Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 06/03/2006 16:44 (GMT+7)

Đổi mới cơ chế quản lý trong khoa học, tăng cung cho thị trường công nghệ

Hiện nay, có sự tương phản rõ rệt giữa số lượng đông đảo các viện, trường đại học và lực lượng tham gia nghiên cứu với các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng của các sản phẩm nghiên cứu triển khai. Số công trình công bố trên các tạp chí quốc tế được thừa nhận, số các tác giả được trích dẫn, số các bằng phát minh sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được đăng ký hơn 1.000 người dân… ở Việt Nam đều ở mức thấp so với khu vực và thế giới.

Trong các khâu từ hoạch định chiến lược, xác định thứ tự ưu tiên, kế hoạch hoá đến chỉ đạo thực hiện, triển khai, v.v… đều có vấn đề phải cải cách, hiện đại hoá thì khâu tổ chức thực hiện và triển khai trong thực tế có lẽ là khâu yếu nhất.

Cần phân biệt và xếp loại các viện nghiên cứu thành những viện chủ yếu được tài trợ bằng ngân sách Nhà nước và những viện chủ yếu phải tự nghiên cứu, bán sản phẩm, đưa vào sản xuất, kinh doanh là chính và xác định một thời gian quá độ để chuyển các viện nghiên cứu sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp khoa học, công nghệ, lấy thu bù chi, hưởng theo kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn, không hạn chế mức lương tối đa, không ràng buộc việc nâng bậc, trả lương vào các quy định áp dụng cho hệ công chức hành chính.

Một việc như vậy phải hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính, được giao tài sản ban đầu do Nhà nước đầu tư, tài sản trí tuệ, tên viện có giá trị như một thương hiệu. Viện tự tìm đề tài và nguồn tài chính để nghiên cứu và trả lương. Nhà nước đặt hàng qua đầu thầu và chỉ thanh toán hết khi kết quả đã được đưa vào kiểm nghiệm trong thực tế. Chính trong quá trình triển khai, ứng dụng, kết quả nghiên cứu được tiếp tục hoàn chỉnh.

Nhu cầu vốn để đưa kết quả vào thử nghiệm rất lớn và phải được bù đắp qua cơ chế thị trường, thông qua các quỹ tín dụng cho nghiên cứu hay quỹ đầu tư mạo hiểm cho khoa học. Nhà nước lập quỹ này, đầu tư ban đầu, quỹ sẽ tự phát triển thông qua hoạt động tín dụng cho các yêu cầu nghiên cứu triển khai. Thu nhập của nhà khoa học bao gồm tiền lương, tiền bán bằng phát minh sáng chế, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp và tham gia vào lợi nhuận thu được trong quá trình vận dụng kết quả nghiên cứu trong thực tế.

Quá trình sàng lọc qua thực tế sẽ rất khắt khe, là cơ hội để thể nghiệm cho những nhà khoa học chân chính, thành đạt và cùng sàng lọc các kết quả không có khả năng ứng dụng, không có ý tưởng mới và không được vận dụng. Viện sẽ sàng lọc, đào thải các nhà khoa học thông qua các hợp đồng lao động có thời hạn. Mỗi nhà khoa học nên thay đổi chỗ làm việc sau hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ từ bốn đến năm năm. Sự thay đổi này sẽ có lợi cho cả hai bên viện và nhà khoa học và giảm bớt được thói bè phái, cục bộ vấn xuất hiện không ít trong thực tế.

Hiện nay, ở Việt Nam có 160 nghìn doanh nghiệp và 2,2 triệu hộ kinh tế gia đình hoạt động. Trong đó có khoảng 4.000 doanh nghiệp nhà nước chưa được cổ phần hoá, 4.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá (khoảng 1.900 doanh nghiệp), 9.000 công ty cổ phần, còn lại là công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân. Các hộ kinh tế gia đình thường có quy mô nhỏ, có dưới 30 lao động, tuy vậy cũng có hộ kinh tế gia đình trá hình có quy mô lớn hơn doanh nghiệp đăng ký, song số này không nhiều.

Các hộ nông dân thường có quy mô nhỏ, khả năng tài chính để đầu tư đổi mới công nghệ thấp, khả năng tự túc được vốn để mua trang thiết bị kỹ thuật, giống cây, con mới bị hạn chế nhiều.

Theo các tiêu chí của Nghị định 90/2001/NĐ-CP thì 80% số doanh nghiệp ở nước ta có quy mô nhỏ, 4,7% số DNNN có quy mô dưới năm tỷ đồng (không kể đất). Các doanh nghiệp lớn thường có vị trí độc quyền, thường chỉ đầu tư đổi mới công nghệ để đạt lợi nhuận độc quyền cực đại và sau đó ít quan tâm đổi mới vì không chịu sức ép cạnh tranh. Theo kết quả kiểm toán chín tổng công ty, độc lực cho giám đốc doanh nghiệp nhà nước thấp, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới khả năng của mình. Nếu không thay đổi cơ chế, giám đốc DNNN không dám mạo hiểm, chịu rủi ro và khả năng đổi mới công nghệ sẽ rất chậm so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Cơ chế hiện nay cho phép các giám đốc sống sót dựa vào quan hệ cá nhân chứ không cần đến thị trường và khách hàng. Tình trạng thua lỗ thường chỉ bộc lộ khi đã kéo rất dài và trở nên rất nghiêm trọng làm cho quá trình hồi phục, hiện đại hoá rất tốn kém và kéo dài. Phần lớn các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư khoa học, công nghệ, 47% số doanh nghiệp không có chiến lược dài hạn, không phân tích thị trường, không biết đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp đang cạnh trang và xuất khẩu đã vượt lên nhiều so với các doanh nghiệp khác. Đã xuất hiện nhiều điển hình tốt như Việt Tiến, Phong Phú, Thái Tuấn, Biti’s, v.v.

Trong hai năm gần đây, phong trào xây dựng thương hiệu, đổi mới công nghệ đã bắt đầu khởi sắc và ngày càng có nhiều doanh nghiệp ý thực được tầm quan trọng về đổi mới khoa học - công nghệ. Phương pháp huy động vốn chủ yếu dựa vào kênh ngân hàng. Một số công trình lớn có thể được phát hành trái phiếu, song số này không nhiều. Thị trường chứng khoán chính thức còn có quy mô quá nhỏ bé và nhiều doanh nghiệp còn e ngại chưa dám công khai tài chính, kiểm toán, làm cáo bạch để tham gia thị trường chứng khoán và huy động vốn qua kênh này. Như vậy, nguồn tài chính để đổi mới công nghệ rất hạn chế và đây là một nguồn gốc dẫn đến chậm đổi mới công nghệ.

Tình hình trên sẽ thay đổi nhanh chóng trong thời gian tới khi hội nhập trở thành hiện thực. Nhiều dịch vụ nay còn độc quyền sẽ phải chấp nhận cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn. Các doanh nghiệp phải cấp bách chuẩn bị về nhiều mặt để cạnh tranh và sống sót trong cuộc cạnh tranh đó. Nhà nước phải có chính sách và cơ chế riêng đối với nông dân, thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất, nhanh chóng đi lên sản xuất lớn qua các kênh thích hợp (hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp), hỗ trợ về công nghệ, vốn.

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trung tâm chuyển giao công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp, Quỹ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP cần phát huy tác dụng để trợ giúp cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Có thể hy vọng rằng, nhiều quá trình đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ ở nước ta sẽ được đẩy mạnh lên hơn nhiều so với hiện nay để sẵn sàng khi Việt Nam gia nhập WTO.

Nguồn: Nhân dân

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.