Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 06/08/2005 15:53 (GMT+7)

Einstein - chiến sĩ vì hòa bình

Ngày 6/8/1945, Mỹ đã ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshimavà 3 ngày sau đó (9/8/1945) quả bom nguyên tử thứ hai đã rơi xuống đầu nhân dân thành phố Nagasaki . Gần 200.000 người dân vô tội Nhật Bản đã trở thành nạn nhân của vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt. Di chứng phóng xạ vẫn còn kéo dài đến ngày nay.

Thực ra, khi ký tên vào lá thư, Einstein chỉ không muốn cho Đức quốc xã có trước một loại vũ khí hủy diệt. Ông suy tính đơn giản rằng Chính phủ Mỹ không bao giờ sử dụng loại vũ khí khủng khiếp đó trong bất kỳ tình huống nào, trừ khi an ninh của nước Mỹ bị đe dọa nghiêm trọng. Einstein, một người luôn luôn kiên định theo chủ nghĩa hòa bình, đã bị lừa.

Những năm đầu sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Einstein tận dụng mọi cơ hội kiên quyết lên án chính sách ngoại giao của Mỹ dựa trên sự độc quyền vũ khí hạt nhân, lên án mọi hành động gây căng thẳng trong quan hệ giữa các quốc gia trong cuộc chiến tranh lạnh do Mỹ chủ xướng.

Năm 1948 trong Lời kêu gọi đối với giới trí thứcông nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà khoa học trong cuộc đấu tranh ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Và trước đó một năm, tại phiên họp long trọng của Liên Hiệp Quốc ở New York, Einstein kêu gọi mọi người phải nỗ lực để đạt tới “Sự hiểu biết trọn vẹn giữa các dân tộc, các quốc gia có các chính kiến khác nhau”.

Ngày 31/1/1950 Tổng thống Mỹ Truman công bố chương trình chế tạo các loại vũ khí hạt nhân, bao gồm cả bom khinh khí. Ngày 12/2/1950 Einstein đã lập tức lên tiếng trên đài truyền hình cảnh báo nhân dân Mỹ và toàn thế giới hậu quả khủng khiếp của vũ khí hạt nhân này.

Lời cảnh báo của nhà bác học có uy tín quốc tế lớn nhất lúc bấy giờ đã dấy lên phong trào phản đối việc chế tạo bom khinh khí ngay trong lòng nước Mỹ và trên toàn thế giới.

Ngay ngày hôm sau báo chí ở Mỹ và nhiều tờ báo trên thế giới đã chuyển tiếp lời cảnh báo của Einstein. Nhưng cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân vẫn tiếp diễn giữa hai cường quốc Mỹ và Liên Xô.

Einstein ý thức rằng lời kêu gọi lẻ loi không có ảnh hưởng lớn, nên dù sức khỏe đã giảm sút đến mức đáng lo ngại, ông đã hưởng ứng lời kêu gọi của Russel ra lời kêu gọi do một số nhà khoa học có uy tín quốc tế cùng ký tên... và Lời kêu gọi Russel - Einsteinđã ra đời. Einstein đã ký tên vào lời kêu gọi ngày 11/4/1955, một tuần trước khi qua đời trong niềm tôn kính và tiếc thương của toàn nhân loại.
Nguồn: dantri.com.vn 5/8/2005

Xem Thêm

Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Trong hai ngày 7-8/5, TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận (đơn vị bầu cử số 2) đã có buổi tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).