Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 20/08/2024 10:30 (GMT+7)

Đào tạo nhân lực là bước đi chiến lược để phát triển công nghiệp bán dẫn

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam phải ưu tiên đầu tư mạnh mẽ cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là bước đi chiến lược nhằm xây dựng vị thế trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tiếp tục họp với các bộ, ngành, địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học để lấy ý kiến, hoàn thiện Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

Coi đào tạo nhân lực là “bước đi chiến lược” trong phát triển công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nhiều lần hối thúc việc sớm phải hoàn thành Đề án. Bởi thế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang cố gắng “chạy nước rút” để sớm hoàn thiện Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ thông qua và triển khai thực hiện.

Đào tạo nhân lực là bước đi chiến lược để phát triển công nghiệp bán dẫn - Ảnh 1
Đào tạo nhân lực là “bước đi chiến lược” trong phát triển công nghiệp bán dẫn. (Ảnh minh họa)

Theo Dự thảo Đề án, để thực hiện các mục tiêu đặt ra cần có nguồn lực 26.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đã bắt đầu có ý kiến về việc nên hay không nên đưa ra con số 26.000 tỷ đồng vào Dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án của Thủ tướng Chính phủ.

Lý giải điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đào tạo nhân lực bán dẫn là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. Do vậy, việc quy định dự kiến tổng vốn thực hiện Đề án trong Quyết định phê duyệt nhằm xác định rõ tổng nguồn lực cần huy động, làm cơ sở để triển khai việc huy động và bố trí kinh phí, đáp ứng yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ.

Theo ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), việc đưa tổng kinh phí dự kiến góp phần quan trọng thể hiện thông điệp về sự quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng nhà đầu tư trong việc xác định đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là “đột phá của đột phá”, nhằm thu hút các nguồn lực khác ngoài ngân sách nhà nước tham gia triển khai Đề án. Đây cũng là kinh nghiệm của các quốc gia, nền kinh tế về việc công bố chương trình hành động gắn với kinh phí lên tới 5-10 tỷ USD.

Đề xuất trên của Ban soạn thảo Đề án nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các bộ, ngành, địa phương. Theo quan điểm của ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng: “Nên nêu rõ kinh phí thực hiện Đề án để chúng ta có thể chủ động được. Nếu không, rất khó triển khai”.

PGS.TS Trần Thị Thanh Tú (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đồng tình với quan điểm trên. Tuy nhiên, bà bày tỏ, điều quan trọng hơn nữa là cần có hàng loạt chính sách để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra. Nhưng “đặc thù” để phát triển 50.000 nhân lực bán dẫn thôi chưa đủ, cần thêm cả các chính sách đặc thù, cạnh tranh, hấp dẫn để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nói chung, trong đó thu hút “đại bàng” bán dẫn là rất quan trọng.

Cùng với việc hối thúc Đề án Phát triển nhân lực thì Chiến lược Phát triển công nghiệp bán dẫn cũng cần được đẩy nhanh. Theo các chuyên gia quốc tế, Việt Nam chỉ có khoảng 3-5 năm để chuẩn bị và đón nhận cơ hội từ sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng ngành bán dẫn. Nếu không nhanh chân trong giai đoạn nước rút, cơ hội ngàn vàng có thể bị bỏ lỡ.

Xem Thêm

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Yên Bái: Hội thảo phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng
Sáng ngày 11/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CDSH) tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả khảo sát về phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng cho thanh niên.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.