Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 20/09/2006 14:39 (GMT+7)

Dấu ấn Việt ở NASA

Nếu có dịp viếng thăm phòng trưng bày thành tựu chinh phục không gian của NASA ở Trung tâm điều khiển bay ( Flight Control Center) của NASA ở Houston, bang Texas , bạn sẽ thấy tên của một người Việt được trang trọng tôn vinh: giáo sư - tiến sĩ toán học Nguyễn Xuân Vinh. Thời mà đại đa số dân Việt còn đi xe đạp thì những nghiên cứu của Nguyễn Xuân Vinh bằng các lý thuyết toán học đã vạch đường bay cho phi thuyền lên mặt trăng.

Chính NASA đã bảo trợ cho Nguyễn Xuân Vinh nghiên cứu thành công việc tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền để làm luận án tiến sĩ. Ông là người Việt Namđầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng tiến sĩ khoa học không gian vào năm 1962 với công trình này. Những lý thuyết của Nguyễn Xuân Vinh đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên được mặt trăng thành công và sau này được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về trái đất.

Eugene H. Trinh (Trịnh Hữu Châu), sinh 1950 tại Sài Gòn. Tiến sĩ vật lý ứng dụng ĐH Yale 1977. Phi hành gia trên chuyến tàu con thoi Columbia 12 số hiệu STS-50 năm 1992, bay lên trạm không gian Skylab trong chuyến bay dài 13 ngày - dài nhất trong toàn bộ chương trình tàu con thoi. Eugene H. Trinh hiện đang làm việc ở Jet Propulsion Laboratory của NASA ở California .Jonathan Lee (Điền Lê), sinh năm 1959, nhà vật lý bán dẫn và kỹ sư vật liệu kết cấu. Làm việc cho NASA từ 1989, là người phát minh ra hợp kim nhôm-silion cho NASA, là vật liệu có độ chịu lực cao nhưng lại rất nhẹ và giá thành thấp. Phát minh này sau đó đã được NASA thương mại hoá và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất ô-tô, tàu thuyền. Hiện đang làm việc tại Marshall Space Flight Center của NASA.
Diệp và Hữu Trịnh, hai vợ chồng cùng quê Bạc Liêu. Diệp sinh 1963, hiện là kỹ sư chất liệu kết cấu còn Hữu là kỹ sư hàng không cùng làm việc tại NASA Marshall Space Flight Center . Diệp tham gia nhiều dự án, trong đó có cả dự án phân tích hoá học và bề mặt của gương kính viễn vọng dùng tia X. Còn Hữu chuyên về công nghệ an toàn cho phi thuyền.

Bùi Trí Trọng, sinh 1965 tại Sài Gòn. Tiến sĩ hàng không và không gian ĐH Stanford. Chính thức làm việc cho Glenn Research Center của NASA từ 1997 với công việc khởi đầu là kỹ sư hàng không. Hiện đang làm việc ở Dryden Flight Research Center , chuyên nghiên cứu và thử nghiệm các loại tên lửa.

Ra đời từ 1958, đến nay NASA đã có tới 20 cơ quan trực thuộc nằm rải khắp nước Mỹ và nhiều viện nghiên cứu trong các đại học lớn. Nếu như cơ quan đầu não của NASA ở Houston, bang Texas đảm trách việc điều hành các chuyến bay không gian có người lái từ các giàn phóng ở mũi Canaveral, bang Florida, thì cơ quan NASA Jet Propulsion Laboratory (JPL) ở Pasadena, bang California chuyên điều khiển những chuyến bay tự động thám hiểm thái dương hệ và ngoài vũ trụ. Với hơn 15.000 chuyên gia trong mọi lĩnh vực khoa học lý thuyết và ứng dụng, NASA huy động mọi nguồn lực chất xám ưu tú để nghiên cứu các công nghệ mới phục vụ cho việc thám hiểm không gian và ứng dụng công nghệ không gian vào đời sống dưới trái đất.

Hiện chúng tôi chưa thống kê được tổng số người Việt làm ở các cơ quan NASA là bao nhiêu, nhưng chỉ riêng cơ quan Ames Research Center của NASA ở Moffett Field, bang California đã có hơn 100 chuyên gia Việt. Tiến sĩ vật lý thiên văn Eugene H. Trinh (Trịnh Hữu Châu) làm việc ở NASA-JPL đã từng là phi hành gia bay trên chuyến bay dài nhất của chương trình tàu con thoi vào năm 1992. Cũng làm việc ở NASA-JPL, tiến sĩ Nguyễn Thành Tiến đã được NASA trao huy chương ngoại hạng vì những đóng góp quan trọng trong chương trình Galileo đưa phi thuyền thám hiểm sao Mộc. Trong hội đồng tư vấn quốc tế về hệ thống dữ liệu không gian của NASA-JPL có tên tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tiến. Jonathan Lee (Điền Lê) ở Marshall Space Flight Center, bang Alabama , là người phát minh ra hợp kim nhôm - silion cho NASA, là vật liệu có độ chịu lực cao nhưng lại rất nhẹ và giá thành thấp. Đó chỉ là vài dấu ấn Việt ở NASA của thế hệ người Việt sinh ra trong thập niên 1950 - thế hệ thứ hai sau thế hệ Nguyễn Xuân Vinh.

Bruce Vu (Thanh Vũ), tiến sĩ ngành kỹ sư hàng không ĐH Mississippi State University năm 1999. Chính thức làm việc cho NASA Marshall Center từ 1988, chuyên chế tạo các hệ thống giả lập trên máy tính để nghiên cứu động học chất lỏng - những chuyển động của khí và chất lỏng có thể tác động đến các phương tiện lưu giữ, lắp ráp và phóng phi thuyền con thoi. Hiện đang làm việc ở NASA Kennedy Space Centerở Florida nghiên cứu cách ứng dụng công nghệ nano để chế tạo những máy tính có kích thước nhỏ như tế bào.

Thế hệ sinh trong thập niên 1960 trở về sau chiếm đa số trong cộng đồng chuyên gia Việt ở NASA. Tiến sĩ Bùi Trí Trọng hiện đang làm việc ở trung tâm nghiên cứu Dryden Flight Research Centerở Edwards, bang California , chuyên nghiên cứu và thử nghiệm các loại tên lửa. Tiến sĩ Nguyễn Quang Việt làm việc cho Glenn Research Centerở Cleveland, bang Ohio thiết kế và kiểm tra các thiết bị chẩn đoán cho các buồng đốt hydrô cao áp của động cơ tên lửa. Tiến sĩ Peter Ve Tran (Trần Vệ) hiện là giám đốc chương trình Áp suất phi thuyền (Pressure Vessel Program) của Stennis Space Center ở Bay St. Louis, bang Missouri…

Những đột phá trong công nghệ tương lai của NASA chính là trọng trách của thế hệ trẻ sinh từ thập niên 1970. Mục tiêu "săn nhân tài" của NASA không chỉ giới hạn trong những sinh viên xuất sắc ở các đại học Mỹ mà còn mở rộng toàn cầu qua các cuộc thi tuyển và thông báo tuyển dụng qua mạng internet. Năm 2004, Đinh Bá Tiến, lúc đó chỉ mới 25 tuổi đang theo chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ về tin học tại Đại học Huddersfield ở Anh, đã chiến thắng hàng trăm ứng viên khác trên toàn cầu và được tuyển dụng vào chương trình nghiên cứu trí thông minh nhân tạo của NASA để chế tạo các phần mềm điều khiển robot, phi thuyền tự hành. Trước khi sang Anh, Đinh Bá Tiến là giảng viên của Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Dấu ấn Việt ở NASA từ nay bắt đầu có nguồn chất xám Việt được đào tạo ngay trên quê Việt.

Hiện chúng tôi chưa thống kê được tổng số người Việt làm ở các cơ quan NASA là bao nhiêu, nhưng chỉ riêng cơ quan Ames Research Center của NASA ở Moffett Field, bang California đã có hơn 100 chuyên gia Việt.

Nguồn: sgtt.com.vn, 12/01/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.