Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 21/10/2024 12:10 (GMT+7)

Đắk Lắk: Góp ý dự thảo tài liệu giáo dục địa phương lớp 5

Ngày 18/10, Liên hiệp hội Đắk Lắk đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn, phản biện, góp ý dự thảo tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đắk Lắk lớp 5.

tm-img-alt

Ông Vương Hữu Nhi, Chủ tịch Liên hiệp hội tỉnh, chủ trì cuộc họp.

Môn Giáo dục địa phương là môn học bắt buộc nằm trong chương trình giáo dục phổ thông đối với học sinh lớp 5, với thời lượng 35 tiết/năm học. Trong môn học này, nội dung được yêu cầu truyền tải cho học sinh về các lĩnh vực: Dân cư của tỉnh; lễ cúng bến nước của dân tộc Ê Đê; anh hùng lực vũ trang nhân dân Huỳnh Thị Hường; văn hóa ẩm thực lẩu cá lăng - măng rừng; khu căn cứ kháng chiến của địa phương Đắk Lắk thời kì chống Mỹ.

Đây là một tài liệu rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông dành cho học sinh lớp 5. tài liệu gồm 32 trang, được biên soạn thành 5 chủ đề riêng biệt. Các tác giả đã rất cố gắng trong việc sưu tầm và soạn các chủ đề về nhiều lĩnh vực: Dân cư, lễ hội, ẩm thực, danh nhân, địa chỉ đỏ … là những kiến thức rất thiết thực cho đối tượng là học sinh lớp 5 đang sống và học tập trên quê hương Đắk Lắk. Từ những kiến thức được truyền tải từ giáo viên, từ thực tiễn cuộc sống sẽ giúp các em hiểu biết thêm về quê hương của mình đang sinh sống và học tập, từ đó củng cố thêm tình yêu quê hương, đất nước và trách nhiệm đối với gia đình và cộng đồng xã hội.

Tại cuộc họp, các thành viên hội đồng đã góp ý đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung như: Đề nghị sử dụng hình ảnh cho phù hợp, tránh trùng lắp; cập nhật thông tin đến năm 2023; thay đổi bố cục các chủ đề; chỉnh sửa cách hành văn cho xứng tầm với sách giáo khoa; cân nhắc cách dùng từ cho phù hợp, tránh hiểu lầm;…

Xem Thêm

Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
Ngày 23/10, Liên hiệp Hội tỉnh đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở tỉnh.

Tin mới

Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Nâng cao nhận thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh lao động là công việc không của riêng ai, giải pháp cải thiện điều kiện lao động là yếu tố then chốt giảm dần độc hại của môi trường làm việc cho người lao động. Việc đánh giá, phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được thực hiện một cách chính xác, công bằng, hợp lý, hài hòa, sẽ giúp cải thiện điều kiện lao động…