Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 17/05/2023 14:23 (GMT+7)

Giải Nhất Hội thi toàn quốc: Tôi đã thất bại mấy lần rồi!

Quê anh ở TX Đông Hòa (Phú Yên). Tốt nghiệp cử nhân Địa lý, trường Đại học KHXH &NV ở TP Hồ Chí Minh năm 2007. Anh đi làm thuê một thời gian tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi cách làm củi từ trấu. Năm 2009 anh về làng lập nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất củi đốt bằng việc tái chế vỏ trấu và giàu lên từ sản phẩm này.

Sau khi đạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc (Vifotec) lần thứ 11 (2010-2011) với giải pháp “Sản xuất vật liệu chất đốt từ phế phẩm vỏ trấu” do Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức. Anh Nguyễn Văn Nghị tiếp tục đam mê sáng tạo ra nhiều sản phẩm tham gia đạt giải ở các kỳ Hội thi STKT ở tỉnh Phú Yên, như: “Lò bánh tráng tiện ích”Hội thi lần thứ 6 (2014-2015);“Sản xuất than không khói từ phế phẩm nấm Linh Chi” Hội thi lần thứ 8 (2018-2019); hiện nay Nguyễn Văn Nghị đã sáng tạo ra sản phẩm “Hỗn hợp vi sinh dành cho cây trồng”.

tm-img-alt

Nguyễn Văn Nghị, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đóng bao bì.

Ý tưởng sáng tạo từ thực tế

Tâm sự với Nguyễn Văn Nghị về ý bắt nguồn y tưởng để sáng tạo ra sản phẩm “Hỗn hợp vi sinh dành cho cây trồng”hiện nay bán “đắt như tôm tươi”… anh Nghị, bộc bạch: “ Những ngày tôi cùng anh em công nhân làm việc ở cơ sở sản xuất than trấu không khói ở Nam Bình (KP Nam Bình 2, xã Hòa Xuân Tây, TX Đông Hòa, Phú Yên), phế phẩm tro của củi trấu thải ra, bà con đến lấy về trộn ủ với phân bò…đem bón cho mấy gốc chuối, thửa rau mồng tơi kể cả bón cho mấy chậu hoa hồng…tất cả đều xanh tốt. Chuối ra buồng sai quả (nải), rau xanh mởn, hoa hồng cho hoa đậm màu và lá hoa không vàng úa…”; “Đặc biệt có người trộn ủ tro với phân bò đem bón thử vào một góc ruộng lúa…không ngờ lúa xanh tốt”, Nguyễn Văn Nghị cho biết thêm.

Được biết, từ kết quả ngẫu nhiên của những hộ gia đình đã thực hiện chăm bón cây trồng và vườn rau từ tro của than củi trấu trộn với phân bò hoai mục…đã “kích” vào niềm đam mê sáng tạo của Nghị, từ đó anh bắt đầu tìm hiểu thông tin trên mạng và nghiên cứu các tài liệu khác có liên quan về các thành phần hóa học của tro củi trấu, của phân bò và các nguyên liệu khác có liên quan như: rơm rạ lúa, nội tạng của cá…với mục đích là Nguyễn Văn Nghị sẽ nghiên cứu sáng tạo ra một sản phẩm để dùng cho cây trồng…

Nguyễn Văn Nghị, vừa giới thiệu sản phẩm, vừa chia sẻvới chúng tôi: “Có được sản phẩm như hôm nay, không phải bắt tay vào triển khai là thành công đâu - Tôi đã thất bại mấy lần rồi đấy!”. Anh Nghị, “bật mí” về sự thất bại: “Lúc đầu tôi trộn ủ khoảng 10 ký, tỷ lệ 50/50 (tro than củi trấu và phân bò hoai) đem bón cho mấy chậu hoa kiểng,  mấy gốc mướp và vạt rau mồng tơi của gia đình…khoảng 3 ngày sau tất cả đều rũ lá và héo…chết. Tiếp tục tôi làm thí điểm đợt hai bằng cách giảm tỷ lệ phân bò hoai, tăng tỷ lệ tro củi trấu, đem sản phẩm này về bón cây trồng ở vườn của nhà bên vợ…cây trồng cũng héo chết. Lần thứ ba tôi tăng tỷ lệ phân bò hoai, giảm tỷ lệ tro củi trấu, đưa sản phẩm cho gia đình bạn thân sử dụng cây trồng…kết quả như trên.Sau này tìm hiểu mới vỡ lẽ, nguyên nhân thất bại là từ phân bò. Vì tôi chọn mua hoặc xin phân bò của người dân nuôi nhốt, cho ăn cám và lâu lâu có cho ăn bổ sung cỏ, nhưng dặm thêm muối hột. Chính vì hàm lượng muối trong phân bò làm chết cây trồng. Tôi rút kinh nghiệm là chọn mua nguyên liệu phân bò hoai của bò nuôi chăn thả vì nó ăn cỏ, ăn rơm…thế là sản phẩm “ra lò” thành công đúng như ý tưởng.”

tm-img-alt

Một góc cơ sở sản xuất sản phẩm “Hỗn hợp vi sinh dành cho cây trồng” của Nguyễn Văn Nghị

Kết quả niềm đam mê sáng tạo

Hiện, Nguyễn Văn Nghị, thuê mặt bằng nhà kho 300m2 của HTX Nông nghiệp Hòa Thành Tây (xã Hòa Thành, TX Đông Hòa, Phú Yên) để làm cơ sở sản xuất sản phẩm Hỗn hợp vi sinh dành cho cây trồng”. Anh Nghị, giải thích: “Việc nghiên cứu ra sản phẩm này là hướng đi đúng đắn và phù hợp sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hoa màu phụ nói riêng,vì từ xưa, người nông dân đã biết sử dụng các phương thức sản xuất nông nghiệp sử dụng các phế phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, phân chuồng, phân xanh, tro bếp,…để trộn ủ thành loại phân hỗn hợp bón cho cây trồng các loại…So với phân hóa học thì các nguyên tố có trong Hỗn hợp vi sinh dành cho cây trồng”vẫn đảm bảo, cụ thể như:Phân bò hoai mục: có chứa 1.57% N; 2.29% P2O5 và 1.08% K2O; Tro của than củi trấu: có chứa 15% kali; Phốt pho canxi 30%; Bũn trấu (cám của gạo) hoai mục: có chứa Vitamin và khoáng hữu cơ (vitamin B1, B6, B12, Canxi); các phế phẩm của cá và rơm hoai mục có chứa đạm và oxit silic (SiO2). Ưu điểm nổi bật của“Hỗn hợp vi sinh dành cho cây trồng”là khắc phụcđược tồn tại của phân bón hóa học trong việc chăm bón cây trồng, đảm bảo nguồn đất trồng không “chai lì” vàđặc biệt là có giá thành rất thấp”

Về kỹ thuật làm ra sản phẩm này, anh Nghị cho biết: “Hỗn hợp vi sinh, gồm: tro củi trấu 50%; phân bò hoai 20%, các phụ liệu khác như: Mùn của bũn trấu (phế phẩm thải ra lâu ngày ở các nhà máy xay lúa) hoai, xương cá, rơm rạ mục…30%. Tất cả trộn đều và đưa vào máy xay tơi ra dạng bột cám (máy xay bằng mô tơ điện 220V). Sau đó đưa thành phẩm ra khỏi buồng chứa…để nguội, tưới nhẹ một ít nước rồi chuyển qua hệ thống sàn lắc (trong khi sàn chúng ta loại  những nguyên liệu: sạn, đá dăm, cọng rơm rạ tươi..). Cuối cùng đóng gói sản phẩm (mỗi bao 30 ký) nhập kho, 15 ngày sau mới xuất bán cho khách hàng để sử dụng (có thời thời gian để các men vi sinh trong các nguyên liệu hòa trộn với nhau).Sản phẩm “ Hỗn hợp vi sinh dành cho cây trồng” của cơ sở Nguyễn Văn Nghị đảm bảo chất lượng và uy tín, được mọi người đón nhận và hài lòng khi sử dụng

Hiện nay mỗi tháng cơ sở của anh Nghị đã sản xuất ra 60 tấn thành phẩm hỗn hợp vi sinh (bình quân 2 tấn/ngày) với giá 2 triệu đồng/tấn (2.000 đ/kg). Tổng thu nhập là 120 triệu đồng/1 tháng, trừ chi phí mua nguyên liệu, chi trả lương công nhân (6 người, bình quân 5 đến 8 triệu đồng/người/tháng), tiền điện và khấu hao trang thiết bị…anh Nghị còn lãi gần 70 triệu đồng/tháng.

Chị Nguyễn Thị Bốn, công nhân của cơ sở sản xuất cho biết: “Sản phẩm làm ra bao nhiêu, khách hàng điện thoại hỏi mua hết…có ngày không đủ hàng để giao”. Còn anh Nguyễn Đăng Phương, Trưởng kỹ thuật của cơ sở sản xuất, chia sẻ: “Sắp đến cơ sở sẽ lắp đặt thêm một máy xay nghiền nữa để tăng sản lượng lên 7 tấn/ngày)

Ông Nguyễn Trãi, Chủ tịch UBND xã Hòa Thành, TX Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, nhận xét: “Nguyễn Văn Nghị là người con của quê hương xã Hòa Thành, ở Nghị luôn có tinh thần đam mê sáng tạo khoa học công nghệ, đã có nhiều giải thưởng các cấp. Và ở Nghị còn là đảng viên trẻ của địa phương, có tinh thần hỗ trợ vật chất trong công tác xã hội từ thiện của xã…”

Nguyễn Văn Nghị dự định mô hình sản phẩmHỗn hợp vi sinh dành cho cây trồng” sẽ đăng ký tham gia dự Hội thi STKT tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) ./.

Xem Thêm

Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Tìm giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam
Trong tình hình mới hiện nay, trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, một trong những nội dung, giải pháp được đề cập trong giai đoạn tới là hoàn thiện thể chế trọng dụng trí thức, người hiền tài, tiếp tục hoàn thiện môi trường và tạo các điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức cống hiến, sáng tạo…
Trường THPT Giao Thủy chung tay bảo vệ môi trường
Sáng ngày 21/10, Trường THPT Giao Thủy, Liên hiệp Hội Việt Nam Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Nam Định, Huyện Đoàn Giao Thủy tỉnh Nam Định tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.
Đã mở ra môi trường cởi mở, minh bạch trong hoạt động hội
Ngày 08/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam với nhiều điểm mới. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, thay thế cho các quy định cũ (Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP) nhằm cải tiến và đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp trong việc thành lập, vận hành và quản lý các tổ chức hội.
An Giang: Tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo
Nhận thấy tiềm năng và thế mạnh vượt trội của Trường Cao đẳng Nghề An Giang và Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP.HCM), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp Hội) đã chủ động thúc đẩy hợp tác và mời hai đơn vị này là thành viên chính thức.
Bắc Giang: Ngày hội Sáng tạo năm 2024
Liên hiệp hội tỉnh vừa phối hợp với Trường TH, THCS, THPT FPT Bắc Giang, Công ty TNHH Phát triển công nghệ giáo dục BG STEAM vừa tổ chức Ngày hội Sáng tạo năm 2024, với 02 hoạt động chủ đạo gồm: Hội thảo: “Vì một Cuộc thi thực chất và hiệu quả” và Trải nghiệm, tham gia trò chơi vận hành robot.