Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 09/01/2006 14:06 (GMT+7)

Giải nhất “thiết kế đường hoa Nguyễn Huệ”: 4m trong… 3 ngày!

“Chị” là Phan Diệu Chi, SV năm 5 khoa Quy hoạch. “Em” là Trần Lê Minh Châu - cái tên con gái nhưng lại là một gã trai chính hiệu - SV năm 3 khoa Kiến trúc. Và cả hai còn một điểm chung, đều là dân “kiến” (ĐH Kiến trúc TP.HCM) cả!
Khi Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist) phát động cuộc thi  vào ngày 18-11-2005, cả Diệu Chi và Minh Châu đều… không hay biết gì! Mấy ngày sau, một người bạn nói, hai “kiến” này mới…thử thiết kế một đường hoa trong đầu.
Lúc bắt tay vào thực hiện, cũng là lúc Diệu Chi phải bận rộn chuyện thi cử. Nhưng quyết tâm và lòng say mê học hỏi đã thôi thúc cả hai phải hoàn tất cho được ý tưởng của mình. Thức trắng hai đêm, thi xong là nhào vô đồ án. Hai từ “đồ án” ám ảnh Chi và Châu. Sau ba ngày, một đồ án hoàn chỉnh dài 4m được hoàn thành và gửi đến ban tổ chức.

Tiểu cảnh mê cung hoa của hai sinh viên Trường ĐH Kiến trúc. Ảnh: TTO
Tiểu cảnh mê cung hoa của hai sinh viên Trường ĐH Kiến trúc. Ảnh: TTO
Đồ án của Chi và Châu được Ban giám khảo đánh giá là “hơi ít hoa” hơn so với các tác phẩm dự thi khác. Nhưng bù lại, nó thể hiện rõ nét tính lễ hội của đường hoa, khi chia đường Nguyễn Huệthành nhiều đoạn khác nhau, mỗi đoạn sẽ có một chủ đề riêng, một gam màu chủ đạo riêng. Ngoài việc bài trí các loài hoa, đồ án của hai SV Kiến trúc này còn hướng đến một yếu tố khá quan trọng khác:đó chính là “con người”.
“Lễ hội mà, nếu không có con người thì sao thành lễ hội được!” - Minh Châu cười lém lỉnh. Anh chàng này - vốn phụ trách phần tiểu cảnh củađồ án - không quên thiết kế một mê cung bằng cây cảnh, “để người tham quan không cảm thấy chán nản vì những sự bài trí liên tục nhau”, và trong đó, còn dành hẳn cả một khu vực dành riêng cho cácchú cún dạo chơi. 2006 là năm Tuất mà!
Cũng thế, khi bắt tay vào thực hiện, hai tác giả thuộc hàng 8X này chú trọng đến tính Nam bộ củađường hoa, với những ao sen, ghe dưa hấu, cầu khỉ… Nét đẹp truyền thống của văn hoá Nam bộ, kết hợp với sắc hoa, sắc xuân cùng các gam màu xanh, đỏ, vàng xen kẽ nhau, sẽ tạo những điểm nhấn đặc biệtcho đường hoa.
Bên cạnh đó, các trò chơi dân gian như ô ăn quan, lò cò… cũng xuất hiện ở đường hoa… Lồng vào đó là những trụ đèn chiếusáng, thể hiện tính đô thị hiện đại của TP.HCM. Hay nói cách khác, những gì được thể hiện trong Dáng xuân - tác phẩm dự thi của Diệu Chi và Minh Châu - “thân thuộc với tất cả mọi người, chỉcần nhìn nó là thấy rất gần gũi” - như chính hai tác giả này thừa nhận.
Khi được thông báo lọt vào vòng chung khảo cuộc thi, cả haiđều rất bất ngờ và không khỏi hồi hộp. Nhưng sau khi nghe xong 3 nhóm tác giả khác thuyết trình, cả hai trở nên tự tin hơn hẳn, bởi “tin chắc rằng tác phẩm của tụi mình có tính khả thi rấtcao!” - Minh Châu nói.
Và sự tự tin ấy quả không uổng công, khi đồ án của họ được chấm đồng giải nhất (giải nhất còn lại thuộc vềnhóm tác giả công ty VAR-Design do Thạc sĩ-Kiến trúc sư Hồ Viết Sanh và Kiến trúc sư Nguyễn Sanh Quý Long chủ nhiệm). Kết quả này một sự ghi nhận những thành quả mà hai “kiến” đã bỏ ra, cũng khẳngđịnh sức sáng tạo của một lớp kiến trúc sư trẻ trong tương lai.
Ở ĐH Kiến trúc TP.HCM, hỏi Diệu Chi và Minh Châu, ngay cả đến… cô giữ xecũng biết, bởi họ đã quá “nổi”. Diệu Chi từng đoạt giải nhì cuộc thi “Ý tưởng xanh 2004” do Nhà Văn hoá thanh niên TP.HCM tổ chức, và Minh Châu cũng vừa “ẵm” giải ba cuộc thi “Sắc màu ICI” hồi đầunăm 2005. Giải nhất “Thiết kế đường hoa Nguyễn Huệ - Tết Bính Tuất 2006” đã góp thêm một phần vào thành tích của hai SV này.
Nhưng trước mắt, với họ, vẫn còn một chặng đườngdài phải đi, vẫn còn nhiều kỳ thi cam go phía trước, mà chính họ, giờ đây, cũng không dám tham gia một cuộc thi thiết kế nào khác, “việc học ở trường vẫn là trên hết” - Châu đã khẳng định nhưthế! Dù rằng, trong mắt anh chàng này, cũng đang mơ được thấy đường hoa Nguyễn Huệ vào Tết sắp đến, “chắc nó sẽ đẹp lắm, vì được dựng nên từ những điểm nổi trội nhất của cả hai đồ án đoạt giảinhất”…
Nguồn: TuổiTrẻ

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.