Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 24/08/2022 15:11 (GMT+7)

Đắk Lắk: Nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tỉnh Đắk Lắk cũng gặp không ít khó khăn, bất cập ảnh hưởng đến phát triển lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn.

Một số hạn chế cần khắc phục đó là tiến độ triển khai còn chậm so với mục tiêu đặt ra; kết quả đạt được ở các địa phương có sự chênh lệch khá xa giữa khu vực đồng bằng và miền núi; ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng ở các xã miền núi còn hạn chế; đời sống người dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; vẫn còn một bộ phận cán bộ, trí thức và người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên tính chủ động, sáng tạo chưa cao.

tm-img-alt

Hội thảo đánh giá hiệu quả thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTMtại Đăk Lắk 12/2021

Chính vì vậy, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Đắk Lắk đã nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh qua việc phát huy trí tuệ của các nhà quản lý, nhà khoa học. Đó là:

Kiện toàn tổ chức làm công tác xây dựng NTM; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM, trong đó chú trọng phát huy tinh thần làm chủ, tình làng nghĩa xóm, tương thân tương ái của người dân.

Tiếp tục kiện toàn và củng cố Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và hệ thống Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh, huyện với chức năng là cơ quan quản lý, điều phối đa ngành, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng NTM trên cơ sở hệ thống Văn phòng Điều phối NTM các cấp đã có để tiếp tục tham mưu, phối hợp thực hiện hiệu quả 11 nội dung, thành phần của chương trình MTQG xây dựng NTM và 06 chương trình, dự án chuyên để trọng tâm nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc, tồn tại trong xây dựng NTM nổi lên sau 10 năm thực hiện.

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và người dân trong xây dựng NTM.

Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị trong xây dựng NTM, nhất là vai trò của người đứng đầu, phải xem xây dựng NTM là một cuộc cách mạng, một nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần thực hiện kiên trì, kiên nhẫn, thường xuyên và liên tục. Phải xác định vai trò chủ thể của người dân trong các công việc cụ thể. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch đối với mọi hoạt động xây dựng NTM, đặc biệt là các công trình đầu tư theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với quy hoạch tỉnh, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và tình hình thực tế của địa phương; nhất là quy hoạch vùng sản xuất các sản phẩm chủ lực gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; quy hoạch sắp xếp lại các khu dân cư; quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn cho phù hợp. Đồng thời, tiến hành công bố, cắm mốc, ban hành quy chế quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch.

Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các địa phương.

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn (giao thông, điện, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nước sạch tập trung…), theo hướng đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông ở những địa bàn khó khăn do đặc thù về điều kiện địa hình, địa chất, tạo sức bật để các xã khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế sẵn có.

Rà soát, xây dựng lộ trình các xã đăng ký đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn NTM, thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, NTM nâng cao; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở các cấp, đảm bảo hoàn thành mục tiêu của chương trình trên địa bàn toàn tỉnh và ở từng địa phương.

Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, địa phương. Thực hiện xây dựng NTM cần chủ động, toàn diện, đồng bộ, đi vào chiều sâu và thực chất. Cấp ủy các cấp cần phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình hiệu quả.

Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế thống nhất huy động và bố trí đủ nguồn lực thực hiện chương trình hằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng NTM, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030; ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình theo thẩm quyền; chỉ đạo các địa phương chủ động ban hành các cơ chế đặc thù hỗ trợ thực hiện các nội dung của chương trình theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và bền vững; đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thích hợp và đủ mạnh để thực sự khuyến khích việc tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết, hợp tác, ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn phát triển sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và thu hút nhiều lao động. 

Phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững, trong đó, chú trọng khai thác được lợi thế của mỗi địa phương.

Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, nhất là việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất và quản trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tập trung hỗ trợ hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững với quy mô sản xuất hàng hóa lớn đối với các nhóm sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 17/3/2020 của Tỉnh ủy về Phát triển kinh tế tập thể; triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình OCOP. Đổi mới phương thức thực hiện và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng gắn đào tạo nghề với triển khai các mô hình, dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cụ thể, theo nhu cầu hoặc dự án đầu tư ở nông thôn của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.

Định hướng chuyển đổi số trong xây dựng NTM trên địa bàn.

Thúc đẩy quá trình số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong xây dựng NTM; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số nhằm thay đổi căn bản hoạt động quản lý, điều hành, gim sát của cơ quan chính quyền các cấp đối với xây dựng NTM.

Bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp.

Phải đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn. Thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư các khu xử lý rác tập trung quy mô liên xã, liên huyện, đồng thời khuyến khích phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ, cấp thôn trong cộng đồng dân cư, mô hình thu gom thuốc bảo vệ thực vật. Tiếp tục phát động và duy trì các phong trào nói không với rác thải nhựa; tái sử dụng chất thải nông nghiệp đảm bảo đúng quy định; cải tạo cảnh quan môi trường; phát triển, nhân rộng các mô hình phân loại rác tại nguồn, tái sử dụng các loại chất thải ngay từ nguồn phát sinh theo nguyên lý “kinh tế tuần hoàn". Tập trung phát triển các mô hình thôn, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp làm tiền đề cho phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh về lâu dài.

Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa cơ sở và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn.

Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, phổ cập giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, ưu tiên các chính sách để hỗ trợ khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng miền núi, khu công nghiệp, để nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.- Chú trọng nâng cao hiệu quả của y tế cộng đồng cấp xã và cấp huyện đảm bảo hiệu quả phòng chống bệnh lây nhiễm và nâng cao chất lượng khámchữa bệnh cho người dân nông thôn; chú trọng phát triển giáo dục nông thôn, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn.

Xem Thêm

Đồng Tháp: Hội Sinh vật cảnh tổ chức Đại hội lần thứ III
Ngày 5/4/ 2024, tại Đồng Tháp, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự Đại hội có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, các sở, ngành liên quan và gần 60 đại biểu là các hội viên của Hội.
Lễ ký kết giảm phát 1 tỷ tấn carbon/năm
Ngày 9/4 tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và Phát triển Doanh nghiệp (Trung tâm QCC - trực thuộc Vusta) và Tập đoàn Tín Thành đã tiến hành Lễ ký kết giảm phát 1 tỷ tấn carbon/năm và công bố sàn giao dịch NFT thương mại tín chỉ carbon toàn cầu.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng dự Hội nghị Cơ học toàn quốc
Nhân dịp 45 năm thành lập Viện Cơ học, Viện Cơ học phối hợp với Viện Vật lý và Hội Cơ học Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Cơ học toàn quốc vào ngày 9/4 tại Hà Nội. TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA đã đến dự và chúc mừng hội nghị.

Tin mới