Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 14/07/2006 23:05 (GMT+7)

“Cứu tinh” của hồ Bảy Mẫu

Và bất ngờ hơn khi “nhà khoa học” chỉ là cô học sinh lớp 11 chuyên sinh Trường THPT Hà Nội - Amsterdam với công trình “Làm sạch nước hồ Bảy Mẫu, Hà Nội bằng đất sét và xơ giấy”...


Một buổi trưa, khi đang lướt web, Nguyễn Thị Thu Trang đọc được một đoạn tin “... hàng nghìn con cá chết trắng hồ Bảy Mẫu vì nước bị ô nhiễm” của một tờ báo điện tử uy tín.


Sẵn tính tò mò muốn biết nguyên nhân tận gốc cũng như có một niềm đam mê sinh vật từ nhỏ, cô bé Trang không kịp ăn uống, vội vã đạp xe 8 km đến quan sát lòng hồ và nhận ra những xác cá chết nổi lẫn với rất nhiều rác thải, còn màu xanh của nước hồ bị thay thế bởi màu đen lờ nhờ của nước thải khắp nơi dồn về.


Về nhà, cứ quanh quẩn câu hỏi trong đầu: “Tại sao những con cá phải chết? Có cách nào giúp hồ Bảy Mẫu của thủ đô thoát khỏi ô nhiễm?”. Ý tưởng xuất hiện khi Trang đọc được tính năng lọc nước của đất sét trong một cuốn sách cũ. Những dòng chữ “... đất sét có khả năng hấp thụ rất cao các chất hữu cơ và kim loại nặng trong nước.


Trang thuyết trình trên mô hình “bể lọc hồ Bảy Mẫu”

Trang thuyết trình
trên mô hình
“bể lọc hồ Bảy Mẫu”

Với niềm đam mê khoa học và thiên nhiên Trang còn một mình bắt xe đò xuống tận vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình và rừng Sóc Sơn (Hà Nội) để tự nghiên cứu đề tài: “Con voọc chà vá chân xám”.


Trong suốt ba tháng, mỗi tuần hai buổi, một buổi về Cúc Phương, một buổi về Sóc Sơn Trang làm bạn với những chú voọc và đưa ra những kế hoạch bảo tồn loài thú có tên trong sách đỏ ở Việt Nam.


Đề tài của Trang về những chú voọc được Trang tự dịch sang tiếng Anh để đem đi dự cuộc thi bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tổ chức tại Thái Lan.

Nếu đất sét được kết hợp với chất có khả năng phân hủy các chất hữu cơ khác thì có thể hạn chế được sự ô nhiễm nguồn nước” như in vào đầu Trang. Trang nhớ ngay trong bài giảng “Khoa học thường thức” năm học THCS: “Xơ giấy là chất hữu cơ đáp ứng nhu cầu còn lại của hỗn hợp trên”- Trang kể lại như một câu chuyện “tình cờ” của bao học sinh trung học.

Từ đấy, Trang bắt đầu dồn tâm sức vào công trình lọc nước của mình. Để có mẫu đất sét, Trang lặn lội theo bố xuống tận Hà Tây để chọn. Để lấy xơ giấy, Trang bắt xe ôm và nhảy xe buýt hàng chục lần lên tít làng giấy Phong Khê, Yên Phong, Bắc Ninh để xin. Còn mẫu nước để lọc? “Lấy ngay nguồn nước ô nhiễm từ hồ Bảy Mẫu”.

Mỗi ngày từ trường về là Trang đóng chặt cửa phòng để nghiên cứu. Cả bố mẹ Trang lẫn hàng xóm đều không bao giờ thấy đèn trong phòng của cô học sinh tắt trước 2g sáng nhưng chỉ nghĩ là Trang học bài.


Một lần, mẹ của Trang thấy con mình mặt mũi lấm lem đất cát, còn quần áo lại dính đầy xơ giấy nhếch nhác mới kiểm tra đột xuất phòng con gái. Bà giật mình “tá hỏa” khi phát hiện: “Phòng của nó toàn là những chậu đất sét trộn xơ giấy và trên giường là những hòn bi ve” - mẹ Trang kể lại.


Rồi chính mẹ là người ủng hộ Trang nhất khi xem màn biểu diễn đầy thuyết phục: “Sau khi cho những viên bi đất sét có trộn xơ giấy vào bình nước ô nhiễm của hồ Bảy Mẫu, chỉ sau mấy tiếng nước trong gần như nước máy và đỡ hôi hẳn”- Trang cho biết. Sau sáu tháng, công trình “bể lọc” của Trang đã thành công.


Trong giai đoạn cuối của công trình, Trang vừa phải ôn thi cật lực để thi hết học kỳ vừa phải tự tay chế tạo mô hình công trình để đem dự thi. “Dường như em chỉ ngủ một ngày được hai tiếng vì bận quá”- Trang kể lại. Buổi thi học kỳ môn cuối cùng cũng là lúc Trang hoàn thành công trình của mình.

Nguồn: tuoitre.com.vn 26/6/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…