Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 31/07/2006 22:34 (GMT+7)

Đi vay tiền để làm nghiên cứu

13 năm sau, dây chuyền của anh không chỉ giúp tăng sản lượng lên 20 lần so với trước mà còn cho ra hàng loạt những chiếc găng tay phẫu thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế...


Tổng cộng, dây chuyền sản xuất găng tay phẫu thuật y tế từ cao su thiên nhiên do nhóm kỹ sư Phạm Xuân Mai, Công ty cổ phần Merupha chế tạo có đến... 64 chiếc máy nhỏ.


Đi kèm với máy là khoảng 15 công nghệ liên quan: phối trộn hóa chất vào mủ cao su, công nghệ lộn nước để rửa găng, công nghệ giặt lại găng để làm sạch, công nghệ tiệt trùng cho găng...Thế nhưng giá thành của hệ thống này chỉ bằng 1/20 so với giá ngoại nhập, tức chưa đến 100.000 USD/dây chuyền.


KS Nguyễn Ngọc Linh, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết: khi chưa có dây chuyền sản xuất, cứ một ca gồm 10 công nhân mới làm được 1.000 đôi. Bây giờ một ca chỉ có ba người làm nhưng sản lượng đạt đến 7.000 đôi, số găng làm ra bị hư hao cũng giảm hẳn.


KS Mai kể: ban đầu chỉ là một dây chuyền sản xuất găng phẫu thuật thủ công, dùng than để sấy găng. Sau đó hệ thống được cải tiến hiện đại hơn bằng cách dùng điện để sấy. Tuy vậy, sản lượng găng làm ra vẫn thấp, lại hay bị hư hỏng.


Trăn trở mãi, cuối cùng KS Mai đã đề xuất phương án chế tạo một hệ thống nhúng tạo hình găng tự động và tìm công nghệ xử lý găng mổ phù hợp với hệ thống tạo hình trên.


Ý kiến đề xuất lên, nhiều người đồng tình song cũng không ít người phản đối vì lo ngại sẽ phải tiêu tốn tiền của, công sức rồi... để đó. Chưa kể công ty lúc đó vẫn là đơn vị thuộc bao cấp nhà nước, hoàn toàn không có kinh phí riêng dành cho nghiên cứu.


KS Mai đã đưa ra ý kiến: đi... vay tiền để làm nghiên cứu. Anh cũng cam kết sẵn sàng từ chức giám đốc nếu không làm được việc. "Đó là những ngày đầu của năm 1992, nhóm chúng tôi gồm năm người bắt đầu xắn tay vào làm việc. Nghĩ lại mới thấy mình liều lĩnh, có thể do còn trẻ nên rất hăng hái và quyết tâm".


Hai năm sau đó, tháng 7-1994, dây chuyền chính thức được đưa vào hoạt động. Chỉ trong vòng sáu tháng, số lượng găng tay phẫu thuật sản xuất ra đã đạt 2,6 triệu đôi (trong khi sản lượng của nguyên cả năm 1993 chỉ đạt trên 330.000 đôi găng) và năm 1999 đã đạt đến trên 5 triệu đôi găng phẫu thuật.


"Ba năm tiếp sau đó, tiền lời thu được từ việc bán găng không chỉ đủ để trả nợ ngân hàng thu lại vốn đầu tư chiếc máy thứ nhất mà còn đủ để đầu tư làm tiếp dây chuyền thứ hai" - KS Mai cho biết.


Năm 2000, Xí nghiệp Cao su y tế (tên trước đây của công ty) quyết định chế tạo hệ thống nhúng tạo hình tự động găng mổ thứ hai. Sản lượng găng tay làm ra mặc dù đã tăng lên trên 11 triệu đôi vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.


Hai năm sau khi hệ thống thứ hai chính thức đưa vào sản xuất, xí nghiệp chế tạo tiếp hệ thống tạo hình găng tự động thứ ba. Đến đầu năm 2006, dây chuyền thứ tư cũng đã đưa vào hoạt động với dự kiến tăng số lượng găng lên 18 triệu đôi.


Găng tay do Công ty Merupha sản xuất không chỉ chiếm đến 70% thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu sang Pháp, Đài Loan, Ba Lan, Nga, Lào, Campuchia...với doanh thu trong năm 2005 là 70 tỉ đồng.


Ngoài ra, dây chuyền sản xuất găng cũng đã được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9002:1994, ISO 9001:2000...


Mới đây, khi dây chuyền thứ tư do nhóm thiết kế, chế tạo bắt đầu đưa vào hoạt động thì nhóm cũng đồng thời nhận được tin vui từ Hà Nội: công trình đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật Việt Nam (Vifotec).


Đánh giá của ban giám khảo về công trình này: dây chuyền hoàn toàn do Việt Nam chế tạo và là công trình "có độ dày chất xám nhiều nhất".

Nguồn: tuoitre.com.vn 12/7/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.