Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 29/07/2020 09:49 (GMT+7)

Đề xuất về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.

Ảnh st

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Tuy nhiên, việc triển khai Nghị định 45/2013/NĐ-CP đã có một số khó khăn và vướng mắc như: Chưa rõ cụm từ làm việc theo ca, ca liên tục; cách tính thời điểm và thời gian giảm giờ làm việc đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu; còn có cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng quy định về việc nghỉ sau nhiều ngày làm thêm, tính số ngày phép nếu ngày làm việc không đủ tháng… Một số tồn tại trên xuất phát từ các quy định trong Bộ luật Lao động 2012 (như quy định về giảm thời gian làm việc năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, nghỉ sau nhiều ngày làm thêm liên tục…)

Theo ý kiến của GS.TS Lê Vân Trình – Hội KHKT An toàn vệ sinh lao động Việt Nam tại Tọa đàm Góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức cho biết, ngay từ khi tham gia hoàn thiện dự án Luật Lao động sửa đổi (năm 2019), Hội An toàn vệ sinh lao động Việt Nam chúng tôi đã đề xuất cùng với TLĐLĐVN về việc xem xét mở rộng khung thỏa thuận về thời giờ làm thêm để bù đắp sự thiếu hụt lao động đột xuất cho người sử dụng lao động, nhằm tạo sự linh hoạt, tăng tính cạnh tranh của thị trường lao động Việt Nam so với các nước trong khu vực, tăng thêm thu nhập cho người lao động là cần thiết. Tuy nhiên, việc xem xét tăng thời giờ làm thêm phải đặt trong mối quan hệ với các yếu tố khác như việc làm, thất nghiệp, sức khỏe của người lao động, an toàn lao động, các vấn đề về xã hội… và cả xu hướng của thế giới hiện nay (giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ ngơi).

Quy định về giờ làm thêm phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với chính sách tiền lương của doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi của người lao động, tránh việc doanh nghiệp lợi dụng tăng giờ làm thêm để trả lương thấp, buộc người lao động không có sự lựa chọn nào ngoài việc phải “tự nguyện” làm thêm giờ mới có thu nhập để đủ trang trải cuộc sống.

Việc tăng giờ làm thêm phải tính toán trong mối tương quan với thời giờ làm việc chính thức, đảm bảo tái tạo kịp thời sức lao động cho người lao động. Hiện nay, quy định về thời giờ làm việc chính thức của Việt Nam rất cao (48 giờ/tuần); nghỉ lễ, tết rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

Theo GS Trình cho biết, Dự thảo Nghị định có 3 chương với 15 điều. Trong đó chương 2 mang nội dung chính để hướng dẫn thi hành cho chương VII của Luật Lao động. Tuy nhiên, một số điểm trong Nghị định vẫn còn mơ hồ hơn Luật như trong khoản 3, Điều 3 NĐ. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương, có nêu: “Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người”. Câu này rất dài dòng và không rõ nghĩa, dễ bị hiểu lầm, nhất là khi nhất là khi dịch ra tiếng nước ngoài cho các DN FDI ở VN. Và theo GS Trình cần phải viết lại là: “cho nhu cầu vệ sinh cá nhân”.

Tại khoản 1 điều 7 của dự thảo nghị định. Tính vào số giờ làm thêm trong một số trường hợp đặc biệt, đều có nêu: “Nếu tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm từ trên 8 giờ đến 12 giờ trong ngày, thì số giờ vượt quá 8 giờ này phải trả lương làm thêm và cộng vào số giờ làm thêm trong ngày” được hiểu là lương của giờ làm thêm ấy bằng với lương của giờ làm việc bình thường (trong 8h), theo tôi là không công bằng. Vì giờ làm thêm này khác hẳn với 8h làm việc bình thường khi người lao động đã đến giới hạn mệt mỏi, phải gắng sức và lâu dài sẽ đánh đổi với sức khỏe của mình, GS Trình cho hay.

Chia sẻ thêm, GS Trình cho biết, trong quá trình tham gia hoàn thiện dự án Luật Lao động sửa đổi, Hội An toàn vệ sinh lao động Việt Nam đã đề xuất cùng với TLĐLĐVN, khi chi trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động được tính theo lũy tiến như sau:  Vào ngày thường, ít nhất bằng 150% cho 02 giờ làm thêm đầu tiên, 200% cho giờ làm thêm thứ 3, 250% cho giờ làm thêm thứ 4; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200% cho 02 giờ làm thêm đầu tiên, 250% cho giờ làm thêm thứ 3, 300% cho giờ làm thêm thứ 4; Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% cho 02 giờ làm thêm đầu tiên, 350% cho giờ làm thêm thứ 3, 400% cho giờ làm thêm thứ 4.

Nhưng Nghị định vẫn không làm rõ điều này. Việc quy định chi trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo lũy tiến nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đồng thời, góp phần khắc phục tình trạng doanh nghiệp không tuyển dụng lao động phù hợp với quy mô và năng lực (để trốn tránh nghĩa vụ) mà huy động làm thêm giờ. Thực tế cho thấy, số giờ làm thêm tăng tỷ lệ thuận với lợi ích doanh nghiệp thu được; trong khi đó, người lao động dù tăng thu nhập nhưng lại phải đối mặt với nhiều nguy cơ và chi phí phát sinh từ việc làm thêm ngoài giờ như: chi phí tái tạo sức lao động, chăm sóc con cái, nguy cơ tai nạn lao động, bị quấy rối, bạo hành khi về muộn, GS Trình cho biết thêm.

Ảnh st

Thêm vào đó, theo nghiên cứu của viện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Mỹ (NIOSH) trong 13 năm liên tục, cho thấy ở những nơi khi NLĐ phải làm việc thêm giờ (đến 10h-12h/ngày)tỷ lệ rủi ro thương tật tăng theo thời gian làm thêm từ 38- 61% so với những nơi NLĐ không phải làm thêm giờ.

Đồng thời cũng theo NIOSH, việc làm thêm giờ từ 2 tiếng trở lên sẽ tạo ra trạng thái căng thẳng nghề nghiệp của người lao động- stress nghề nghiệp ( nghiên cứu trên 100 793 người lao động làm thêm từ 1-4h, trong 10 năm) và gây nên các rối loạn chuyển hóa sinh hóa trong cơ thể NLĐ, như: Giảm hiệu quả hệ thống miễn dịch; Tăng huyết áp; Tăng cholesteron; Mệt mỏi mạn tính; Dễ bị cảm lạnh (hệ miễn dịch suy giảm); Khó ngủ; Nhức đầu; Ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác (Viện Bảo hộ lao động CHLB Đức BAuA cũng có nghiên cứu tương tự).

Vì thế, việc chi trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động được tính theo lũy tiến là hợp lý, để người lao động có thể bù đắp được những tổn thất về sức khỏe của mình và người sử dụng lao động cũng cân nhắc hiệu quả kinh tế và sức khỏe  khi yêu cầu người lao động làm thêm giờ.

Trong khoản 2, điều 105 của Luật Lao động 2019 về Thời giờ làm việc bình thường, có nêu:  Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần; Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

Theo tôi, dự thảo Nghị định cần quy định rõ cho điểm này. Vì bản chất của các doanh nghiệp là sử dụng sức lao động của người lao động đến mức tối đa, rất khó để họ tự nguyện giảm giờ làm cho người lao động, nhất là các DN FDI.

Hiện nay, với quy định thời giờ làm việc bình thường của người lao động là 48 giờ/tuần, số giờ làm việc của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Trong lúc đó, từ năm 1999, Việt Nam đã thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần trong các cơ quan Nhà nước (Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ). Đến nay, sau 20 năm, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng quy định thời giờ làm việc 40 giờ/tuần vẫn chỉ được thực hiện đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Trong nhiều năm, quy định này đã tạo ra khoảng cách và sự phân biệt khá lớn giữa người làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước và người lao động khu vực ngoài Nhà nước, tạo ra sự bất bình đẳng trong lực lượng lao động, GS Trình chia sẻ.

Bài: HT

Xem Thêm

Cần sớm hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện
Việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện - Hệ thống lưới điện là bước đi quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn, đồng bộ, hiệu quả cho hệ thống điện trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng và phát triển hạ tầng lưới điện hiện đại.
Hải Dương: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên hiệp hội
Ngày 14/3, tại Hải Dương, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) phối hợp với Trường Đại học Sao Đỏ đã tổ chức hội thảo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 42 của Bộ Chính trị và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên hiệp hội trong giai đoạn hiện nay.
Bắc Ninh: Góp ý kiến dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
Ngày 13/3, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Ban Tuyên giáo & Dân vận tỉnh tổ chức hội thảo “Lấy ý kiến đóng góp của đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức, cán bộ khoa học công nghệ của tỉnh vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI”.

Tin mới

Trung tâm Nâng cao năng lực, Hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em tổng kết Dự án
Ngày 28/3/2025, Trung tâm Nâng cao năng lực, Hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em (CSWC) phối hợp cùng Tổ chức PE&D đã tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Đồng hành xây dựng hệ thống hỗ trợ phòng chống buôn bán trẻ em ở miền Nam và miền Trung, Việt Nam”. Dự án được VUSTA phê duyệt và triển khai trong giai đoạn 2022–2024 tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Quảng Ngãi: Phổ biến kiến thức cho hội viên Hội Sinh vật cảnh
Chiều ngày 26/3, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Sinh vật cảnh tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến kiến thức với chuyên đề: “Vai trò, ý nghĩa và xu hướng phát triển cây cảnh nghệ thuật trong đời sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
Bắc Giang: Tập huấn kỹ thuật ứng dụng công nghệ số trong công tác điều dưỡng
Ngày 27/3, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Điều dưỡng tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn ứng dụng công nghệ số trong công tác điều dưỡng cho 105 học viên là đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hội viên Hội Điều dưỡng tỉnh Bắc Giang.
VUSTA thông tin về Triển lãm khoa học quốc tế IRAN EXPO 2025 tại Tehran, Iran
Theo Thư mời Đại sứ quán Iran tại Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thông báo tới các hội thành viên, tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc thông tin về Triển lãm khoa học quốc tế IRAN EXPO 2025 lần thứ 7 được tổ chức từ 28/4/2025 đến 02/5/2025 tại Khu hội chợ triển lãm quốc tế thường niên Tehran, Iran.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Phan Xuân Dũng dự Đại hội Chi bộ cơ quan Hội Chăn nuôi Việt Nam
Thực hiện Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và hướng dẫn của Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), ngày 25/3/2025, tại tòa nhà VUSTA (Lô D20, ngõ 19, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội), Chi bộ cơ quan Hội Chăn nuôi Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.