Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/08/2024 15:07 (GMT+7)

Đắk Lắk: Ông Nguyễn Trung Khánh đã chế tạo Máy sơ chế sachi

Ông Nguyễn Trung Khánh ở huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk đã chế tạo Máy sơ chế sachi. Máy làm việc theo nguyên lý bóc tách vỏ quả dạng đĩa hình côn có khả năng điều chỉnh khe hở giữa hai đĩa để phù hợp với các loại quả khác nhau.

Được biết, cây Sachi Inchi hay còn gọi là Sachi có tên khoa học là Plukenetia volubilis L, nguồn gốc xuất xứ ở rừng mưa nhiệt đới Amazôn, vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Sachi là cây dây leo thân gỗ, khi trồng thường để cây cao khoảng 2m để thuận tiện cho việc thu hoạch quả. Quả có dạng quả nang đường kính khoảng 3 cm với 4-7 cánh, quả có năm cánh trông giống hình ngôi sao. Bên trong các cánh quả là các hạt hình ô van màu nâu sẫm, mỗi cánh có một hạt. Cây sachi rất dễ trồng và chăm sóc, kĩ thuật trồng rất đơn giản. Cây có thể cho thu hoạch quanh năm, trong vòng 20 năm. Với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước cao như hiện nay thì Sachi hứa hẹn là loại cây có giá trị kinh tế cao. Hạt sachi được bao bọc bởi vỏ quả, vì vậy muốn lấy hạt ra người nông dân phải sử dụng các dụng cụ như kìm, búa để tách hạt. Tùy theo yêu cầu thu mua mà tách vỏ lấy hạt đen hoặc hạt trắng.

Hiện nay ở Việt Nam đã có một số công ty chế tạo máy tách vỏ quả sachi.  Tuy nhiên, các loại máy này có một số nhược điểm, như: không tách được nhiều loại quả có kích thước khác nhau; để lại lượng quả bi chiếm tỷ lệ 20%; tỷ lệ hạt trắng rất ít, tỷ lệ bóc vỏ thấp chỉ đạt 95%; không tách được hạt đen ra hạt trắng, không đánh bóng được hạt; năng suất chỉ đạt 100-150 kg quả/h; khi sử dụng có hiện tượng mặt đá bị chai lì hay bị kẹt quả đẫn tới máy bị đứng.

Nguyên lý hoạt động của máy như sau: Cấp nguồn điện 220V 1 pha cho bộ điều khiển của máy. Người điều khiển ấn nút “on” để khởi động động cơ điện với vòng quay 1450V/p. Động cơ kéo theo trục mâm xoay đĩa hình côn động với tốc độ quay 290V/p và hệ thống hút gió (hút vỏ nguyên liệu) 1800V/p và đồng thời kéo theo dàn sàng với vận tốc 720V/p ổn định sau 60 giây. Sau đó nạp quả sachi vào máng chứa (quả, hạt sachi), rồi được đưa xuống mâm xay 2 đĩa (một đĩa cố định, một đĩa xoay). Tại đây, quả sachi sẽ được tách vỏ và hạt. Hạt và vỏ sẽ ra hai đường riêng biệt, nhờ bộ lọc nguyên liệu phân tầng vỏ sẽ được quạt hút gió hút đưa theo đường ống và ra hầm chứa vỏ phế liệu, còn hạt rơi xuống các sàng rung để phân loại (zise ). Hạt được sàng phân loại ra các loại như sau: cửa 1 cho ra nhân trắng loại 13,5mm, cửa số 2 cho ra nhân trắng loại 14,5mm, cửa số 3 cho ra loại hạt đen+nhân trắng loại 15,5mm, cửa số 4 cho ra hạt đen loại hạt kích cỡ trên 15,5mm, cửa số 5 cho ra loại quả bi. Ngoài ra máy được cài đặt hệ cơ 3 số, mỗi số tương ưng với kích cỡ hạt (quả,hạt).

Máy xay 2 đĩa thép hình côn làm việc ổn định, năng xuất, dễ vẫn hành, đặc biệt không kén quả và hạt, thời gian sử dụng lâu, chất lượng đĩa thép đảm bảo.

tm-img-alt

Hình Máy sơ chế sachi

Máy sơ chế sachi gồm có các bộ phận sau: (1) Buồng xay quả gồm hai đĩa xay hình côn (một đĩa động và một đĩa cố định), đĩa di động liên kết với trục truyền động gắn với puly ở dưới máy, trục này vừa truyền động quay cho đĩa côn vừa có tác dụng điều chỉnh khe hở giữa hai đĩa côn trong máy. Puly liên kết với puly động cơ điện qua dây cuaroa. (2) Bộ lọc phân tầng gió+ quạt hút vỏ sachi đã tách xong đưa ra ngoài. Trên thân của quạt hút có cửa điều chỉnh gió. (3) Hệ thống sàng rung, gồm có 3 sàng, trên mặt sàng đột những lỗ có đường kính khác nhau. Bên cạnh mỗi sàng có các cửa ra hạt, cửa ra hạt gần máy và ở trên sẽ lấy được kích thước hạt nhỏ nhất, các cửa phía sau hoặc ở dưới sẽ lấy được kích thước hạt lớn hơn. (4) Phiễu chứa quả có khả năng chứa 15 kg quả, dưới đáy phiễu có bộ phận điều chỉnh độ rộng cửa vào quả. (5) Hệ thống khung máy. (6) Động cơ điện một pha 220 v công suất 3,5 kw, vòng quay 1450 v/p. (7) Các puly và dây cuaroa tuyền chuyển động quay và điều khiển sàng rung.

Năng suất tách vỏ quả ra hạt: tách quả khô ra hạt đen đạt khoảng 600kg/1h; tách quả khô ra nhân trắng đạt 450kg/1h (tỷ lệ trắng 5/đen 5); tách hạt đen ra nhân trắng đạt 200kg/1h; phân loại hạt theo kích thước; Đánh bóng hạt; Tỷ lệ hạt quả lãng phí trong lúc vận hành máy gần bằng 0%; Tỷ lệ nhân trắng không bị lỗi trong lúc vận hành đạt 99%.

Với chất lượng vượt trội so với các máy được sản xuất trong nước, giá bán bằng 1/10 so với các máy của nước ngoài, máy đã được cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số nước, như: Đài Loan, Malaixia, Indoniaxia và Lào. Các máy được chuyển giao hiện nay vẫn hoạt động tốt.

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.