người duy nhất chỉ trích biểu đồ Phillips hồi cuối thập kỷ 60. Milton Friedman (giải Nobel năm 1976) cũng nhấn mạnh tới vai trò của lạm phát kỳ vọng. Khác với Friedman, Phelps nhấn mạnh tới sự tác động từ thất nghiệp tới lạm phát (không định trước).

Đóng góp của Phelps đã thay đổi cơ bản quan điểm của các nhà kinh tế về cách thức điều  hành kinh tế vĩ mô. Khung lý thuyết mà ông dựng nên từ cuối những năm 60 giúp giải thích vì sao cả lạm phát lẫn thất nghệp đều gia tăng trong những năm 70. Ông cũng làm sáng tỏ tính hạn chế của các chính sách kinh tế vĩ mô. Một ví dụ là ngày nay các ngân hàng trung ương thường quyết định tỷ lệ lãi suất dựa trên đánh giá tỷ lệ thất nghiệp cân bằng và sự cân bằng giữa tác động của chính sách tới các lĩnh vực khác nhau.

Tích lũy tài sản (capital formation)

Quan điểm giữ lạm phát thấp để giữ mức lạm phát kỳ vọng thấp của Phelps dựa trên những nghiên cứu trước đó của ông về tích lũy tư bản. Ở đó, ông đã đặt vấn đề tỷ lệ tích tài sản (cả tài sản vật chất và tài sản tri thức, như giáo dục, nghiên cứu và phát triển) thế nào là thỏa đáng. Phân bổ thu nhập quốc gia cho tiêu dùng ngay bây giờ và đầu tư để tăng vốn tích luỹ (capital stock) như thế nào để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong tương lai? Ở lĩnh vực này, nghiên cứu của Phelps cũng đã gợi mở cho những nghiên cứu sau đó và có tác động sâu sắc tới chính sách kinh tế.

Trong một bài báo in năm 1961, Phelps đề ra nguyên tắc vàng (golden rule) trong tích lũy tài sản. Ông cho rằng, đặt ra một mức tiêu thụ tối đa trên đầu người trong một khoảng thời gian dài là có thể được. Cốt lõi của nguyên tắc vàng dựa trên triết lý: “Làm cho người khác điều mình muốn” (Do unto others as you would have them do unto you). Theo nguyên tắc đó, tỷ lệ tích lũy lý tưởng sẽ thỏa mãn một điều kiện đơn giản: Nó phải cân bằng tỷ lệ thu nhập tài sản (capital income) với thu nhập quốc dân (national income). Điều đó cũng có nghĩa là tỷ lệ tích lũy phải đủ cao để duy trì tỷ lệ lãi suất tương đương với tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế. Trước đó, Maurice Allais (giải Nobel năm 1988) cũng đã tuyên bố điều tương tự, song phân tích của Phelps mới có ảnh hưởng lớn nhất tới những nghiên cứu sau này.

Những phân tích ban đầu của Phelps giới hạn trong việc so sánh những tình huống dài hạn, giải thiết là nền kinh tế “bắt đầu từ đầu”. Nhưng tiến trình thay đổi tỷ lệ tích luỹ từ một mức này sang mức khác có thể gây ra nhiều xung đột. Khi tỷ lệ tích lũy đạt đến tới mức nguyên tắc vàng, phúc lợi cho thế hệ sau sẽ tăng lên nhưng thế hệ hiện tại sẽ thua thiệt. Lý do là thế hệ hiện tại phải giảm tiêu dùng để tích lũy nhiều hơn, còn thế hệ sau sẽ hưởng lợi từ vốn tích lũy để vừa có thể vừa tăng tiêu dùng, vừa tăng tích lũy. Tuy nhiên sau này Phelps còn đưa ra những tình huống động năng vô hiệu (dynamic inefficiency), khi mà vốn tích lũy lớn tới mức có thể tăng phúc lợi của mọi thế hệ bằng cách giảm tỷ lệ tích lũy. Có thể dễ dàng giải thích điều này: Giảm tỷ lệ tích lũy, sức tiêu dùng sẽ lập tức tăng lên. Nếu mức tích lũy ban đầu lớn hơn mức nguyên tắc vàng, sự giảm tỷ lệ tích lũy này cũng làm tăng mức tiêu dùng trong một thời kì dài. Dù mức tích lũy vốn có thấp, kéo theo đó là mức sản xuất thấp, giảm tỷ lệ tích lũy cũng làm tăng sức tiêu dùng trong một phạm vi nhất định.

Cha mẹ có khuynh hướng quan tâm tới phúc lợi cho thế hệ sau. Trong một bài báo in năm 1968, Phelps (cùng Robert Pollak) kết luận tích lũy có thể ở mức rất thấp nếu thế hệ hiện tại có đánh giá về sự tiêu dùng giữa mình và thế hệ kế tiếp (con cái) có khác biệt nhiều hơn là giữa con cái và cháu chắt sau này. Điều được gọi là tham số vênh thời đại (time-inconsistent preferences) đó có thể diễn đạt như sau: “Cha mẹ nghĩ rằng tôi nên dành dụm cho con cái nhiều hơn mức tôi nghĩ”. Trong tình huống đó, các biện pháp công để tăng tích lũy cho mọi thế hệ, như hệ thống lương hưu xã hội, sẽ có thể tăng phúc lợi cho mọi thế thệ. Tham số vênh thời đại, theo như những phân tích của Phelps và Pollak, hiện nay đang có sức hấp dẫn lớn với những nghiên cứu trên lĩnh vực kinh tế hành vi (behavioral economics), nơi mà tâm lý học được đưa vào những phân tích kinh tế.

Phelps cũng phân tích vai trò của đầu tư cho giáo dục (vốn con người) và nghiên cứu-phát triển trong tăng trưởng, ở đó nguyên tắc vàng cũng được áp dụng. Để đạt mức tiêu dùng tối đa trong một thời gian dài, đầu tư cho nghiên cứu-phát triển (tăng trình độ công nghệ) cũng cần được điều chỉnh sao cho lợi nhuận của nó cân bằng với tỷ lệ tăng trưởng nền kinh tế. Trong một nghiên cứu cùng Richard Nelson năm 1966, Phelps nhấn mạnh lực lượng lao động có trình độ cao sẽ cho ra những công nghệ mới như thế nào, nhờ đó các nước nghèo có thể “bắt kịp” các nước phát triển. Điều đó giải thích tại sao cách tính tăng trưởng GDP ngày nay còn tính đến yếu tố “vốn con người” chứ không chỉ là tỷ lệ tăng trưởng đơn thuần. Phân tích của Nelson- Phelps còn có thể dùng để giải thích tại sao đầu tư cho giáo dục thường cao trong thời kì công nghệ thay đổi nhanh chóng: trong thời kỳ này, lao động được đào tạo tốt đặc biệt quan trọng trong việc tăng năng suất. Và phân tích của hai ông cũng giải thích tại sao lương cho những người có trình độ cao ở Mỹ (và nhiều nước khác) tăng đặc biệt cao trong vài thập kỷ gần đây, khi mà cuộc cách mạng tin học đã thúc đẩy nhanh chóng nền công nghệ mới.

Nguồn: Tia sáng 10/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.