Đánh giá vật nuôi để chọn lọc
Từ trước tới nay, việc đánh giá vật nuôi để chọn lọc có thể được chia làm 3 thời kỳ:
Thời kỳ đầu tiên(khoảng trước 1850): Thời kỳ này các giống vật nuôi đang được hình thành, người chăn nuôi chỉ đánh giá vật nuôi một cách đơn giản: căn cứ vào một số đặc điểm nào đó của con vật để quyết định giữ con vật đó lại làm giống hạy loại thải.
Phương pháp đánh giá này dễ thực hiện, nhưng thiếu các căn cứ cụ thể.
Thời kỳ giữa(khoảng từ 1850 - 1980): thời kỳ này có nhiều giống vật nuôi đã được hình thành, nhưng chưa thật ổn đình. Người chăn nuôi thường đánh giá vật nuôi qua các tiêu chuẩn giám định.
Con vật được đánh giá qua từng đặc điểm: huyết thống - ngoại hình - khả năng sinh trưởng - khả năng sản xuất (sinh sản, sản xuất sữa…). Sau đó chúng được đánh giá một cách tổng hợp qua các đặc điểm trên.
Các đặc điểm này được chia làm các cấp khác nhau: cấp kỷ lục (cao sản), đặc cấp, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV, ngoại cấp… Để lại làm giống thường là các con vật từ cấp II trở lên.
Mỗi cấp chênh nhau một tỷ lệ phần trăm nhất định hoặc 1 độ chênh lệch chuẩn ( s ).
Các tiêu chuẩn giám định được xây dựng đối với con vật còn non và trưởng thành (đực, cái riêng).
Vật nuôi được giám định vào tháng 10 hàng năm hoặc theo các tháng tuổi nhất định.
Ưu điển của phương pháp đánh giá con vật theo tiêu chuẩn giám định là: Con vật được đánh giá một cách toàn diện và dễ thực hiện.
Nhược điểm của phương pháp đánh giá con vật theo tiêu chuẩn giám định là: bộ di truyền chậm (vì phải đánh giá chọn lọc con vật theo nhiều đặc điểm trong cùng một thời gian, đồng thời chưa sử dụng được các kiến thức về di truyền hiện đại trong công tác giống).
Thời kỳ hiện nay(khoảng từ 1980 đến nay): Hiện nay các giống vật nuôi đã được ổn định, nhất là về ngoại hình. Điều người chăn nuôi quan tâm nhất hiện nay là nâng cao khả năng sản xuất của con vật. Do đó người chăn nuôi thường tập trung đánh giá vật nuôi qua giá trị giống (breeding value) về khả năng sản xuất của chúng. Tất nhiên ngoại hình con vật phải có đặc trưng của giống và đạt ở mức độ nào đó.
Con vật được kiểm tra năng suất qua bản thân (cá thể), anh chị em, đời trước, đời sau và được xác định các giá trị giống qua các chỉ số chọn lọc (selection index) hay giá trị BLUP (Best Linear Unbiase Prediction).
Ưu điểm của phương pháp đánh giá con vật theo giá trị giống là: tiến bộ di truyền nhanh (vì tập trung đánh giá và chọn lọc một số ít tính trạng, đồng thời sử dụng được các kiến thức về di truyền hiện đại trong công tác giống).
Nhược điểm của phương pháp đánh giá con vật theo gía trị giống là phức tạp (vì phải tiến hành kiểm tra năng suất và xác định chỉ số chọn lọc hoặc giá trị BLUP của các con vật nuôi giống).
Ở nước ta, các giống vật nuôi nội đã được hình thành từ lâu nhưng còn nhiều nhược điểm về mặt ngoại hình; các giống vật nuôi ngoại mới được nhập nôi và các giống vật nuôi lai đang được hình thành chưa ổn định. Do đó có thể:
- Triển khai toàn diện rộng việc đánh giá và chọn lọc vật nuôi theo các tiêu chuẩn giám định.
- Nơi nào có điều kiện thì tiến hành đánh giá và chọn lọc vật nuôi theo giá trị giống.