Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 11/09/2007 16:15 (GMT+7)

Đôi nét về các vị thuốc hồng đơn, đan sâm, hồng sâm

Hồng đơncòn có tên hoàng đơn, duyên đơn, nằm trong nhóm thuốc dùng ngoài, khu trùng của Dược vật Đông y, đó là một khoáng vật. Tên khoa học: Minium bột màu vàng, cam, đỏ, tím. Hoạt chất chính là ôxít chì Pb3O4 hay PbO, PbO2 (một chất độc). Được dùng chủ yếu bên ngoài, chữa các bệnh ngoài da sinh cơ. Nó là một thành phần để nấu cao dán nhọt (họ cao màu đen). Dùng uống trong để chữa bệnh thuộc đàm, trấn tâm, chữa động kinh. Nhưng do có chì độc nên dùng hết sức hạn chế, nhất là đối với cơ thể suy nhược.

Đan sâm - Thuộc nhóm thuốc hoạt huyết hóa ứ. Còn có tên xích đan sâm; huyết đan sâm vì nó có màu đỏ và thiên về huyết. Tên khoa học là Radix Salviae. Rễ hình trụ 10-20cm. Đường kính 10mm màu đỏ nâu gạch, nếp nhăn dọc. Vị đắng tính mát vào tâm can. Bổ huyết, điều kinh trừ phiền, tiêu viêm.

Thành phần hóa học có các chất ceton, phenol đan sâm, vitamin E. Trung Quốc chế đan sâm thành dịch truyền tĩnh mạch dùng trong các trường hợp viêm gan cấp, thận mãn, viêm phổi, xơ cứng bì, sốt xuất huyết, nhũn não, huyết khối não, ung thư.

Ngày nay được dùng nhiều trong các trường hợp bệnh tim, thiểu năng mạch vành, phòng chống nhồi máu cơ tim, chống đông máu. Trên thực nghiệm súc vật thấy có tác dụng chống mỡ máu, kháng khuẩn và ức chế tế bào ung thư.

Hồng sâm- Là một trong nhiều loại nhân sâm do chế biến khác nhau. Hồng sâm có màu hồng được chế từ loại nhân sâm tốt to, nặng tối thiểu 37g, hấp ở áp suất cao, với nhiệt độ 80-90oC. Sau đó sấy ở 60-70oC trong 6-10 giờ. Khi đã khô bỏ rễ con riêng để làm tu hồng sâm. Củ còn lại sửa cho giống hình người, phơi nắng 1-2 tuần tùy củ to nhỏ. Cuối cùng phân 2 loại: Loại thiên 600g=15 củ to đẹp, loại địa kém hơn 600g=60 củ nhỏ Những củ sâm không đủ tiêu chuẩn chế hồng sâm, thì đem chế thành bạch sâm (sâm màutrắng). Về màu sắc thì đan sâm và hồng sâm đều là sâm có màu đỏ nâu (đan hay đơn cũng là chỉ màu đỏ), thường quen gọi như vậy. Với đan sâm còn có tên xích đan sâm, chưa có tên hồng đan sâm và cũng không nên bảo lưu tên này vì có thể gây nhầm lẫn nói trên. Tiện đây xin nói thêm về công năng của 2 vị đan sâm và hồng sâm: Đan sâm công hơn bổ chủ yếu trục ứ cho nên không dùng khi không có huyết ứ. Ngược lại nhân sâm nói chung bổ hơn công, có thể gây tình trạng xuất huyết khi dùng sai quy cách.

Không nhầm lẫn thuốc bổ với thuốc độc

Về hồng sâm nói riêng và nhân sâm nói chung đã quá quen thuộc với người dân. Hồng sâm là thuốc “đại bổ dưỡng”. Còn hồng đơn là thuốc đại độc đối với cả Đông y và Tây y vì có chứa chì (Pb) là khoáng chất độc. Không thể nhầm lẫn giữa hồng sâm, đơn sâm với hồng đơn.

Qua những nhầm lẫn đã thấy, chúng ta nên thận trọng khi viết tên Đông dược. Khi tra cứu dược điển để lấy tiêu chuẩn cũng cần làm chu đáo, cẩn thận đến nơi đến chốn. Tránh làm qua loa chiếu lệ. Nếu thẩm định viên không thuộc tên Đông dược và không nắm tương đối dược điển, cũng sẽ cho qua những sai sót, khiến cho hồ sơ đăng ký sản xuất Đông dược mất tính nghiêm minh khoa học trong y đức và y thuật. Tất yếu khó đảm bảo an toàn và hiệu lực của thuốc khi đến với người bệnh, làm mất uy tín của Đông dược.

Với trường hợp cụ thể đã nêu trong bài này đã có vị thuốc được mang tên hồng đơn sâm, có thể đó là vị đan sâm, nếu tác giả muốn nhấn mạnh màu sắc thì dùng tên vốn có là xích đan sâm. Như vậy tránh cho người chấp bút soạn hồ sơ đăng ký, khỏi bị nhầm lẫn đáng tiếc nói trên, để bị rơi vào tình trạng hồ sơ không hợp lệ bị trả lại và dẫn đến mất thời cơ được duyệt, để thuốc lưu hành sớm.

Sự việc tất yếu phải xảy ra như vậy để nhà sản xuất và cơ quan quản lý thuốc sẽ thỏa mãn với hồ sơ của chế phẩm ra đời xứng đáng với tên trường xuân thảo. Nếu nhầm với hồng đơn thì thuốc sẽ phản tác dụng của tên đó. Nghĩa là không thể hiện “danh xứng kỳ đức” là phương châm đặt tên thuốc của Đông y dược.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
Tuần làm việc thứ hai, Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp, thảo luận về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao.
Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.