Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 22/12/2021 21:34 (GMT+7)

“Gia đình em”- Đoạt giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 17

Qũy VIFOTEC (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam)  phát động Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc (Cuộc thi) lần thứ 17 năm 2021 ngày 04/12/2020 tại Nhà hát Lớn, thành phố Hà Nội, Quỹ VIFOTEC - đơn vị thường trực Cuộc thi đã tiếp tục phối hợp với Hội đồng đội Trung ương, Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật, Sở Khoa học công nghệ, Tỉnh thành đoàn các tỉnh, thành phố triển khai Cuộc thi lần thứ 17 năm 2021 với 5 lĩnh vực.

Ngày 31 tháng 9 năm 2021, Ban Tổ chức đã nhận được  681 đề tài gửi về từ 53 tỉnh thành trong cả nước thuộc 5 lĩnh vực để đưa vào chấm giải. Trong đó Lĩnh vực Đồ dùng dành cho học tập có 126 đề tài; lĩnh vực Phần mềm Tin học có 120 đề tài; lĩnh vực Sản phẩm thân thiện với môi trường có 126 đề tài; lĩnh vực Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em có 183 đề tài; lĩnh vực học tập có 126 đề tài.

Sau khi Hội đồng giám khảo là những nhà khoa học uy tín, làm việc khách quan, đầy trách nhiệm, đã quyết định trao tặng giải Nhất cho mô hình “Gia đình em” của 2 em Thào Thị Kim Ngân lớp 1A và Thào thị kim Phương lớp 5B – Trường phổ thông Dân tộc bán trú số 1 xã Sín Chéng, Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

Em Thào Thị Kim Ngân và Thào thị kim PhươngMô hình đoạt giải Nhất

Hai em là học sinh nghèo, gia đình đông người, mẹ phải thường xuyên phải đi làm thuê ở xa, khi dịch covid bùng phát mẹ bị mắc kẹt tại Bắc Giang không về được, sau đó được các bác ở tỉnh, ở huyện tạo điều kiện cho xe đón mẹ em và các cô các chú làm tại khu công nghiệp Bắc Giang về khu cách ly và đã được về nhà.

Các em rất vui khi gia đình em được đoàn tụ, em rất yêu gia đình của mình nên chúng em đã làm mô hình gia đình em để giới thiệu với các bạn về cuộc sống của gia đình, tuy kinh tế còn khó khăn nhưng vẫn tràn ngập yêu thương.

Mô hình mô phỏng cảnh sinh hoạt thường ngày của gia đình em. Có cấu tạo 2 phần chính: Phần bề mặt và hệ thống điện. Phần bề mặt gồm: Hoạt cảnh bố mẹ đang xay thóc, bà ngồi thêu, ông và anh trai dạy chúng em múa khèn, anh cô đang băm cỏ cho ngựa, chị gái lăn lanh, nấu cơm, cho gà ăn. Phần điện gồm mô tơ, rắc cắm nguồn, bộ giảm tốc, mạch điện.

Sản phẩm hoạt động trên nguyên lý cung cấp nguồn điện làm chuyển động mô tơ, mô tơ quay làm cối xay, trục quay chuyển động từ đó làm chuyển động các nhân vật. Điểm nhấn của sản phẩm là hoạt cảnh bố mẹ đang cùng nhau say thóc, nhân vật người bố điều khiển cái cối xay vài vòng sau đó dừng lại để nhân vật người mẹ đổ thóc.

Chiếc cối xay được mô phỏng theo đúng chiếc cối say thóc của người dân tộc Mông, có thể say thóc ra gạo. Ngôi nhà được làm bằng xốp mô tả nhà trình tường, được trang trí những đồ dung dụng cụ đặc trưng của gia đình người Mông như: Bếp lò, treo thịt, ngô, bàn ghế gỗ…, nền nhà được trang trí thổ cẩm tượng trưng cho nền tảng các giá trị văn hóa tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác. Sản phẩm có thể dùng làm đồ chơi, ứng dụng trong học tập ở một số bài học của môn Tiếng việt, Mĩ thuật, Khoa học, trang trí phòng truyền thống.

Mô hình đoạt giải Nhất: “Gia đình em”của 2 em Thào Thị Kim Ngân và Thào thị kim Phương

Các em có một mong muốn giản dị là mỗi gia đình đều thực hiện tốt việc phòng tránh dịch bệnh để dịch covid 19 nhanh qua đi, để nhà nhà được ấm no hạnh phúc.

Buổi lễ trao giải được Qũy VIFOTEC tổ chức trang trọng lúc 20h ngày 22/12/2021 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Có lẽ, đây là một vinh dự lớn, lần đầu tiên các em được đến Thủ đô Hà Nội, một dấu ấn đẹp trong cuộc đời của các em.

PV.

Xem Thêm

Giải Nhất Hội thi toàn quốc: Tôi đã thất bại mấy lần rồi!
Quê anh ở TX Đông Hòa (Phú Yên). Tốt nghiệp cử nhân Địa lý, trường Đại học KHXH &NV ở TP Hồ Chí Minh năm 2007. Anh đi làm thuê một thời gian tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi cách làm củi từ trấu. Năm 2009 anh về làng lập nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất củi đốt bằng việc tái chế vỏ trấu và giàu lên từ sản phẩm này.
Phú Yên: Thầy Nguyễn Lưu Hồng - Người đam mê sáng tạo
Trường cao đẳng Nghề Phú Yên luôn tích cực khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nên nhi đồng (STTN-NĐ), Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh và đạt nhiều giải cao. Trong đó, thầy giáo Nguyễn Lưu Hồng là người có nhiều đóng góp, ghi dấu ấn sâu đậm cho hoạt động này.
Người ươm mầm khoa học kỹ thuật Việt Nam
Giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Nhà khoa học, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Giải thưởng Hồ Chí Minh , giải thưởng Lúa thế giới; Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Nghĩa lớn!
GS.VS Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn, người đặt nền móng cho ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa: ba cách tiếp cận đặc sắc
GS Trần Đại Nghĩa là một nhân vật lịch sử. Một vị tướng được phong trong 10 thiếu tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Một nhà khoa học với những công trình nghiên cứu và chế tạo vũ khí để đương đầu với những cường quốc khoa học và quân sự. Một con người đã từ bỏ sự nghiệp khoa học và cuộc sống đủ đầy ở phương Tây để trở về đóng góp cho cuộc kháng chiến của dân tộc trong thế kỷ 20.
Nhớ lại kỉ niệm với Giáo sư Trần Đại Nghĩa!
Đêm trước ngày Đại hội Liên hiệp hội TP. Hồ Chí Minh lần thứ nhất (1986), GS. Trần Đại Nghĩa có vẻ ưu tư lắm và dường như không ngủ được, Ông gọi tôi sang phòng, pha một ấm trà, hai thầy trò nói chuyện với nhau đến rất khuya. Câu chuyện bắt đầu từ viêc sửa sang, chỉnh lý lại 2 bài phát biểu để ông và tôi ngày mai sẽ đọc tại Đại hội. Sau đó là những câu chuyện về khoa học và đất nước…

Tin mới

Góp ý Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ (KH&CN). Ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì tọa đàm.
Trao tặng Giải thưởng Đào Tấn năm 2022
Sáng 29/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc (trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam) và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Đào Tấn tôn vinh 15 tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống.
Vinh danh 7 địa phương, 65 doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số
Việc biểu dương kịp thời với các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kết nối cung cầu về các giải pháp công nghệ số, xây dựng và phát triển sản xuất thông minh sẽ là động lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế số.
Thanh Hóa: Đánh giá Dự án quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng
Sáng ngày 26/5/2023, tại xã Nga Thủy (huyện Nga Sơn), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ Dự án “Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng để tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro biến đổi khí hậu ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam” (Dự án) do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới tài trợ.
Liên hiệp hội Hà Tĩnh - 28 năm xây dựng và phát triển
Được thành lập từ năm 1995, trải qua 28 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh (Liên hiệp hội Hà Tĩnh) đã không ngừng củng cố, khẳng định vị thế tổ chức chính trị – xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Quảng Trị: Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 24
Ngày 24/5, Hội Đông y tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW, ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X “về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới” và tổ chức Hội thảo khoa học “Bài thuốc hay, cây thuốc quý” năm 2023.