Cuộc thi quốc tế về thiết kế và tạo chip thông minh theo công nghệ PSoC: Nữ kỹ sư Việt Nam giành Giải đặc biệt
Đón đầu công nghệCuộc thi thách thức các nhà thiết kế phát triển thiết bị điện tử mới dựa trên PSoC (Programmable System on Chip - Hệ thống khả trình trên một con Chip). Là sản phẩm của Công ty Cypress MicroSystemsvà đã được bầu chọn là công nghệ hay nhất thế giới năm 2001, PSoC giúp nhà thiết kế nhanh chóng đưa các sản phẩm mới, sử dụng một con chip, với chi phí thấp ra thị trường.
John McDonald, giám đốc tiếp thị của Cypress MicroSystems, cho biết: ""Chúng tôi vui mừng khi thấy cuộc thi đã thu hút được nhiều sự quan tâm cũng như nhiệt tình của các nhà thiết kế. Hàng chục ngườidự thi với nhiều sản phẩm khác nhau đã nêu bật tính đa dụng của PSoC và khả năng phát triển ứng dụng dựa trên công nghệ này trong chưa đầy ba tháng của các kỹ sư. Người dự thi cũng chứng minh rằng dễdàng thương mại hoá các sản phẩm sử dụng PSoC"".
Theo bà Tân, ý tưởng phát triển thiết bị trên xuất phát từ một đề tài cấp Nhà nước do GS.TS Phạm Thượng Cát, Trưởng phòng Công nghệ Tự động hoá, phụ trách. đó là: Xây dựng hệ thống quan trắc môitrường để đo độ pH của nước, tiếng ồn, nhiệt độ và độ ẩm. Nhận thấy việc mua thiết bị đo của nước ngoài rất đắt tiền và bản thân chúng có nhiều hạn chế nên ông Cát quyết định phải chế tạo một thiếtbị phù hợp, rẻ tiền, có thể cạnh tranh với các quốc gia khác. Chính vì vậy, ông đã đưa công nghệ PSoC vào Việt Nam và định hướng cho đồng nghiệp sử dụng PSoC để chế tạo các thiết bị.
Sử dụng con chip trắng CY8C26 của PSoC, bà Tân thuộc phòng Công nghệ Tự động hoá đã thiết kế và phát triển thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm và điểm sương. Đây là sản phẩm có độ tin cậy cao, giá thành rẻ,tiêu tốn ít năng lượng và tiện dụng. Phạm vi ứng dụng của nó rất rộng rãi, có thể tự động đo, kiểm tra các thông số trên tại kho nông phẩm, dược phẩm, vũ khí, trang thiết bị công nghiệp và bệnh viện.Bà Tân cho biết: ""Hiện nay, các cơ sở sử dụng thiết bị thô sơ. Chỗ nào cần đo độ ẩm, nhiệt độ thì họ đặt thiết bị và người theo dõi phải tới tận nơi để ghi thông số. Để giảm lao động, chúng tôi đãchế tạo thiết bị giám sát từ xa, có thể nối mạng ở khoảng cách 1.200m. Chỉ cần một máy tính là có thể biết được thông tin vào mọi thời điểm"".
Có thể đặt tối đa và nối mạng 32 thiết bị với máy tính. Thiết bị hoạt động rất đơn giản: Tất cả đã được thiết kế và lập trình trong con chip PSoC. Thiết bị tự động lấy tín hiệu từ đầu đo, tính toánrồi hiển thị thông số độ ẩm, nhiệt độ và điểm sương trên một màn hình tí hon. Số liệu được cập nhật 24/24 giờ và được truyền đi xa. Khi cần lấy số liệu, người giám sát chỉ việc bật máy tính tại mộttrung tâm và vào chương trình để nhận số liệu từ các màn hình tí hon đó. Ngoài ra, nó còn báo động nếu thông số vượt quá ngưỡng. Sau khi chế tạo xong thiết bị đo, bà Tân mới biết thông tin về cuộcthi được đăng tải trên website của Cypress Microystems. Bà đã quyết định gửi tài liệu, sơ đồ, nguyên lý hoạt động của thiết bị để tham gia vào ngày 31/3/2004 và cũng không nghĩ sẽ được giải.
Với giá thành chừng 120-150 USD (giá con chip của PSoC là 5-8 USD), so với 300-400 USD đối với thiết bị nhập ngoại, thiết bị giám sát của bàTân cho kết quả tốt khi so sánh với các máy tiêu chuẩn nhậpngoại và hiện đang được Cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng của Bộ Quốc phòng cấp giấy chứng nhận. Nếu sản xuất hàng loạt, giá thành của thiết bị trên sẽ rẻ hơn. Được hỏi về những khó khăn vàthuận lợi trong quá trình chế tạo, bà nở một nụ cười tươi rồi nói: ""Điểm thuận lợi là công nghệ PSoC rất đơn giản, dễ cho người sử dụng. Người thiết kế chỉ cần mua chip trắng và hệ phát triển để tựlập trình, thiết kế phần cứng, tạo thành một thiết bị độc nhất của riêng họ"".
Mong muốn của bà là tìm được đối tác liên doanh để sản xuất thiết bị nguyên mẫu nói trên, bán rộng rãi trong nước cũng như nước ngoài. ""Suy cho cùng, ai cũng chỉ mong bán được hàng thì mới sốngđược, mặc dù ở đây ai cũng có lương. Tuy nhiên, cái có ích nhất là sản phẩm của mình được nhiều người sử dụng"" - bà Tân tâm sự.
Là người hiện đang giúp đỡ, đào tạo nhiều đồng nghiệp trẻ về phần mềm hệ thống, KS Tân cho hay: ""Nhìn thấy họ trưởng thành, tôi rất phấn khởi. Thứ nhất là bản thân họ lớn dần lên. Thứ hai, đấy lànhững người cùng mình gánh vác công việc. Một mình thì không làm được điều gì"".
Giải công nghệ cao: Việt Nam có thể thắng!
""Kỹ sư Tân là một phụ nữ Việt Nam khiên tốn, giản dị, ít nói, say mê làm việc, cố gắng đóng góp và để lại một cái gì đó cho giới trẻ sau này. Giành được giải thưởng quốc tế khi sắp nghỉ hưu là niềmhạnh phúc lớn cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học của chị. Giải thưởng còn là sự đánh giá lớn đối với chị em phụ nữ. Ở đâu, họ cũng là những người cần mẫn, chăm chỉ, góp phần xây dựng đất nước này.Giải thưởng cho thấy Việt Nam có thể chiến thắng tại các giải quốc tế về công nghệ cao. Với lòng say mê nghiên cứu, làm việc nghiêm túc và tìm kiếm công cụ phù hợp nhất, người Việt Nam có thể tạo racác sản phẩm cạnh tranh trên thị trường thế giới."" - TS Phạm Thượng Cát nhận xét.
Theo ông Cát, không phải công nghệ thông tin (CNTT) là những mạng đồ sộ. Thực ra, CNTT mà chúng ta nhìn thấy hiện nay như máy tính cá nhân và mạng Internet chỉ là bề nổi của nó. Còn cả một tảng băngchìm rất lớn là những ứng dụng của CNTT. Chúng nhúng vào các sản phẩm hàng ngày như lò vi sóng, máy điều hoà nhiệt độ. Các chuyên gia đã thống kê 99% các con chip vi xử lý nằm trong các hệ thốngnhúng xung quanh chúng ta và chỉ có 1% nằm trong máy tính. Nếu người nào chỉ nhìn thấy CNTT là máy tính và internet thì người đó chỉ nhìn thấy 1% của CNTT.
Ông Cát cho rằng: ""Các nhà chính sách cần nhìn nhận lại sự phát triển của CNTT nước nhà để có sự cạnh tranh và từng bước vươn lên"".
Nguồn: VietnamNet ngày 9/7/2004.
-----Kỹ sư Phan Minh Tân sinh năm 1948, tốt nghiệp ĐH Kỹ thuật Budapest (Hungaria). Sau khi tốt nghiệp, bà thực tập một năm tại một nhà máy chế tạo điện tử ở đó và về làm việc tại Viện Công nghệ Thôngtin. Bà cũng là người tham gia lắp chiếc máy tính 8 bit đầu tiên của Việt Nam, thiết kế hệ thống kiểm tra và giám sát tua-bin số 5 tại Nhà máy Thủy điện Hoà Bình, khắc phục sự cố Y2K tại trạm khí tạiBà Rịa -Vũng Tàu.