Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 01/12/2022 14:53 (GMT+7)

Để phát triển bền vững, trí thức phải đóng vai trò chính yếu, là lực lượng tiên phong

Sáng 1-12 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức hội thảo: “Giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ đối với đất nước”.

tm-img-alt

Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng và Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam Nguyễn Quyết Chiến đồng chủ trì hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết, Nghị quyết số 27-NQ/TW (Hội nghị Trung ương 7, Khóa X) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” có thể được coi là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên về công tác trí thức.

Qua tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 52-KL/TW, trong đó đánh giá: Đội ngũ trí thức tăng nhanh về số lượng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Sự gắn bó giữa Đảng với trí thức ngày càng được tăng cường. Khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông - trí tiếp tục được củng cố vững chắc.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng, quá trình thực hiện Nghị quyết cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều nội dung của Nghị quyết chậm được cụ thể hóa, thể chế hóa việc tổ chức thực hiện còn thiếu đồng bộ, ít đột phá. Đội ngũ trí thức sáng tạo, chuyên gia đầu ngành còn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận hẫng hụt. Bộ phận trí thức người Việt ở nước ngoài chưa được quan tâm phát huy đúng mức. Cơ chế hành chính quan liêu và tình trạng trì trệ, hình thức, hiệu quả hoạt động thấp trong các đơn vị sự nghiệp công lập, nghiên cứu khoa học, các hội trí thức chậm được khắc phục...

Để chuẩn bị cho việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức hội thảo để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học phân tích, đánh giá về việc thực hiện Nghị quyết thời gian qua; đề xuất những góp ý cụ thể vào dự thảo Báo cáo tổng kết của Liên hiệp Hội Việt Nam.

“Đội ngũ trí thức sáng tạo, chuyên gia đầu ngành còn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận hẫng hụt. Bộ phận trí thức người Việt Nam ở nước ngoài chưa được quan tâm phát huy đúng mức. Tình trạng trì trệ, hình thức, hiệu quả hoạt động thấp trong các đơn vị sự nghiệp công lập, nghiên cứu khoa học, các hội trí thức chậm được khắc phục”, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng nói.

tm-img-alt

 Phó Vụ trưởng vụ KHCN &MT Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Việt Phong phát biểu tại hội thảo

Theo Phó Vụ trưởng vụ KHCN &MT Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Việt Phong, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 6-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên về công tác trí thức. Qua tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 52-KL/TW, trong đó đánh giá: Đội ngũ trí thức tăng nhanh về số lượng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Sự gắn bó giữa Đảng với trí thức ngày càng được tăng cường. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông - trí tiếp tục được củng cố vững chắc...

tm-img-alt

Trưởng ban Tư vấn phản biện và giám định xã hội Liên hiệp Hội Việt Nam Bùi Kim Tuyến phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, Trưởng ban Tư vấn phản biện và giám định xã hội Liên hiệp Hội Việt Nam Bùi Kim Tuyến cho biết, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW, Liên hiệp Hội Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động, tiếp tục khẳng định được vai trò, vị thế tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, có hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, nhận thức về vai trò, vị trí của trí thức vẫn chưa đồng đều, một số địa phương chưa thành lập Đảng đoàn để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo, lãnh đạo đối với đội ngũ trí thức…

Công cuộc đổi mới và phát triển đất nước trong kỷ nguyên chuyển đổi công nghệ số và trí tuệ nhân tạo đặt ra nhiều yêu cầu. Trong đó, cần có lực lượng trí thức đông đảo, nhất là trí thức tinh hoa, thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học, từ toán học, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ cho đến khoa học kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn... phải đóng vai trò chính yếu, là mũi nhọn và phải đi tiên phong. Bên cạnh đó, đội ngũ trí thức còn có trách nhiệm cao cả là phản biện xã hội, phản biện một cách khoa học, có căn cứ và có lý lẽ vững vàng mang tính xây dựng để đưa xã hội phát triển”, Bà Bùi Kim Tuyến nhấn mạnh.

tm-img-alt

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Trần Văn Miều phát biểu tại hội thảo

 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Trần Văn Miều cho rằng, dự thảo Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW của Liên hiệp Hội Việt Nam cần tăng cường đánh giá vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong việc tập hợp, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Ông đề nghị trong bối cảnh mới, cần có một Nghị quyết mới về đội ngũ trí thức, trong đó có chính sách đối với trí thức trẻ, trí thức trẻ tài năng, trí thức người dân tộc thiểu số, nữ trí thức.

tm-img-alt

Ông Nguyễn Vi Khải, nguyên thành  viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải phát biểu tại hội thảo

Ông Nguyễn Vi Khải, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải nêu quan điểm, hành lang pháp lý cho hoạt động của đội ngũ trí thức còn rất lúng túng vì còn thiếu Luật về hội. Ông Khải đề xuất tiếp tục tổ chức các diễn đàn khoa học, tạo cơ chế đối thoại, trao đổi, chia sẻ, dẫn đến sự đồng thuận chứ không nên dùng mệnh lệnh hành chính để ngăn chặn. Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 501/QĐ-TTg về việc “thí điểm tổ chức Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội” đã tạo điều kiện,môi trường cho trí thức được phát biểu ý kiến, có cơ chế để tiếp thu và phải có hồi âm, song nhiều ý kiến gửi lên thì rơi vào quên lãng; chưa tham vấn ý kiến chuyên gia khi quyết định vấn đề lớn một cách có hệ thống. Do đó, theo ông, cần tổng kết các văn bản này...

tm-img-alt

Nguyên PCT kiêm TTK Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Văn Tânphát biểu tại hội thảo

Tổng kết hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng đánh giá đa số các ý kiến phát biểu khẳng định Nghị quyết 27-NQ/TW là sâu sắc, đầy đủ, đến nay vẫn còn giá trị ở hầu hết các nội dung song cần ban hành mới hoặc phải có kết luận, trong đó cần bảo đảm việc thể chế hóa về hoạt động của các hội (Luật Hội), nâng cao vị thế của đội ngũ trí thức và các tổ chức hội, Liên hiệp Hội. Ông cho biết trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Liên hiệp Hội Việt Nam sẽ tổng hợp, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo để gửi Ban Tuyên giáo Trung ương trong thời gian sớm nhất...

Xem Thêm

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam hỗ trợ tỉnh Tuyên Quang khắc phục hậu quả lũ lụt
Ngày 24/9, tại Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, do đồng chí Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tuyên Quang trao tiền và quà hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lũ lụt do cơn bão số 3 gây ra.
Đóng góp ý kiến nâng cao hiệu quả trong công tác tài chính của Liên hiệp Hội Việt Nam
Ngày 19/9, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Đóng góp ý kiến nâng cao hiệu quả trong công tác lập kế hoạch và quản lý tài chính của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Phó Chủ tịch Phạm Quang Thao và Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam Nguyễn Quyết Chiến đồng chủ trì hội thảo.
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Trung ương lần thứ 12, khóa VIII
Ngày 15/8, tại Hà Nội, Vusta tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương lần thứ 12 (khóa VIII) dưới sự chủ trì của đồng chí Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Vusta; đồng chí Phạm Ngọc Linh - Phó Chủ tịch Vusta; đồng chí Nguyễn Quyết Chiến - Tổng Thư ký Vusta.
Tổ chức thành viên của Liên đoàn các tổ chức kỹ sư ASEAN chúc mừng đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm
Nhân dịp đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 9/8, Hội đồng Kỹ thuật Phillippine đã gửi email chúc mừng. Nội dung thư viết “Tôi xin gửi lời chúc mừng đồng chí Tô Lâm nhân dịp Ngài được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. XIN CHÚC MỪNG”.
Vusta sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024
Ngày 31/7 tại Hà Nội, Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam (Vusta) tổ chức Hội nghị Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng và Tổng thư ký Vusta Nguyễn Quyết Chiến đồng chủ trì hội nghị.

Tin mới

Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Nâng cao nhận thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh lao động là công việc không của riêng ai, giải pháp cải thiện điều kiện lao động là yếu tố then chốt giảm dần độc hại của môi trường làm việc cho người lao động. Việc đánh giá, phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được thực hiện một cách chính xác, công bằng, hợp lý, hài hòa, sẽ giúp cải thiện điều kiện lao động…