Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 11/08/2021 13:13 (GMT+7)

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện

Từ khi được thành lập cho đến nay, với chức năng đoàn kết, tập hợp đội ngũ trí thức, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang đã xác định và coi việc đẩy mạnh đẩy hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện.

Chia sẻ với vusta.vn, ông Tô Đức Hiện - Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang cho biết, về cơ chế chính sách, Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 30/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trên cơ sở vận dụng vào điều kiện thực tế tại tỉnh Hà Giang. Liên hiệp Hội Hà Giang đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 02/01/ 2013 về “Quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang”. Quy định đã tập trung làm rõ về: đối tượng bắt buộc phải phải có tư vấn, phản biện và giám định xã hội, đó là các chính sách, các chương trình, đề án, dự án về phát triển kinh tế xã hội, khoa học và công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế, tài nguyên môi trường thuộc diện thông qua Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét cho ý kiến hoặc quyết định. Đồng thời quy định rõ thủ tục, trình tự, cách thức xây dựng nhiệm vụ, giao nhiệm vụ tư vấn, phản biện, chế độ quản lý tài chính và trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan như: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố… trong việc phối hợp thúc đẩy hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

Theo đó, đối với các đề án thuộc đối tượng bắt buộc phải tư vấn, phản biện và giám định xã hội và các đề án khác do Liên hiệp hội đề xuất với UBND tỉnh, thì trước 30/10 hàng năm, Liên hiệp Hội Hà Giang có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng kế hoạch nhiệm vụ và dự toán kinh phí tư vấn phản biện và giám định xã hội gửi Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính thống nhất trình UBND tỉnh phê duyệt và giao chung vào dự toán của đơn vị theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, Liên hiệp Hội Hà Giang cũng đã trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 19/2014/QĐ-UBND, ngày 01/10/2014 về Quy chế phối hợp giữa Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật với các hội thành viên, các sở, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó quy định rõ sự phối hợp trong triển khai các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Đây là những văn bản có tính chấp pháp lý quan trọng, góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong tổ chức triển khai các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định mà nhiều tỉnh đang gặp phải.

Chia sẻ thêm, ông Hiện cho biết thêm, những năm qua, Liên hiệp Hội đã tập hợp được đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tham gia đóng góp ý kiến vào nhiều văn kiện, đề án, dự án lớn của tỉnh như đóng góp ý kiến cho Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015; tổ chức lấy ý kiến đóng góp và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi); báo cáo và đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 27-NQ/TW của BCH Trung ương khóa X “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”; tham gia phản biện Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2025”; Đề án “Thành lập Vườn quốc gia gắn với Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn”; thành lập "Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán.

Đặc biệt, đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt danh mục và bố trí kinh phí để thực hiện tư vấn, phản biện đối với 05 đề án, dự án trọng tâm, trọng điểm của tỉnh. Đã tập hợp được đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm ở trung ương và địa phương để tổ chức tư vấn phản biện độc lập đối với 03 đề án, dự án trọng tâm, trọng điểm của tỉnh, gồm: Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Dự án “Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020- tầm nhìn đến nhăm 2025”; Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Ý kiến phản biện của Hội đồng tư vấn phản biện đã các sở, ngành đồng tình, các chủ đầu tư ghi nhận, tiếp thu chỉnh sửa. Kết quả tư vấn, phản biện đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đánh giá cao; Hội đồng nhân dân tỉnh đã xem xét đánh giá, nghi nhận trong chương trình nghị sự tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh.

Tuy nhiên, theo ông Hiện, vẫn còn một số khó khăn như mặc dù cơ chế chính sách, các văn bản hướng dẫn về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội đã khá đồng bộ. Xong do một số cơ quan, đơn vị còn chưa nhận thức đầy đủ về mục đích của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội là nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội có thêm cơ sở, luận cứ khoa học độc lập, khách quan trong việc đề xuất, xây dựng, thẩm định, phê duyệt để thực hiện có hiệu quả đối với các cơ chế, chính sách, các chương trình, đề án, dự án trong thực tiễn. Nên còn chưa chủ động phối hợp đề xuất, kiến nghị xem xét tư vấn, phản biện đối với các nhiệm vụ thuộc diện bắt buộc phải có ý kiến tư vấn, phản biện của Liên hiệp Hội.

Đội ngũ trí thức của tỉnh Hà Giang tuy số lượng và chất lượng đã được nâng lên, nhưng tập trung chủ yếu các lĩnh vực: giáo dục đào tạo 72,56%, Y tế 4,8 % (so với tổng số đội ngũ trí thức có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên), các lĩnh vực khác chiến tỉ lệ rất nhỏ, đa phần lại hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, tỉnh còn thiếu các chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật; một số các bộ khoa học có kinh nghiệm, từng kinh qua nhiều vị trí trong công tác, khi nghỉ hưu vì những lý do khác nhau nên họ chưa muốn tiếp tục làm việc hoặc một số chuyển nơi cư trú về vùng xuôi… Do đó mức độ tập hợp, lựa chọn chuyên gia tham gia các hội đồng tư vấn, phản biện còn gặp những khó khăn nhất định. Đội ngũ trí thức các Hội ngành Trung ương là một trong những giải pháp được Liên hiệp Hội quan tâm tập hợp, xong do đặc thù Hà Giang là tỉnh miền núi, xa với Trung tâm hành chính, kinh tế lớn của cả nước, giao thông đi lại khó khăn, nếu không phối hợp tốt với các cơ quan, hội ngành Trung ương, sẽ rất khó khăn trong việc lựa chọn những chuyên gia có kinh nghiệm, tâm huyết cộng tác với tỉnh triển khai các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

Hội thành viên thuộc hệ thống liên hiệp hội còn mỏng; có ít các Hội tính chất của hội chuyên ngành về khoa học và kỹ thuật, một số sở, ngành còn chưa quan tâm chỉ đạo thành lập các hội chuyên ngành để tập hợp đội ngũ trí thức tham gia các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội khi có yêu cầu.

Các ủy viên Ban chấp hành Liên hiệp hội hoạt động chủ yếu là kiêm nhiệm, còn dành ít thời gian tham gia đề xuất triển khai các nhiệm vụ tư vấn, phản biện; biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kinh phí dành cho hoạt động của Liên hiệp hội nói cung và danh cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội nói riêng còn hết sức hạn hẹp, chưa đáp ứng được so với yêu cầu nhiệm vụ.

Vì vậy, để hoạt động tư vấn phản biện của Liên hiệp Hội tiếp tục được đẩy mạnh, phát huy và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tư vấn phản biện góp phần vào công cuộc xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang trong thời gian tới, theo tôi, Liên hiệp Hội các địa phương cần phải tích cực, chủ động trong việc phối hợp với các Sở, ngành của tỉnh liên quan cập nhật thông tin, kịp thời nắm bắt các chủ trương, chính sách của nhà nước, tình hình thời sự trong nước và quốc tế nhất là về khoa học và công nghệ.

Bám sát thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội để lựa chọn vấn đề tư vấn phản biện cấp thiết nhất, giải quyết được búc xúc của xã hội đại diện cho địa phương, vùng, miền và phù hợp với năng lực của Liên hiệp Hội địa phương để đề xuất kịp thời, chính xác với tỉnh, với bộ, ngành, với Liên hiệp Hội Việt Nam xem xét, phê duyệt làm cơ sở tổ chức thực hiện.

Cần phải làm tốt công tác tập hợp đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành ở Trung ương và ở tỉnh có trình độ, chuyên môn sâu, kinh nghiệm thực tiễn, nhiệt tình, tâm huyết tham gia đóng góp nhiều ý kiến, mang lại giá trị thiết thực, hiệu quả. Từ đó, nâng cao được uy tín, tạo sự tin tưởng, nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của công tác tư vấn phản biện.

Đối với các đề tài, dự án tư vấn phản biện, cần phải làm tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra, kết quả nghiên cứu phải được Hội đồng khoa học của tỉnh, của Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá cao; kết quả sản phẩm đầu ra phải mang lại được giá trị và hiệu quả xã hội đích thực.

Ngoài ra, chúng tôi sẽ chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan rà soát, tổng hợp kế hoạch nhiệm vụ và dự toán kinh phí tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm thuộc diện bắt buộc phải có tư vấn, phản biện gửi Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính thống nhất trình UBND tỉnh phê duyệt và giao chung vào dự toán của đơn vị theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để đảm bảo tính chủ động trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện, ông Hiện cho biết thêm.

PV

Xem Thêm

Góp ý dự thảo các đề cương báo cáo của Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV
Chiều ngày 28/3 tại Hà Nội, Đảng đoàn phối hợp với Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011 - 2025), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII.
Thanh Hoá: Phản biện quy định chi phí tham gia chương trình đào tạo
Sáng ngày 19/3, Liên hiệp hội tỉnh tổ chức hội thảo “Quy định mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo đối với từng nhóm đối tượng tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (Quy định) do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo.
Thanh Hoá: Phản biện đề án về chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Sáng ngày 15/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo “Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất công nghệ cao, chuyển đổi số trong nông nghiệp tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa” (Đề án) do UBND huyện Thạch Thành phụ trách.
Thanh Hoá: Phản biện quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông
Ngày 05/3/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo phản biện “Quy định Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thực hiện từ năm 2024 - 2025” do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa phụ trách soạn thảo.

Tin mới