Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/11/2022 14:17 (GMT+7)

Điều đặc biệt về Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua những câu chuyện thú vị

“Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất coi trọng trí thức. Ông là vị Thủ tướng đầu tiên lập ra Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, trong Tổ đó có mời cả những vị trí thức trước đây đã có thời gian làm việc dưới chế độ Sài Gòn”.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922-23/11/2022), TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương có chia sẻ về những dấu ấn và sự đóng góp của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Dieu dac biet ve Thu tuong Vo Van Kiet qua nhung cau chuyen thu vi

Ông Võ Văn Kiệt (phải) và ông Đỗ Mười. Ảnh T.L

Hành động đột phá của Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Thưa ông, được biết khi còn công tác ông có thời gian được làm việc, được gần gũi với Thủ tướng Võ Văn Kiệt (nhiệm kỳ 1992-1997), ông thấy ấn tượng nhất điều gì khi nói về Thủ tướng Võ Văn Kiệt?

- Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một nhà lãnh đạo xuất sắc, ông đã làm được rất nhiều việc quan trọng cho đất nước trong thời gian công tác, đặc biệt trên cương vị Thủ tướng Chính phủ. Chính ông Phạm Văn Đồng- người có 32 năm Thủ tướng cũng đã nói "Đồng chí Võ Văn Kiệt đã làm được rất nhiều việc trong thời gian làm Thủ tướng".

Dieu dac biet ve Thu tuong Vo Van Kiet qua nhung cau chuyen thu vi-Hinh-2

Thủ tướng Võ Văn Kiệt và công nhân trên công trường xây dựng trạm biến thế 500 kV Plây Cu, ngày 3/11/1993. Ảnh T.L

Ông là người đã quyết định đường dây 500KV; quyết định xây dựng đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, cao tốc Láng - Hòa Lạc, xây kè đê Yên Phụ cho Hà Nội rồi đường Hồ Chí Minh, cầu Mỹ Thuận… Các dự án chương trình lớn, như: Chương trình khai thác và phát triển KT-XH Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, Chương trình Thoát lũ ra biển Tây, Chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau, Nhà máy lọc dầu Dung Quất... đều mang đậm dấu ấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Về đối ngoại, ông hết sức nỗ lực để Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ, thúc đẩy việc Việt Nam ra nhập ASEAN. Có thể nói đóng góp của ông Võ Văn Kiệt trong quá trình bình thường hóa và hội nhập của nước ta là rất lớn.

Ông là vị lãnh đạo rất gần dân, gần doanh nghiệp, luôn lắng nghe ý kiến nhân dân và doanh nghiệp. Chúng tôi chỉ cần báo cáo với ông có vấn đề này, vấn đề kia của doanh nghiệp, ông nói ngay chúng ta xuống tận nơi để lắng nghe.

Một điểm nữa mà tôi muốn nhấn mạnh là ông Võ Văn Kiệt rất coi trọng trí thức. Ông là vị Thủ tướng đầu tiên lập ra Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, trong Tổ đó có mời cả những vị trí thức trước đây đã có thời gian làm việc dưới chế độ Sài Gòn, ví dụ như TS Nguyễn Xuân Oánh, bà Dương Quỳnh Hoa, luật sư Trương Thị Hòa. Trong số những trí thức được mời có những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, ví dụ như GS Trần Văn Thọ (ở Nhật Bản), TS Ngô Quang Việt (ở Mỹ).

Có thể thấy quyết định trên của ông Võ Văn Kiệt là việc từ trước tới lúc đó trong Bộ Chính trị chưa có ai làm cả. Ông Võ Văn Kiệt còn gặp "nhóm thứ sáu" ở TP.HCM, nhóm gồm những anh em chuyên gia từng làm việc trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng của chính quyền Sài Gòn. Ông gặp gỡ thường xuyên và lắng nghe góp ý những người này, không hề có một thành kiến gì đối với họ.

Có thể nói hành động có tính chất đột phá trên của ông Võ Văn Kiệt là những đóng góp rất quan trọng trong việc chúng ta sử dụng trí thức; hàn gắn vết thương chiến tranh trong lòng dân tộc. Theo tôi đó là những đóng góp rất quan trọng.

Dieu dac biet ve Thu tuong Vo Van Kiet qua nhung cau chuyen thu vi-Hinh-3

Thủ tướng Võ Văn Kiệt xem xét quy hoạch tổng thể dự án xây dựng thành phố Vạn Tường và khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất (tháng 7/1995. Ảnh T.L

"Có chai rượu quý được Thủ tướng Trung Quốc biếu, ông cũng mang ra chia sẻ"

Trong quá trình làm việc, cá nhân ông có kỷ niệm gì đáng nhớ nhất với Thủ tướng Võ Văn Kiệt?

- Thời ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng, tôi là Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cũng nằm trong Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nên có điều kiện gần gũi với ông. Tôi còn nhớ một kỷ niệm, hồi đó khoảng năm 1995, lúc 5 giờ chiều khi tôi đang làm việc ở cơ quan thì nhận được điện thoại từ Văn phòng của Thủ tướng nói có việc mời tôi sang lúc 5 giờ rưỡi chiều.

Tôi chưa biết có việc gì nhưng thu xếp công việc rồi đi Đến nơi, tôi thấy Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã mời một số anh em thân thiết và một số người trong Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. Thủ tướng Võ Văn Kiệt chậm rãi bảo: Vừa được Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng gửi tặng 2 chai rượu Mao Đài. Uống rượu một mình thì cực thân nên tôi mời anh em vào đây, chúng ta cùng nhau nhâm nhi và trao đổi, bàn công việc.

Qua câu chuyện đó chúng tôi thấy Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất gần gũi, chân tình với mọi người. Có chai rượu quý được Thủ tướng của Trung Quốc biếu, ông cũng mang ra chia sẻ với chúng tôi. Còn anh chị em chúng tôi sau này có việc gì khó khăn thì ông sẵn sàng mời đến hỏi. Ông bảo, cậu có điều gì khó khăn thì vào đây với mình, chúng mình cùng làm việc.

Ông Võ Văn Kiệt là người mẫu mực thể hiện tinh thần, tác phong làm việc theo tấm gương của Bác Hồ, đại đoàn kết toàn dân, luôn gần dân hiểu rõ những khó khăn của dân, có hành động cải cách và hội nhập để đưa đất nước đi lên.

Có câu chuyện chính trị duy nhất từ trước tới nay, đó là việc ông Đỗ Mười và ông Võ Văn Kiệt cùng ứng cử chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Sau đó ông Đỗ Mười trúng cử chức danh trên, còn ông Võ Văn Kiệt tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Bộ trưởng và có cộng tác rất tốt với Đỗ Mười. Câu chuyện đó càng toát lên ông Kiệt luôn là người vì lợi ích chung, thưa ông?

- Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa VIII diễn ra tháng 6/1988, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mới sau khi ông Phạm Hùng đột ngột qua đời. Theo thông lệ, Ban chấp hành Trung ương giới thiệu người ứng cử vào chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, cụ thể lúc đó Trung ương giới thiệu ông Đỗ Mười, lúc này ông đang là Thường trực Ban Bí thư.

Sau khi ra Quốc hội, nhiều đại Quốc hội đồng ý với giới thiệu của Trung ương nhưng có nhiều Đoàn đã đề nghị giới thiệu thêm ông Võ Văn Kiệt. Sau khi xem xét, cân nhắc các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhất trí với ý kiến của đa số các vị đại biểu Quốc hội là có hai ứng viên để Quốc hội bầu. Mặc dù ông Võ Văn Kiệt tha thiết xin rút tên vì Trung ương đã giới thiệu ông Đỗ Mười, nhưng Quốc hội không đồng ý.

Sau khi Quốc hội bầu, với số phiếu cao hơn ông Đỗ Mười trúng cử chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, còn ông Võ Văn Kiệt tiếp tục làm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Bộ trưởng. Thời điểm đó có nhiều người tỏ ra lo ngại rằng không biết hai ông sẽ làm việc với nhau như nào. Trên thực tế thì giữa ông Đỗ Mười và ông Võ Văn Kiệt làm việc với nhau rất đoàn kết, công việc trôi chảy chứ không hề có vấn đề gì.

Thời gian này, tôi làm việc ở Vụ tổng hợp của Văn phòng Trung ương Đảng được cử làm đặc phái viên của Văn phòng Trung ương Đảng sang bên Chính phủ làm việc. Tôi được tham gia các cuộc họp, các phiên thảo luận, hội ý của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười với Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt và các thành viên Chính phủ khác để về báo cáo Tổng Bí thư (lúc đó là ông Nguyễn Văn Linh) nên được chứng kiến những gì đã diễn ra.

Qua những gì đã chứng kiến tôi thấy rất cảm kích khi nói về mối quan hệ giữa ông Đỗ Mười và ông Võ Văn Kiệt. Việc phải ra ứng cử cùng với ông Đỗ Mười, kết quả ông Đỗ Mười trúng cử nhưng quá trình sau đó ông Võ Văn Kiệt không mảy may bận tâm gì về việc này. Ông cộng tác tốt với ông Đỗ Mười cũng như các thành viên khác một cách chân thành vì lợi ích chung, chứ không vướng chút cá nhân nào trong đó.

Xin cảm ơn ông (!)

Ông Võ Văn Kiệt (1922 - 2008) tên khai sinh là Phan Văn Hòa, bí danh: Sáu Dân, nơi sinh Vĩnh Long. Ông tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế (1938), ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939.
Trong quá trình công tác ông từng giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM; Bí thư Thành ủy TP.HCM; Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Thủ tướng Chính phủ; Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Xem Thêm

Giải Nhất Hội thi toàn quốc: Tôi đã thất bại mấy lần rồi!
Quê anh ở TX Đông Hòa (Phú Yên). Tốt nghiệp cử nhân Địa lý, trường Đại học KHXH &NV ở TP Hồ Chí Minh năm 2007. Anh đi làm thuê một thời gian tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi cách làm củi từ trấu. Năm 2009 anh về làng lập nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất củi đốt bằng việc tái chế vỏ trấu và giàu lên từ sản phẩm này.
Phú Yên: Thầy Nguyễn Lưu Hồng - Người đam mê sáng tạo
Trường cao đẳng Nghề Phú Yên luôn tích cực khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nên nhi đồng (STTN-NĐ), Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh và đạt nhiều giải cao. Trong đó, thầy giáo Nguyễn Lưu Hồng là người có nhiều đóng góp, ghi dấu ấn sâu đậm cho hoạt động này.
Người ươm mầm khoa học kỹ thuật Việt Nam
Giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Nhà khoa học, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Giải thưởng Hồ Chí Minh , giải thưởng Lúa thế giới; Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Nghĩa lớn!
GS.VS Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn, người đặt nền móng cho ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa: ba cách tiếp cận đặc sắc
GS Trần Đại Nghĩa là một nhân vật lịch sử. Một vị tướng được phong trong 10 thiếu tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Một nhà khoa học với những công trình nghiên cứu và chế tạo vũ khí để đương đầu với những cường quốc khoa học và quân sự. Một con người đã từ bỏ sự nghiệp khoa học và cuộc sống đủ đầy ở phương Tây để trở về đóng góp cho cuộc kháng chiến của dân tộc trong thế kỷ 20.
Nhớ lại kỉ niệm với Giáo sư Trần Đại Nghĩa!
Đêm trước ngày Đại hội Liên hiệp hội TP. Hồ Chí Minh lần thứ nhất (1986), GS. Trần Đại Nghĩa có vẻ ưu tư lắm và dường như không ngủ được, Ông gọi tôi sang phòng, pha một ấm trà, hai thầy trò nói chuyện với nhau đến rất khuya. Câu chuyện bắt đầu từ viêc sửa sang, chỉnh lý lại 2 bài phát biểu để ông và tôi ngày mai sẽ đọc tại Đại hội. Sau đó là những câu chuyện về khoa học và đất nước…

Tin mới

Phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam trong xây dựng chính sách pháp luật và tham gia QLNN về KH&CN
Trong mọi thời đại, ở mọi quốc gia, đội ngũ trí thức luôn luôn là một lực lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tập hợp và phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam trong việc xây dựng chính sách pháp luật, tham gia quản lý nhà nước về KH&CN chính là nhiệm vụ trọng tâm mà Liên hiệp Hội Việt Nam đề ra trong giai đoạn hiện nay.
Thái Bình:Tôn vinh 18 cá nhân tiêu biểu của phong trào “Học không bao giờ cùng”
Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị đại biểu trí thức tỉnh Thái Bình năm 2023. Tới dự có đồng chí: Ngô Thị Kim Hoàn, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Vũ Thanh Vân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Trần Thị Bích Hằng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập tỉnh
Liên hiệp Hội tỉnh Bạc Liêu: Từng bước phát triển mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp Hội) hiện có 25 hội thành viên và tổ chức liên kết, với khoảng 7.500 hội viên. Thời gian qua, Liên hiệp Hội đã từng bước thực hiện tốt công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Nghệ An: Hội Điều Dưỡng kỷ niệm 30 năm thành lập
Sáng 2/6, Hội Điều dưỡng tỉnh Nghệ An đã kỷ niệm 30 năm thành lập (3/6/1993 - 3/6/2023) và tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Tham dự lễ kỷ niệm có các lãnh đaọ, nguyên lãnh đạo Sở Y tế tỉnh qua các thời kỳ và các hội viên của Hội.
Góp ý Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ (KH&CN). Ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì tọa đàm.
Trao tặng Giải thưởng Đào Tấn năm 2022
Sáng 29/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc (trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam) và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Đào Tấn tôn vinh 15 tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống.
Vinh danh 7 địa phương, 65 doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số
Việc biểu dương kịp thời với các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kết nối cung cầu về các giải pháp công nghệ số, xây dựng và phát triển sản xuất thông minh sẽ là động lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế số.
Thanh Hóa: Đánh giá Dự án quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng
Sáng ngày 26/5/2023, tại xã Nga Thủy (huyện Nga Sơn), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ Dự án “Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng để tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro biến đổi khí hậu ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam” (Dự án) do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới tài trợ.