Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 29/06/2005 14:03 (GMT+7)

Đặng Văn Đạt - người luôn say mê sáng tạo

Năm 1982, Đặng Văn Đạt bước vào học năm thứ nhất tại Trường sĩ quan chỉ huy-kỹ thuật (CH-KT) Không quân, chuyên ngành máy bay động cơ. Đây là một trong những chuyên ngành quan trọng bậc nhất trong các chuyên ngành của công tác kỹ thuật hàng không (KTHK). Ba năm “dùi mài” đèn sách, Đạt đã nắm rất vững nguyên lý cấu tạo và hoạt động của một số loại động cơ máy bay, đặc biệt là loại động cơ dùng cho máy bay phản lực MiG-21. Với bản tính cần cù, thích tìm tòi, sáng tạo, Đặng Văn Đạt đã có nhiều ý kiến hay để xử lý, khắc phục các tình huống hỏng hóc của động cơ máy bay, hay tháo lắp càng, thùng dầu phụ cho máy bay. Điều đặc biệt hơn nữa là tuy học chuyên ngành động cơ, nhưng anh lại rất thích nghiên cứu, tìm hiểu về các máy móc của chuyên ngành thiết bị hàng không (Điện đồng hồ trên máy bay). Những mạch điện điều khiển, nguyên lý làm việc của các loại đồng hồ, các hệ thống điều khiển tự động khác đều được Đạt “khám phá” công phu. Ra trường, anh được cấp bằng tốt nghiệp chuyên ngành máy bay động cơ, song Đạt lại nắm khá chắc hệ thống thiết bị điện-đồng hồ được bố trí và hoạt động trên máy bay như thế nào.

Những năm tháng làm kỹ thuật ở ngoài trường, Đặng Văn Đạt càng bổ sung thêm cho mình những kiến thức bổ ích về chuyên ngành KTHK. Nhiều lần đi phục vụ bay về, dù rất mệt nhọc, nhưng anh vẫn say mê thiết kế ra những mạch điện theo ý muốn của bản thân. Trên cương vị là một tổ trưởng máy bay, Đạt luôn có ý nghĩ là làm sao cho công việc của anh em vừa đỡ mệt nhọc, giảm thời gian kiểm tra, sửa chữa nhưng vẫn bảo đảm chất lượng cao và độ tin cậy lớn. Đó chính là lý do để anh và đồng đội nghiên cứu, cải tiến những chi tiết mới cho chiếc cần kéo dắt máy bay hoạt động thuận tiện hơn, tìm cách thay lốp hay thay càng cho máy bay nhanh hơn…

Ba năm trước, đối với khối tự động mở máy APĐ-89 của chuyên ngành điện-đồng hồ không có thiết bị nào để kiểm tra được. Ngay những chuyên gia giỏi của nước bạn cũng phải làm theo phương pháp “phổ thông”, đó là lắp lên máy bay rồi kiểm tra tổng thể chứ không kiểm tra được chi tiết. Thời gian lắp khối APĐ-89 lên máy bay và kiểm tra nó phải mất từ 3 giờ đến 4 giờ đồng hồ. Sau khi lắp khối vào vị trí, thợ máy phải cho xe Kra kéo máy bay ra bãi nổ máy 20 phút để kiểm tra. Phương pháp kiểm tra khối APĐ-89 như thế, độ tin cậy chỉ được khoảng 70%. Đôi khi kiểm tra ở mặt đất tốt, nhưng lúc máy bay hoạt động ở trên không, hỏng hóc phát sinh lúc nào cũng có thể xảy ra. “Chẳng lẽ lại chịu thua”-Nghĩ như vậy, nên Đặng Văn Đạt đã trăn trở cả năm trời để cố tìm cách chế tạo ra một thiết bị để kiểm tra.

Với thiết bị kiểm tra này, người thợ máy chỉ mất vài chục phút tháo khối APĐ-89 từ trên máy bay xuống, sau đó nối thiết bị do Đặng Văn Đạt chế tạo vào là có thể kiểm tra đến từng chi tiết máy chỉ mất hơn 10 phút. Thiết bị kiểm tra sẽ cho biết rất chính xác tình trạng hoạt động của từng mạch điện mà không phải mất thời gian tháo lắp phức tạp, không tốn xăng dầu, phương tiện phục vụ cho việc khởi động động cơ máy bay. Đặc biệt, sẽ tiết kiệm được 20 phút tuổi thọ cho động cơ, khi nó không phải hoạt động. Nói về sáng kiến rất tuyệt vời này, thượng tá Nguyễn Văn Đảm-Chủ nhiệm kỹ thuật đoàn không quân B.70 tâm đắc: “Sáng kiến của Đặng Văn Đạt là một công trình rất có giá trị về mặt vật chất, đồng thời có ý nghĩa to lớn về mặt khoa học. Chuyên gia nước bạn còn phải khâm phục, cho thấy phát minh của Đạt ấn tượng đến mức nào”. Theo trung tá Hoàng Xuân Thủy-Chủ nhiệm kỹ thuật đơn vị C.37, thì sáng kiến của Đặng Văn Đạt đang phát triển để có thể kiểm tra được khối tự động mở máy APĐ-99 của máy bay C và D. Điều đáng nói ở đây là một sáng kiến rất tinh xảo, đòi hỏi phải tư duy rất nhiều, với sự am hiểu sâu sắc chuyên ngành thiết bị hàng không lại ra đời bởi một kỹ thuật viên có bằng trung cấp và lại làm ở chuyên ngành máy bay động cơ.

Anh em ở Xưởng bảo dưỡng máy bay đơn vị C.37 còn “bật mí” cho tôi biết, công trình của Đặng Văn Đạt cũng như nhiều sáng kiến, cải tiến khác ở đây đều do anh em tự làm. Nhiều công trình, anh em bỏ tiền túi của mình mua thiết bị, vật tư để thiết kế, chế tạo. Đến khi cấp trên phát hiện ra ý nghĩa to lớn của nó, mọi người mới được hỗ trợ kinh phí và làm báo cáo thành tích.

Hơn 20 năm tuổi quân, 20 năm tuổi nghề, Đặng Văn Đạt đang ở độ chín của sự sáng tạo. Với anh, cơ hội để thành công trên lĩnh vực KTHK vẫn còn rộng mở phía trước. Chỉ tiếc là anh chưa được đi học thêm, để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn và sức sáng tạo của mình. Hiện nay, nhiệm vụ bay huấn luyện và SSCĐ của đơn vị C.37 rất nặng nề. Vì thế, Đặng Văn Đạt đang cùng đồng đội tiếp tục nâng cao hiệu quả bảo đảm KTHK vững chắc hơn nữa, đáp ứng tốt cho nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển, hải đảo và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

Nguồn: quandoinhandan.org.vn 23/6/2005

Xem Thêm

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...