Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 15/08/2006 00:33 (GMT+7)

Gặp những kỹ sư, nhà sáng chế không bằng

"Học lỏm" thật ra trò!


"Cảnh “râu” chỉ là tay giỏi học lỏm"! Cảnh “râu” hồn nhiên nói về mình như vậy. Xuất xứ tên gọi này là từ… bộ râu “đẹp như phim” của  Nguyễn Hữu Cảnh mà bà con đặt cho. Không những thế, nhìn Cảnh “râu” dáng vẻ còn rất "giang hồ", ăn to nói lớn, thao thao bất tuyệt có khi cả buổi chỉ về đề tài duy nhất là những cái máy tiết kiệm được thời gian và công sức của bà con thôn xóm mình. Không cần biết đối tượng có thích nghe hay không! Anh bảo: cần phải biết nghĩ nhiều hơn tới những người bươn chải đầu tắt mặt tối. Đời sống họ thiệt thòi quá, mình phải biết chia sẻ, có khi chia sẻ bằng những ý nghĩ, những câu chuyện cũng đã là ý nghĩa...


Anh Nguyễn Hữu Cảnh có thể say sưa nói hàng giờ về những “đứa con” máy móc của mình

Anh Nguyễn Hữu Cảnh có thể say sưa nói hàng giờ về những “đứa con” máy móc của mình

Nhưng bản thân Cảnh “râu” thì không chịu chỉ chia sẻ bằng câu chuyện. Anh là người cung cấp hầu hết máy làm bánh hỏi, làm bún cho dân Hàm Đức, Hàm Thắng (vùng sản xuất bún và bánh hỏi) ở PhanThiết. Tay chế tạo máy có tiếng này chưa từng học một khóa, một buổi nào về máy móc mà chỉ mạy mọ “phá phá, sửa sửa” cũng thành nghề". Lần đầu tiên anh biết mình có “đam mê” phá sửa ấy là lúc lên lớp2, sau khi phá tung 1 cái xe đạp và hai ngày sau mới ráp vào hết được.


Tiếng lành về trách nhiệm đồn xa, khắp vùng ai cần lại tới đặt Cảnh “râu” làm máy này máy nọ. Có người còn nghĩ hộ đặt anh làm theo yêu cầu - đó là trường hợp những cái máy xay ớt, xay tỏi to ngoại cỡ (mỗi giờ có thể xay tới một tạ) mà mấy hôm nay anh đang hì hục hoàn thành. Nó làm dựa trên chiếc máy xay sinh tố và yêu cầu kích cỡ của người dân để đáp ứng được nhu cầu đơn giản, nhanh gọn về thời gian lẫn công sức.


Với sản phẩm máy làm bánh hỏi, anh Nguyễn Hữu Cảnh đã đạt giải thưởng khoa học kỹ thuật lần thứ hai của tỉnh Bình Thuận (2005). Ngoài sản phẩm được biết tới này, anh còn là tác giả của hơn chục loại máy móc khác mà theo anh nhận xét: “Toàn thứ đồ vui vui, nho nhỏ giúp được bà con phần nào tôi vui phần đó. Tôi chỉ là người giỏi học theo làm cái này cái nọ để giúp bà con mình bớt cực chứ không học hành chi và cũng chưa bao giờ mơ giấc mơ khoa học”.


Những máy móc của anh Cảnh tung ra thị trường như máy lột vỏ lụa đậu phộng có kèm máy hút lụa, máy thái hành, là những loại rất khó tìm trên thị trường và được làm theo tiêu chuẩn chỉ ở tiệm của anh nhưng tạo niềm tin với người sử dụng bởi thái độ nhiệt tình cởi mở, bảo hành… bao lâu cũng được. Tất nhiên bị hỏng hóc về mặt kỹ thuật chứ không phải vì máy mục - đành bó tay thay cái mới.


Giờ đây, anh Cảnh lại đang ấp ủ tung ra thị trường loại máy ép củi từ vỏ trấu. Mỗi lần đi giao hàng cho bà con ở quê, anh rất bức xúc khi sau mỗi mùa vụ vỏ trấu dư thừa nấu không hết lại đổ ra đường, ra biển gây ô nhiễm. Một lần, xem ti vi, thấy thế giới người ta nói về loại máy ép mạt cưa thành củi. Chưa từng thấy loại máy nào như vậy nhưng ý tưởng ép vỏ trấu thành củi hình thành. "Sau ba tháng bỏ bê hết công việc, tôi dốc hết suy nghĩ, đầu óc vô cái máy này” - Cảnh “râu” tâm sự.


Khoảng 1 tháng nữa, cái máy “sản xuất củi” này sẽ tung ra thị trường. Với công suất 1 tấn củi mỗi ngày, máy nặng 100kg, hứa hẹn sẽ là người bạn của người lao động. Cảnh “râu” hồn nhiên: “Tui cũng góp phần chống phá rừng đó chứ. Chu choa, mỗi lần xuống những vùng đun cá cơm, nấu lò bún, thấy cây rừng đưa về, chẻ ra, xót phải biết”!


“Vượt qua hàng trăm nhà khoa học dành giải Quốc gia”


Đến Phan Thiết, cứ hỏi về chú Dương “bắp”, ngay một đứa trẻ lớp bốn đã nói vanh vách về “cái tài” của chú ấy cho tôi nghe. Từng được nhận giải nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc năm 2004 - 2005, giải nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật  toàn ngành Quốc gia, Cúp vàng sáng tạo quốc gia 2006… Bao nhiêu chứng chỉ, huy chương ấy không phải là mục đích sáng tạo của anh nhưng là nguồn động viên rất lớn để anh biết con đường mình chọn là đúng và vinh danh.


Anh Dương “bắp” chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng Phan Văn Khải

Anh Dương “bắp” chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng Phan Văn Khải

Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống sản xuất máy tuốt lúa, anh Huỳnh Thái Dương rời Sóc Trăng lên Bình Thuận với mong muốn lập nnghiệp bằng bàn tay lành nghề của chính mình, táchra khỏi lớp vỏ an toàn là gia đình. Một lần giao hàng cho khách ở Tánh Linh, trông thấy bà con rất mất thời gian bẻ bắp, tỉa bắp, với những đầu ngón tay chai sần và nứt nẻ, anh thấy xót hết ruột. Suynghĩ phải làm một cái máy thay tất cả công đoạn ấy cho người lao động khiến anh trằn trọc suốt hàng đêm dài trước khi bắt tay vào thực hiện. Anh thấy trước được sự đầu tư có thể gọi là vô biên và nếukhông cẩn thận sẽ là… vô ích.


Để có tiền làm máy, anh phải cầm cố rồi bán hết thảy tài sản của mình. Tới cái xe máy để đi lại giao dịch làm ăn cũng rứt ruột bán đi để mua máy móc đầu tư làm một cái máy mà không biết có thành công hay không. Sau năm lần thất bại, có lúc anh định buông xuôi. Đó là lúc bạn bè không ai dám cho “lão Dương khùng” mượn tiền vì không biết lão ấy có làm nổi cái máy không? Và người vợ ít sự chia sẻ cũng bỏ chồng ra đi vì không chịu nổi đam mê hết sức "viển vông" của anh.


Tới lần thứ sáu, anh quyết nghĩ: “Không lẽ mình bó tay khi cái máy đã thành hình rõ rệt… trong đầu. Không lẽ công sức lẫn tiền bạc bấy lâu bỏ sông bỏ bể. Và quan trọng hơn là không lẽ mình để mọi người nghĩ mình “khùng” thật, để mất niềm tin – chính là mất đi cái quý giá nhất đối với mình.


Hì hục bắt tay vào làm tới lần thứ 7 thì cái máy được như ý muốn. Từ lúc quay những vòng quay bằng tay, nhìn máy chậm chậm xoay đếm vòng để tới lúc có thể thành công trong mục đích tuốt vỏ bắp và tỉa hạt bắp, mất hết 7 tháng tròn. Anh hào hứng tung ra thị trường ngay lập tức. Sở khoa học của tỉnh thấy cái máy lạ quá. Tìm hiểu thì biết đây là một sáng tạo cần bảo hộ bản quyền nên vội vàng hướng dẫn cho anh nông dân biết cách bảo vệ sáng tạo của mình.


Sản phẩm sáng tạo được giới thiệu ra Bộ Khoa học & Công nghệ. Ngay năm đó, anh Huỳnh Thái Dương được mời ra Hà Nội trong Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn ngành và đoạt giải nhì về sản phẩm máy bóc vỏ, tách hạt bắp. Kỷ niệm mà anh nhớ nhất là được Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm bắt tay khen: “Đồng chí nông dân này giỏi quá, dám vượt qua hàng trăm nhà khoa học dành giải Quốc gia”.


Cũng trong chuyến ra thủ đô này, một tiến sĩ trong Bộ Khoa học tặng anh luận án tiến sĩ “gẫy gánh” của mình vì: hai năm tui nghiên cứu về đề tài sáng tạo cái máy đó, chưa xong thì anh tung ra thị trường làm “bể” hết kế hoạch”. Biết được cái máy chỉ được làm trong thời gian 7 tháng với 7 lần thất bại, vị TS nọ trầm trồ: “Các nhà khoa học chúng tôi không theo kịp nông dân này rồi. Anh lấy công thức nào mà làm nhanh tới vậy?”. Rất thật thà, anh Huỳnh Thái Dương thú thật: “Tui không có trình độ, mới học tới lớp 9 lấy đâu ra công thức làm máy. Chỉ biết nghĩ, rồi bắt tay làm, cứ hư thì xả bỏ, điều chỉnh trên thực tế. Cứ từng bước thế mà làm được. Có lẽ do trời thương cái lòng nghĩ nhiều tới bà con nông dân với sự kiên trì nhẫn nại”.


Anh Huỳnh Thái Dương

Anh Huỳnh Thái Dương

Ngoài máy bóc vỏ tách hạt bắp, anh Huỳnh Thái Dương còn chuyên sản xuất các máy suốt lúa, đậu, và các thiết bị phục vụ nông nghiệp khác. Anh vừa giới thiệu tới một số bà con máy bóc vỏ đậuphộng. Anh cho biết, chưa giới thiệu rộng rãi vì máy còn chưa hoàn thành, đang phải chú ý theo dõi tiếp, mới chỉ bóc vỏ được loại đậu cao sản, một số loại đặc biệt, vỏ mỏng bóc còn bị nát.


Thời gian này, anh đang hoàn thành nốt công đoạn cuối thành lập nhà máy sản xuất kinh doanh máy nông nghiệp Minh Thành. Giữa tháng 8, nhà máy có diện tích tổng thể 4.000 m 2của anh sẽ đi vào hoạt động.


Anh bảo, mình đã tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình rồi. Chỉ đơn giản vậy: được giúp bà con mình bớt gánh nặng chân tay và tiếp bước cha anh giữ “lửa” trong nghề gia đình. (Anh ngại, và không nhận đó là gia truyền). Các con anh, một trai, một gái và một con rể cũng mê máy móc theo bố. Ước mong của anh Dương “bắp” không chỉ còn là những cái máy, mà làm sao để con mình nghĩ và làm được những cái máy khác, hay hơn mới đáng quý. Ngoài những kiến thức, kinh nghiệm mà anh truyền lại làm hành trang cho con mình, anh không quên nhắc đi nhắc lại: “Phải nghĩ nhiều hơn tới sự vất vả, nhọc nhằn của những người sáng trưa trên cánh đồng thửa ruộng. Và nếu mình có cách gánh việc cho họ, dẫu lớn nhỏ thì đó cũng là vinh quang".

Đó cũng là điều anh đúc rút được từ những tháng ngày gần gũi, chung sống, chia sẻ cùng bà con nông dân. Đó cũng là điều anh tâm niệm trong mình suốt cả cuộc đời.

Nguồn: vnn.vn 23/7/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.