Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 05/09/2022 08:08 (GMT+7)

Đại tá, TS. Nguyễn Văn Khoan: Người dành gần trọn cuộc đời viết về Bác

Cả đời mình, đại tá, TS Nguyễn Văn Khoan đã dành hết tâm huyết cho công việc đọc, tìm kiếm tư liệu để viết về Bác Hồ kính yêu.

Tìm đến tận nhà nhân chứng để viết về Bác
Đại tá.TS Nguyễn Văn Khoan sinh ngày 11/11/1929. Ông quê gốc ở làng Dương Xuân hạ, tổng Cự Chánh huyện Hương Thủy, nay là phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
Năm lên 1 tuổi, ông theo cha ra Thanh Hóa. Năm 1946, ông tốt nghiệp Thành chung ở Thanh Hóa. Năm 1947, khi mới 18 tuổi, ông đã trở thành hiệu trưởng một trường tiểu học ở huyện Thiệu Hóa.
Dai ta, TS. Nguyen Van Khoan: Nguoi danh gan tron cuoc doi viet ve Bac
Đại tá. TS Nguyễn Văn Khoan lật giở cho phóng viên xem những cuốn sách ông viết về Bác Hồ. Ảnh: Mai Loan.
Năm 1949, Đại tá. TS Nguyễn Văn Khoan rời quê hương, lên đường nhập ngũ. Vào bộ đội, ông học khóa 5 Trường Lục quân rồi công tác ở Cục Thông tin, sau là Phòng Tuyên huấn. Với vai trò một cán bộ tuyên huấn, ngày đêm ông nghiên cứu, học tập, tìm đọc các sách báo viết về Bác Hồ.
"Tôi đi bộ đội 41 năm liền, trong những năm tháng bộ đội ấy, tôi may mắn có cơ hội được gặp Bác 2 lần. Tôi thấy Bác là người chân tình, gần gũi, thương yêu bộ đội nên tôi có ấn tượng sâu sắc đặc biệt là những câu nói, những việc làm rất hay của Bác ở các địa phương. Năm 1989, tôi rời bộ đội và bắt đầu viết sách về Bác Hồ", Đại tá, TS Nguyễn Văn Khoan chia sẻ.
Đại tá, TS Nguyễn Văn Khoan đọc thông viết thạo được 4 ngoại ngữ (Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc). Việc thông thạo ngoại ngữ khiến ông không chỉ tìm hiểu, tra cứu tài liệu trong nước, mà còn có thể đọc được những tư liệu quý về Bác ở các nguồn thông tin chính thống tại nước ngoài.
Đặc biệt, để có đủ tài liệu phục vụ việc viết sách, ông Khoan thường đọc và tìm đến các nhân chứng từng may mắn có cơ hội được gặp Bác Hồ. Mỗi khi đọc được mẩu chuyện hay, tư liệu quý về Bác Hồ, ông lại tự mình liên hệ với tác giả rồi tìm đến tận nhà nhân chứng để kiểm chứng thông tin.
Những người ông tìm gặp đủ mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, từ cựu chiến binh, giáo viên đến các cụ già, bà lão... ở nhiều vùng trên đất nước. Có những người ở xa, tận Cao Bằng, Bắc Kạn, Nghệ An, Thanh Hóa... ông cũng lặn lội đến tận nơi tìm gặp.
Cũng vì lẽ đó, những bài viết của ông luôn có tính xác thực cao, phong phú, đa dạng, hấp dẫn người đọc.
Quy nhuận bút thành sách tặng đồng đội cũ
Cho đến nay, đại tá Nguyễn Văn Khoan đã có khoảng 50 đầu sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều cuốn sách được dịch ra tiếng Anh, tiếng Lào và được tái bản như “Nguyễn Ái Quốc và vụ án Hồng Kông năm 1931” (Nhà xuất bản Trẻ, 2008), “Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà” (Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2009).
Dai ta, TS. Nguyen Van Khoan: Nguoi danh gan tron cuoc doi viet ve Bac-Hinh-2
Cuốn "Tấm gương Bác - ngọc quý của mọi nhà". 
Sau nhiều năm nghiên cứu về Bác, một trong những phẩm chất đáng quý ở con người Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ông thấy, đó chính là lòng yêu nước. Người luôn đặt lòng yêu nước, yêu Tổ quốc, nhân dân và độc lập tự do lên trên hết.
Trong số những đầu sách của mình, "Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh" (2 tập) và "Tấm gương Bác, ngọc quý của mọi nhà" là hai bộ sách ông cảm thấy tâm đắc nhất. Ở hai cuốn sách này, ông đã cố gắng khắc họa được tư tưởng, quan điểm, đạo đức của Bác, cũng như phẩm chất “vàng” trong con người cộng sản chân chính Hồ Chí Minh.
Ông chia sẻ, viết về Bác không dễ. Tuy nhiên, khi có cơ hội tiếp xúc được với những tư liệu quý, ông lại có khao khát được chuyển tải tới cho nhiều người được biết đến.Và từ những câu chuyện về Bác, điều ông mong muốn là mỗi người, dù ở tầng lớp nào đều có thể rút ra được một điều gì đó ý nghĩa để làm theo Bác.
Những cuốn sách viết được, Đại tá, TS Nguyễn Văn Khoan đem in thành nhiều bản đem tặng các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các trường học và bạn bè của ông. Tại các trường học, sách được bán với giá thấp để các em học sinh, sinh viên có cơ hội tiếp cận thông tin phong phú hơn về Bác.
Nhiều cuốn sách được in ra, nhà xuất bản trả nhuận bút, ông không lấy. Ông đề nghị quy đổi số tiền đó thành sách để dành tặng cho những người bạn là đồng đội cũ đã chiến đấu tại chiến trường năm xưa của ông. Hoặc tặng cho những giáo viên, sinh viên, học sinh.
Các nhà xuất bản cũng hay tìm đến ông mỗi khi có các cuộc triển lãm sách về Bác Hồ. Nhiều người nghiên cứu về lịch sử, về Bác, hoặc những học sinh, sinh viên chuyên ngành lịch sử cũng thường tìm đến ông mỗi khi muốn mượn sách hay tham khảo thông tin về Bác Hồ. Với ông, đó là niềm vui.
“Thấy tôi cứ in sách ra biếu tặng, con gái tôi đã có lần phàn nàn, nhưng tôi chỉ nói với con rằng: “Để ngàn vàng trong tủ không bằng để lại cho đời sau một cuốn sách”. Đại tá Khoan chia sẻ.
Hình ảnh vị đại tá già với chiếc xe đạp cũ tới cơ quan lưu trữ, gặp các nhân chứng lịch sử để khai thác tư liệu, rồi cho ra đời các tập sách đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Với những cống hiến của mình, ông được trao giải Bạc cho cuốn "Hồ Chí Minh tiểu sử" năm 2007 do Hội Xuất bản Việt Nam và Hội đồng Giải thưởng sách Việt Nam tặng; giải Nhì cho tác phẩm "Những năm tháng hào hùng sôi nổi" do Binh chủng Thông tin liên lạc tặng nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Thông tin liên lạc (9/9/1945 - 9/9/2005) và rất nhiều giải thưởng khác.

Xem Thêm

Người đam mê những sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thải
Tại vòng chung khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) tổ chức ngày 3/8 vừa qua, tôi đặc biệt chú ý tới giải pháp “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học cụm dân cư” là 1/41 giải pháp được chọn vào Chung khảo và đã đạt giải Ba, thuộc lĩnh vực: Nông-Lâm-Ngư nghiệp,Tài nguyên và Môi trường của TS Võ Anh Khuê và cộng sự.
Máy hốt lúa - Sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật của một nông dân
Đầu tháng 6/2023, Liên hiệp Hội Phú Yên về thôn Xuân Thạnh 1, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên để “Mục sở thị” chiếc máy hốt lúa của anh Nguyễn Ngọc Trí, Đồng thời, tư vấn để anh Trí tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên, lần thứ 10 (2022-2023) vì nhận thấy đây là mô hình sáng tạo, được mọi người đánh giá cao.
Giải Nhất Hội thi toàn quốc: Tôi đã thất bại mấy lần rồi!
Quê anh ở TX Đông Hòa (Phú Yên). Tốt nghiệp cử nhân Địa lý, trường Đại học KHXH &NV ở TP Hồ Chí Minh năm 2007. Anh đi làm thuê một thời gian tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi cách làm củi từ trấu. Năm 2009 anh về làng lập nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất củi đốt bằng việc tái chế vỏ trấu và giàu lên từ sản phẩm này.
Phú Yên: Thầy Nguyễn Lưu Hồng - Người đam mê sáng tạo
Trường cao đẳng Nghề Phú Yên luôn tích cực khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nên nhi đồng (STTN-NĐ), Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh và đạt nhiều giải cao. Trong đó, thầy giáo Nguyễn Lưu Hồng là người có nhiều đóng góp, ghi dấu ấn sâu đậm cho hoạt động này.
Người ươm mầm khoa học kỹ thuật Việt Nam
Giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Nhà khoa học, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Giải thưởng Hồ Chí Minh , giải thưởng Lúa thế giới; Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Nghĩa lớn!
GS.VS Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn, người đặt nền móng cho ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống.

Tin mới

Quảng Ngãi: Góp ý tư vấn và phản biện Công viên Quảng trường biển
Ngày 29/9/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức tổ chức tọa đàm tư vấn, phản biện: Đề xuất Chủ trương đầu tư dự án Công viên Quảng trường biển, kết hợp Khu đô thị - Dịch vụ sinh thái thành phố Quảng Ngãi Ông Huỳnh Văn Tố, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội chủ trì buổi tọa đàm.
Thúc đẩy khoa học, công nghệ vì một Việt Nam thịnh vượng, phát triển bền vững
Với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội chính là thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Bình Phước: Tìm giải pháp ứng dụng công nghệ mới nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp
Sáng 28/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp ứng dụng vật liệu mới và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp”.
Phú Yên: Hội Làm vườn nỗ lực không ngừng góp phần xây dựng nông thôn mới
Là tổ chức xã hội nghề nghiệp của người nông dân, hoạt động trong phạm vi địa bàn toàn tỉnh. Trong những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng, Hội đã bám sát chức năng nhiệm vụ và căn cứ điều kiện cụ thể, cùng với cách tiếp cận phù hợp, đổi mới, sáng tạo, từng bước xây dựng tổ chức Hội ngày càng phát triển.
Tham vấn ý kiến các nhà khoa học về Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
Ngày 27/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì hội thảo.
Đêm hội trăng rằm - Ấm tình Vusta
Ngày 26/9, Công đoàn và Chi đoàn cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình vui Tết Trung thu “Đêm hội Trăng rằm - Ấm tình Vusta” cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con em của cán bộ, công nhân viên cơ quan.
Đổi mới và sáng tạo hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ
Truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học & công nghệ là nhiệm vụ quan trọng và cũng là thế mạnh của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên, nơi tập hợp đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm và tâm huyết trong việc truyền bá kiến thức cho cộng đồng, người dân và xã hội.
Người đam mê những sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thải
Tại vòng chung khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) tổ chức ngày 3/8 vừa qua, tôi đặc biệt chú ý tới giải pháp “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học cụm dân cư” là 1/41 giải pháp được chọn vào Chung khảo và đã đạt giải Ba, thuộc lĩnh vực: Nông-Lâm-Ngư nghiệp,Tài nguyên và Môi trường của TS Võ Anh Khuê và cộng sự.