Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ thực hiện đường lối Đại hội 9
Trước tình hình thế giới hiện nay, cách mạng Việt Nam có cơ hội để phát triển thuận lợi, đồng thời có thách thức và nguy cơ. Chúng ta có cơ hội lớn, đó là: thế của ta đã lớn mạnh; cơ sở vật chất kỹthuật của nền kinh tế được tăng cường; có nhiều tiềm năng về tài nguyên, lao động, tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam; nhân dân ta có phẩm chất tốt đẹp; xã hội có nền chính trị ổn định; môi trườnghợp tác quốc tế có xu thế thuận lợi cho việc tranh thủ ngoại lực. Về thách thức và nguy cơ, 4 nguy cơ là: tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới, nguy cơ chệch hướngxã hội chủ nghĩa, nguy cơ tham nhũng, nguy cơ diễn biến hoà bình do các thế lực thù địch gây ra. Đại hội 9 nhấn mạnh: xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế là trung tâm, thực hiện côngnghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu đạt tới dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Đại hội 9 đã chỉ ra đường lối, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (2001-2010) là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thờitranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh.
Đại hội 9 đã nêu ra các mục tiêu đến năm 2010, giá trị gia tăng nông nghiệp (gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm 4-4,5%). Đến năm 2010 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40triệu tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng16-17% (năm 2005 là 20-21%), tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%. Đối với công nghiệp và xây dựng giá trị gia tăng bình quân trong 10 năm đạtkhoảng 10-10,5%/năm). Đến năm 2010 công nghiệp và xây dựng chiếm 40-41% GDP (năm 2005 đạt 38-39%) và sử dụng 23-24% lao động. Toàn bộ các hoạt động dịch vụ theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăngtrưởng bình quân 7-8%/năm, đến năm 2010 chiếm 42-43% GDP, 26-27% tổng số lao động. Về kết cấu hạ tầng, xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông, điện lực, thôngtin, thuỷ lợi, … trong đó năng lượng phải đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia, cung cấp đủ nước sạch cho đô thị, khu công nghiệp và cho90% dân cư nông thôn. Giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý chất thải đô thị. Về định hướng phát triển từng thành phần kinh tế cụ thể, Đại hội 9 đã đề ra: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể(hình thức hợp tác đa dạng, trong đó Hợp tác xã là nòng cốt), kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục tạo ra đồng bộ cácyếu tố của thị trường đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước.
Đại hội 9 nhấn mạnh việc phát huy đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh công nhân-nông dân-trí thức làm nền tảng. Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, đại diện cho trí thức khoa họcvà công nghệ, cùng với trí thức văn học, nghệ thuật, báo chí và thông tin tuyên truyền, là thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tự nguyện chấp hành và thực hiện đường lối của Đảng. Trí thứcViệt Nam có truyền thống cách mạng, trong lịch sử đã giác ngộ đi theo Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ngay trong thời kỳ chiến tranh, Đảng đã sớm cóchủ trương đào tạo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nhằm góp phần xây dựng đất nước trong thời gian tiếp theo. Trong thời gian dài vừa qua, đội ngũ trí thức nước ta đã có những đóng góp tíchcực cho cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong công cuộc xây dựng trong hoà bình. Câu nói của Bác Hồ kính yêu: “Trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khókhăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” còn có ý nghĩa giáo dục và động viên đối với đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Kẻ thù của trí thức là sự dốt nát, lạc hậu, là những thế lựcngăn cản chúng ta nâng cao trình độ dân trí, ngăn cản chúng ta đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật thực hiện vào đời sống và sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Đại hội 9 đề ra chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là 3 lĩnh vực cực kỳ quan trọng của đời sống xã hội. Balĩnh vực đó tạo nên mặt cơ bản của chất lượng đời sống con người và trình độ phát triển của xã hội. Như vậy, yếu tố con người với tư cách là chủ thể vừa là động lực, vừa là mục đích của sự đổi mớixây dựng đất nước.
Việc tập hợp, đoàn kết 1 triệu 30 vạn trí thức khoa học và công nghệ trong nước, hợp tác với 30 vạn trí thức Việt Kiều ở nước ngoài cần được đẩy mạnh. Đảng và Nhà nước đã tạo nhiều điều kiện pháp lýthuận lợi như Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 14/2000/CT-TTg, Quyết định 22/2002/QĐ-TTg và gần đây nhất là Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ngân sách Nhà nướchỗ trợ cho các tổ chức chính trị- xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp đối với các hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước. Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Namlà tổ chức chính trị-xã hội, việc tập hợp các nhà khoa học trên cơ sở tự nguyện, hoạt động trên cơ sở dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên. Những thuận lợi và thành tựu được nêu ra trong Đại hội 9là sự cổ vũ lớn lao đối với toàn dân, trong đó có giới trí thức nước ta. Những khó khăn, thách thức, những mặt còn yếu kém trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội là sự nhắc nhở, ghi nhận nhữngthiếu sót và nhiệm vụ mà toàn dân cần phải phấn đấu, trong đó có giới trí thức nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã quan tâm rất nhiều, tạo điều kiện cho các Hội, các thànhviên của Liên hiệp hội trong hoạt động, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà, nhưng quyết định là các Hội, các thành viên cần phát huy nội lực và tính sáng tạo để tăng cườngkhông ngừng hiệu quả đóng góp vào nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Nhìn thẳng vào thực tiễn, ta còn thiếu nhiều chuyên gia đầu ngành ở các lĩnh vực khoa học công nghệ truyền thống cũng nhưhiện đại. Liên hiệp hội bao gồm 3 lĩnh vực lớn: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật. Ba lĩnh vực này có sự phân biệt đối với nhau, nhưng đồng thời lại có liên quan vớinhau. Một ưu thế lớn trong tổ chức Liên hiệp hội là có điều kiện thuận lợi cho sự liên kết liên ngành, có điều kiện rộng rãi để kết hợp những người làm khoa học và công nghệ trong các cơ quan nhànước với các tổ chức ngoài chính phủ, kết hợp người trẻ tuổi, trung niên với người lớn tuổi, những người tuổi cao vẫn có sức khoẻ và khả năng làm việc. Liên hiệp hội có các nhiệm vụ: phổ biến khoahọc và công nghệ, đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, đào tạo đội ngũ trí thức, thực hiện việc tư vấn, phản biện, giám định xã hội đối với các chương trình, đề án của Nhànước, của các tỉnh và thành phố, nhằm có những đóng góp ý kiến trung thực, khách quan, vô tư vì lợi ích của Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt lên trên hết. Liên hiệp hội còn là nơi hợp tác quốc tế, tranhthủ ngoại lực để tăng cường nội lực và hiệu quả của việc nghiên cứu, thực hiện khoa học và công nghệ phục vụ quá trình phát triển của đất nước.
Nếu Liên hiệp hội hoạt động có hiệu quả thực sự, thì việc đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn có thể góp phần làm luận cứ cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Về mặtcụ thể, thiết thực, trong quá trình hoạt động vừa qua của Liên hiệp hội đã có khá nhiều những công trình đóng góp được trong thực tiễn. Muốn thực hiện có kết quả đường lối, chủ trương của Đại hội 9của Đảng, vấn đề đầu tiên là phải kiện toàn tổ chức của Liên hiệp hội, cần năng động hơn, nhạy bén hơn đối với tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế, nhằm xây dựng đội ngũ có trình độ, có nănglực thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nhằm mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp trong điều kiện cụ thể của nước ta. Việc đào tạo đội ngũ kế cận, không đểhẫng hụt như trong tình hình hiện nay là hết sức quan trọng. Chúng ta tin vào thế hệ trẻ tương lai, mang hết tâm huyết để xây dựng một đội ngũ với đa dạng các chuyên ngành khoa học công nghệ kế thừađược truyền thống và phát triển hiện đại, một số chuyên ngành có khả năng đuổi kịp thế giới.
Thế kỷ 21, mặc dù đế quốc Mỹ gây ra chiến tranh ở I rắc, sẽ vẫn đi theo quy luật khách quan của sự phát triển, các nước sẽ tiến dần đến kinh tế tri thức, đạt mức độ cao hơn nhiều về phát triển xã hộiso với thế kỷ 20. Đất nước Việt Nam chúng ta chắc chắn sẽ đạt được những bước tiến bộ vượt bậc, trong đó trí thức hoá công nhân, trí thức hoá nông dân, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ giác ngộtích cực tăng cường liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng vững chắc cho khối đại đoàn kết toàn dân.