Độc chiêu ăngten của người kỹ sư trẻ
Tạo “hộp đen” cho container
Một trong những nghiên cứu tạo được dấu ấn của Vũ Đức Dũng là sản phẩm “transit data logger” còn gọi là “hộp đen” nhằm giúp lưu lại thông tin trong quá trình vận chuyển hàng hoá và đo nhiệt độ trong container … Để thực hiện ý tưởng này, Dũng phải tự mình thiết kế mạch điện tử, viết phần mềm cho các linh kiện điện tử. Sau sáu tháng ngồi lỳ trong phòng thí nghiệm , anh đã tạo được sản phẩm datalog có chức năng nhưmột “hộp đen” thu nhỏ.
Datalog được đặt trong ống sắt bảo vệ đường kính 31 mm, chịu được trọng lực 50kg và nhiệt độ 150oC, chạy bằng pin tiểu dẹt… Một container hàng trái cây, thuỷ sản đông lạnh chỉ cần tối thiểu 6 datalog nằm đều ở các góc để đo nhiệt độ. Người sử dụng chỉ cần cắm datalog vào đường dây điện thoại bất kỳ là tức khắc nó sẽ tự động quay số truyền dữ liệu về máy tính chủ và thông báo kết quả. Khi có các tranh chấp xảy ra, thì “hộp đen” datalog sẽ là vật chứng sống để giúp đôi bên tìm ra nguyên nhân gây ra hưhại của hàng hoá mà giải quyết tranh chấp…
Từ thành công của “hộp đen”, Dũng tiếp tục thành công với những nghiên cứu mới như: Máy xét nghiệm niệu dòng kế (uroflowmetry), máy lọc làm mát không khí, bộ phận kích nổ trong súng, nghiên cứu điều khiển nguồn Analog bằng máy tính, cải tiến nâng tầøn số đo của OSCILOSCOP từ 100Mhz lên 400Mhz…
Anh đã cùng các cộng sự xây dựng thành công hệ thống giám sát từ xa cho các thiết bị điện tử viễn thông (KST-NMS), sản phẩm có chất lượng tương đương ngoại nhập nhưng xây dựng vơí các trang thiết bị hoàn toàn có trong nước.
Độc chiêu ăngten
Một thành công nữa trong nghiên cứu của Dũng là những nghiên cứu về ăngten. Đầu tiên là nghiên cứu “Chế tạo bộ gá ăngten dùng cho thiết bị viba HARRIS”. Công trình này cũng bắt đầu từ việc công ty Katisa nhập thiết bị Bộ gá viba HARRIS của Canada để sử dụng cho các bưu điện. Thiết bị Bộ gá viba HARRIS không có bộ gá ăngten.
Tuỳ theo mỗi loại trụ của bưu điện các tỉnh mà công ty sẽ khảo sát thiết kế ăngten cho phù hợp. Tuy nhiên, công ty lại có nhiều bộï gá khác nhau do đó khi sử dụng sản phẩm thường dùng cùng lúc 2 bộ gá 0,6m và 1,2 m. Các thiết bị này khi có nhu cầu di dời, đều chuyển rất tốn kém và mất thời gian … Dũng đã nghiên cứu thiết kế một bộ gá duy nhất dùng chung cho cả 2 loại ăngten. Những bộ gá mới này giúp cho việc lắp đặt rất nhanh không cần phải xem bản vẽ. Mặc khác, khi điều khiển di chuyển rất thuận tiện. Tiếp đó, Dũng còn thành công với “Bộ dời điện dùng cho lắp đặt thiết bị Viba trên cột cao” chỉ bằng các dây tời có bán tại Việt Nam. Thiết bị do anh chế tạo giúp dễ dàng nâng các thiết bị nặng lên cao và an toàn .
Giải pháp Vũ Đức Dũng vừa nhận được giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật TPHCM năm nay là “ăêngten dùng cho điện thoại vô tuyến cố định”. Loại ăngten Dũng làm ra rẻ hơn sản phẩm nhập ngoại 1/ 5 lần nhưng chất lượng tốt, độ bền cao đạt yêu cầu kỹ thuật. Bưu điện TPHCM đã đặt mua hàng ngàn ăngten do KS Dũng chế tạo để sử dụng…
Đã 5 lần được giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật TPHCM nhưng Vũ Đức Dũng vẫn chưa chịu dừng lại vì niềm đam mê lớn nhất của anh vẫn là sáng tạo. Quả không hổ danh với danh hiệu “Người kỹ sưcó nhiều sáng tạo nhất” mà đồng nghiệp ở Trung tâm kỹ thuật viễn thông trực thuộc Công ty Kasati-Bưu điện TP.HCM phong tặng cho anh.
Nguồn: KH&ĐS Số 56 Thứ Sáu 14/72006