Gặp gỡ nhà khoa học
Công trình lớn nhất của ông được thực hiện vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Khi đó, ông phụ trách nhóm nghiên cứu thứ hai về tia nguyên tử và sau nhiều tính toán thực nghiệm đã phát hiện ra hạt mang tương tác yếu (các Bozon W+, W- và Z) - một phát hiện cực kỳ quan trọng trong ngành hạt nhân nguyên tử. Trước pháp hiện quá lớn đó, nhóm của ông cảm thấy cần phải kiểm chứng lại kỹ càng hơn trước khi công bố chính thức. Song sự cẩn trọng đó đã trở thành sự chậm muộn đáng tiếc khi nhóm nghiên cứu thứ nhất ngay sau đó đã cho công bố kết quả đồng nhất và giành được giải Nobel năm 1983.
Từ năm 1999 đến nay, GS Pierre Darriulat đã tự nguyện rời bỏ môi trường đầy đủ tiện nghi để đến sống và làm việc ở Việt Nam (hiện ông đang làm cố vấn khoa học của Viện khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ - KH&CN). Ông không hề cảm thấy tiếc nuối về điều đó, bởi ông có lý do riêng của mình: Ông đã tìm thấy người bạn đời tri kỷ của mình ở Việt Nam. Một điều nữa là, ông rất yêu mến và tin tưởng các bạn trẻ Việt Nam, muốn ở lại đây để giúp đỡ họ, bởi như ông đã nói: “Tôi không muốn những người giỏi của các bạn lại phải rời bỏ đất nước để đi làm việc ở các nơi khác trên thế giới chỉ vì ở đó có những phòng thí nghiệm tốt. Tôi muốn trong tương lai, các bạn có thể làm việc, cộng tác với các đồng nghiệp khếp trên thế giới ngay trên đất nước mình mà không phải đi đâu hết”.
Nhờ các mối quan hệ và uy tín của mình, ông đã vận động được nhiều đồng nghiệp ở CERN và khắp nơi trên thế giới ủng hộ Việt Nam các thiết bị thí nghiệm hiện đại. Năm 2001, ông đã gây dựng được một phòng thí nghiệm hạt nhân nguyên tử trị giá gần một triệu USD, đó chính là Phòng thí nghiệm đào tạo vật lý tia vũ trụ VATLY (Việt Nam – Auger training laboratory) đặt tại Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân. Các thiết bị của Phòng thí nghiệm này cho đến nay đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các nghiên cứu sinh và ông vẫn đang nỗ lực kêu gọi sự ủng hộ của các nước phát triển dành cho ngành vật lý Việt Nam.
Nguồn: http//www.tchdkh.org.vn