Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 06/07/2005 14:44 (GMT+7)

Điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua: Người say sưa với đề tài “chống chủ nghĩa cá nhân”

Được nghe về anh đã nhiều nhưng chưa một lần giáp mặt, lại biết anh mới được bổ nhiệm cương vị mới-Phó chủ nhiệm chính trị, Học viện Chính trị-Quân sự nên tôi nghĩ việc tiếp cận anh chắc sẽ gặp khó khăn. Khi gặp anh tại hành lang cơ quan đúng vào lúc hết giờ làm việc ngày thứ sáu, tôi chỉ xin anh một cuộc hẹn khi rỗi. Không ngờ anh đề nghị "làm việc ngay" để "khỏi mất công của nhau". Cảm giác đầu tiên của tôi về anh là người dễ gần và cương trực, thẳng thắn qua từng câu nói, nụ cười, nhất là khi nói về những đề tài nghiên cứu khoa học anh tham gia vào trận tuyến "chống chủ nghĩa cá nhân". Vậy là suốt một giờ anh gần như quên đi quãng đường hơn 60km tranh thủ về thăm vợ con cuối tuần (từ Hà Đông đi Bắc Ninh), cũng gần như không cần tôi đặt câu hỏi, anh mải mê nói về một "mặt trận không khói súng, không đối thủ", mặt trận chống chủ nghĩa cá nhân trong giai đoạn đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Anh bảo: là một giảng viên môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, tôi đã nghiên cứu nhiều vấn đề về cá nhân. Đề tài khoa học: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cá nhân và giải phóng cá nhân" của anh là một đề tài ngắn gọn và hàm súc, được đồng nghiệp đánh giá cao, học viên chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn thì coi đó là một đề tài liệu tham khảo có giá trị. Chính vì thế nên khi làm luận án tiến sĩ, anh đăng ký ngay đề tài: "Ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ doanh nghiệp quân đội-thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục". Đây là một đề tài khó và quan trọng là rất "nhạy cảm" khi đi khảo sát thực tế. Có người vỗ vai anh bảo: "Đề tài của anh hay, tính thực tiễn cao nhưng đo lòng người từ trước đến nay vẫn là chuyện mò kim đáy bể, coi chừng rồi cậu không bảo vệ nổi đây!". "Khó mới đáng làm, đáng để nghiên cứu". Anh tự nhủ thầm như vậy khi quyết tâm hoàn thành đề tài. Chủ nghĩa cá nhân thì ai cũng biết, "kẻ thù nguy hiểm nhất là chính mình"-từ ngàn năm trước, giáo lý đạo Phật cũng đã từng dạy như vậy. Nhưng trong thời bình, đối mặt với cơ chế thị trường và những mặt trái của nó thì quy luật, bản chất, nội dung của chủ nghĩa cá nhân biểu hiện ra sao? Làm gì để chống cho có hiệu quả mà không lặp lại những khẩu hiệu "đẩy mạnh, tăng cường, tiếp tục, nâng cao...". Trước đây, nói chống chủ nghĩa cá nhân rất dễ vì "cái chung" bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Bây giờ, không nói đến "cái riêng" sẽ trở thành người phi thực tế... Cái khó của cơ chế mới đòi hỏi công tác lý luận-tư tưởng phải giải quyết thấu đáo về căn nguyên, thuật ngữ, khái niệm; từ đó mới có cơ sở để tấn công vào những biểu hiện cơ hội trục lợi một cách rõ ràng. Và anh đã say sưa đi tìm câu trả lời cho những vấn đề như vậy.

Để bảo vệ đề tài của mình, Vũ Công Toàn đã tích cực học tập để có kết quả học tập giỏi, thường xuyên gửi bài nghiên cứu của mình tới các hội thảo, các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành. Sự tham gia thường xuyên vào những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn đã giúp anh không ngừng cập nhật những phát kiến mới nhất về khoa học lý luận trong nước. Khi đi khảo sát thực tế, anh gặp phải rất nhiều khó khăn. Nghe đến tên đề tài, nhiều doanh nghiệp đã tỏ rõ sự ngần ngại khi anh đặt vấn đề khảo sát. Nhiều khi, anh phải tìm cách "lách" bằng cách trình bày ý tưởng chung nhất để lãnh đạo các doanh nghiệp yên tâm rằng không có chuyện "vạch áo cho người xem lưng". Có doanh nghiệp tỏ ra ngần ngại vì "thương trường khắc nghiệt, doanh nghiệp nào chẳng có bí quyết, bí mật kinh doanh riêng", anh liền dùng kế "kích tướng": "Về nội dung này tôi đã điều tra tại doanh nghiệp X, Y... lúc đầu họ thấy ngại nhưng về sau đã rất ủng hộ chúng tôi...". Cứ thế, phiếu điều tra và hoạt động khảo sát của anh theo chân những cán bộ làm kinh tế trên đường Trường Sơn, tỏa ra khắp các hoạt động kinh doanh của Công ty 189, Công ty Lũng Lô... Hàng ngàn phiếu phát ra là hàng ngàn tâm trạng, tâm sự của nhiều lớp cán bộ quân đội đang đối mặt trực diện với đời sống sản xuất kinh doanh. Đây cũng chính là nguồn cứ liệu sinh động cho công trình nghiên cứu của anh. Khi bảo vệ, Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước đã chấm luận án của anh đạt loại xuất sắc.

Điều đáng quý ở vị tiến sĩ là anh không chịu giam mình trong tháp ngà nghiên cứu. Anh bảo: lúc làm luận án là lúc mình thấy rõ nhất vai trò của hoạt động thực tiễn nên khi được bố trí những công tác mang tính "hoạt động", anh lăn vào làm "như chưa bao giờ được làm", chỗ nào cũng tích cực xông xáo với những đóng góp, sáng kiến để tạo ra cách làm phù hợp hơn. Khi mới bảo vệ xong luận án tiến sĩ, anh được phân công phụ trách Ban kế hoạch tổng hợp của Văn phòng Học viện-một công việc mà tính chất còn rất mới mẻ. Công tác kế hoạch tổng hợp đòi hỏi phải phát huy cao nhất khả năng khái quát, lựa chọn và xử lý thông tin một cách khẩn trương, chính xác, đồng thời phải kiên trì và cẩn trọng. Anh vừa làm vừa tổ chức rút kinh nghiệm thực tế rồi phổ biến trong toàn ban. Chất lượng công tác tham mưu kế hoạch của bản thân anh và Ban kế hoạch đã có một bước tiến vững chắc ngay cả khi đơn vị có nhiều thay đổi lớn về nhân sự và nhiệm vụ. Đến khi đi thực tế với cương vị Phó trung đoàn trưởng về chính trị, trung đoàn B (thuộc đoàn N, Quân khu 7) anh vẫn mang phong cách ấy vào công tác lãnh đạo, chỉ huy của mình. Trung đoàn B đóng chân trên địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc Chăm, Stiêng... nên nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu cũng như nhiệm vụ dân vận đều rất quan trọng. Anh đã cùng tập thể đảng ủy xây dựng một môi trường văn hóa tốt, có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm trong hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị được vận dụng góp phần xây dựng đơn vị điểm toàn diện. Anh cũng tích cực quan sát tìm hiểu đời sống phong tục tập quán của đồng bảo dân tộc thiểu số qua những lần cùng bộ đội đi dân vận. "Mình đi một mà được hai cậu ạ". Anh tâm sự như vậy. Hiện anh đang ấp ủ hoàn thành hai đề tài "Công tác dân vận trọng đồng bào dân tộc Chăm, Stiêng..." và "CTĐ, CTCT trong huấn luyện và thực hành bơi vượt sông làm nhiệm vụ chiến đấu" mà nguồn dữ liệu có được từ hơn một năm đi thực tế tại đơn vị.

K ể đến chuyện cùng bộ đội đi dân vận, giúp dân xây dựng địa bàn chính trị và phát triển kinh tế, chất giọng anh càng thêm phần sôi nổi. Nghe chuyện anh, cảm giác như mọi trở ngại trong công việc đều bị anh "cuốn" trôi. Có điều gì anh còn trăn trở? "Nhiều chứ, những vấn đề đặt ra trong công tác hàng ngày, cuộc sống gia đình... cái gì cũng chứa đầy những lo toan, dự định. Điều trăn trở nhất trong tôi bây giờ là làm sao đưa các đề tài nghiên cứu có giá trị đến được với thực tiễn. Bây giờ, nhiều luận án, đề tài xuất sắc mà không được triển khai áp dụng gây nên sự lãng phí rất lớn. Đề tài nghiên cứu về "ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ doanh nghiệp quân đội..." của tôi cũng vậy, tôi đã gửi đến 60 đơn vị doanh nghiệp để xem xét, áp dụng và cho ý kiến. Rất nhiều đơn vị đánh giá cao nhưng thực tế đề tài đang được vận dụng đến đâu thì chính tôi cũng chưa thể đánh giá nổi". Không nắm được thông tin phản hồi thì việc nghiên cứu khoa học chỉ mới đi được nửa chặng đường...". Anh lại cuốn chúng tôi vào những đề tài, những "cuộc chiến lặng thầm" trên mặt trận tư tưởng-lý luận như vậy.

Xin chúc anh tiếp tục giữ mãi niềm say mê khoa học và đóng góp ngày càng nhiều hơn vào khoa tàng lý luận của Đảng.

Nguồn: quandoinhandan.org.vn 8/6/2005

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.