Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 30/11/2005 00:21 (GMT+7)

Cúm gia cầm và nguy cơ gây đại dịch ở người

Từ cuối thế kỷ 19, năm 1878, bệnh cúm gà đã được mô tả ở Italia, nhưng bệnh này chỉ được xác định vào năm 1955 là do một loại virus gây bệnh cúm (virus cúm gà), kèm theo những loại virus cúm khác. Virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae virus, là phần tử nhỏ nhất có thể có vỏ bọc glycoprotein bảo vệ sự ngưng kết hồng cầu (H) và hoạt động của men neuraminidase (NA). Các chữ H và N, với số lượng thích hợp dùng để gọi tên từng loại virus cúm gà tương ứng (H2N2). Ngày nay các nhà khoa học đã xác định có 15 ngưng kết hồng cầu và 9 kháng nguyên men meuraminidase được mô tả về các cúm týp A . Những týp được gọi tên (A, B và C) dựa trên đặc tính kháng nguyên của protein M trên vỏ bọc virus và nucleoprotein với những phần nhỏ nhất của virus… Tất cả virus đều ảnh hưởng đến vật nuôi. Virus cúm týp A là nguy hiểm nhất, thường gây nên những trận dịch nghiêm trọng ở người.

Một khi virus lây vào gia cầm, nó sẽ lan rất nhanh từ đàn này sang đàn khác bởi sự vận chuyển đàn gà nhiễm bệnh, dụng cụ bị ô nhiễm, trứng, xe chở thức ăn gia cầm. Sự lây lan còn được xác định có thể qua đường nước uống và không khí. Nhiều bằng chứng được xác định ở phòng thí nghiệm cho thấy virus có thể hồi phục từ lòng đỏ và lòng trắng trứng của những con gà bệnh.

Theo tổ chức Y tế thế giới và tổ chức Thú y thế giới (hai tổ chức này đã xây dựng một chiến lược mang tính toàn cầu nhằm ngăn chặn cúm gà H5N1 phát triển thành đại dịch), thì có một số thông tin sau về sự truyền bệnh của virus: Virus truyền bệnh qua dịch tiết ra từ mũi và phân. Con người có thể nhiễm virus qua tiếp xúc lâu dài, gần gũi với gia cầm bệnh và thường ở trong một không gian bó hẹp, hoặc khi virus bám trên những bề mặt dính chất bài tiết và phân gia cầm. ở những nước châu á như nước ta, bệnh nhân phần lớn tiếp xúc trực tiếp với virus qua giết mổ, làm lông và nấu nướng gia cầm bệnh. Trong một số chủng virus cúm gia cầm vượt rào sang người thì H5N1 là dạng gây bệnh và tử vong cao nhất. Sau khi nhiễm virus, nạn nhân suy nhược nhanh và tỷ lệ tử vong cao do viêm phổi và suy đa nội tạng. Virus H5N1 làm chết gia cầm (có thể tiêu diệt cả chuồng gà trong vòng vài giờ) song lại ít độc với các loài vịt và ngỗng hoang. Vì thế thuỷ cầm hoang là ổ chứa virus mà không biểu hiện triệu chứng và vẫn có thể bay xa. Tổ chức Y tế thế giới cũng cảnh báo những loại văcxin phòng chống bệnh cúm gà cho người đang được phát triển hiện nay sẽ không mấy tác dụng một khi đại dịch xảy ra. Nguyên nhân là chúng không nhằm đúng đối tượng. Tiến sỹ Henk Bekedam - đại diện của WHO tại Trung Quốc cho biết: WHO khuyến khích một số nước phát triển văcxin cúm gà cho người, song “chúng tôi biết rằngcó lẽ văcxin đó không có hiệu quả cho một đại dịch”.Ông Bekedam nhận định: Mặc dù virus cúm gà H5N1 có khả năng truyền bệnh từ gia cầm sang người, song vẫn chưa có khả năng lây nhiễm từ người sang người vì thế nó chưa thể trở thành tác nhân gây đại dịch ở người. Kể cả khi H5N1 có trở thành “kẻ tiền nhiệm” của một chủng gây đại dịch, nó cũng phải trải qua một loạt thay đổi mang tính quyết định, do đó văcxin có hiệu lực với nó chưa chắc đã đối phó được với thế hệ virus con cháu. Hiện nay khá nhiều công ty trên thế giới đang nỗ lực phát triển văcxin chống H5N1, song chỉ nhắm vào loại virus tấn công gia cầm, không phải siêu vi trùng đột biến đáng sợ trong tương lai. Bộ Y tế Việt Nam cũng có quan điểm tương tự WHO về tác dụng của loại văcxin phòng H5N1 trên người. Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn nhấn mạnh, nếu một đại dịch cúm xảy ra với tốc độ lây lan nhanh từ người này sang người khác thì virus gây dịch chắc chắn không phải H5N1 mà là một chủng hoàn toàn mới. Như vậy, văcxin phòng H5N1 nếu được sản xuất thành công cũng không có tác dụng ngăn ngừa đại dịch. Nhân loại cũng không thể chuẩn bị một loại văcxin nào có khả năng chống lại virus của tương lai. Trong lịch sử virus gây dịch cúm biến đổi thường xuyên và rất nhanh, vì vậy công tác sản xuất văcxin luôn phải chạy sau chúng mà không thể “đi tắt, đón đầu”. Năm 1918 đại dịch cúm xảy ra trên thế giới đã làm 50 triệu người mắc, 10 triệu người tử vong. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc nghiên cứu sản xuất văcxin phòng H5N1 vẫn rất cần thiết vì chủng virus này vẫn tồn tại và gây nguy hiểm cho con người. Khi sản xuất thành công, nó sẽ được dùng cho những người có nguy cơ cao nhiễm cúm gia cầm như người tiếp xúc với gia cầm bệnh, sống trong vùng dịch, làm công tác tiêu huỷ gia cầm…

Thuốc phòng chống dịch cúm cho người hiện nay là Tamiflu, Việt Nam mới chỉ có khoảng 600.000 viên. Tuy nhiên một khi đại dịch xảy ra, trong vòng 24 giờ, Bộ Y tế khẳng định sẽ cung cấp đủ thuốc Tamiflu cho các vùng dịch cúm gia cầm H5N1 và đại dịch cúm týp A ở người thông qua các trung tâm y tế dự phòng. Tổ chức Y tế thế giới cam kết hỗ trợ không điều kiện 30 triệu viên Tamiflu cho bất kể quốc gia nào xảy ra đại dịch trong khu vực châu á.

Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế thế giới thì nếu đại dịch cúm xảy ra, kinh tế thế giới có thể bị thiệt hại khoảng 800 tỷ USD, tương đương với 2% GDP toàn cầu. Đối với những nước phát triển, thiệt hại về kinh tế khoảng 550 tỷ USD, trong đó riêng Mỹ từ 100-200 tỷ USD. Tại Mỹ sẽ có khoảng 100.000 – 200.000 người chết cùng với 700.000 người phải nhập viện và khoảng 90 triệu người khác bị ốm hay ảnh hưởng. Những thiệt hại về kinh tế chủ yếu do người dân hoảng sợ, từ chối đi làm và mua sắm ở cửa hiệu, chỉ ở nhà do lo ngại bị nhiễm bệnh. ở Việt Nam, cúm gia cầm đang gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến kinh tế. Hiện cả nước có khảng 200 triệu con gia cầm, trong một phiên họp mới đây, Chính phủ đã tính đến khả năng khi đại dịch bùng phát sẽ phải tiêu huỷ tất cả, ước tính thiệt hại lên đến 14 ngàn tỷ đồng, tương đương 900 triệu USD. Nếu bệnh cúm lây sang người, ước tính sẽ có khoảng 8,2 triệu người mắc, trong số đó 10% sẽ tử vong.

Chính phủ Việt Nam chủ trương tích cực thực hiện các biện pháp đồng bộ để chủ động khống chế, cố gắng không để đại dịch xảy ra và sẵn sàng đối phó khi có đại dịch. Trước mắt, chính phủ chỉ đạo tiêm phòng văcxin cho gia cầm và thuỷ cầm trong cả nước. Tăng cường giám sát dịch bệnh để phát hiện sớm và dập tắt kịp thời, nhanh chóng bao vây, tiêu huỷ toàn bộ gia cầm tại ổ dịch. Thực hiện tiêu độc khử trùng trong khu vực chăn nuôi, tăng cường kiểm dịch, kiểm soát giết, mổ, vận chuyển gia cầm, nhất là tại nơi có ổ dịch.

Tổ chức những chiến dịch thông tin sâu rộng bằng nhiều hình thức để nhân dân thấy rõ nguy cơ đại dịch. Việt Nam coi dịch cúm gia cầm là mối hiểm họa toàn cầu và chủ trương công khai, sẵn sàng chia sẻ thông tin với các nước khác về tình hình và biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Việt Nam mong muốn được hợp tác với các tổ chức quốc tế để nhận được sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật để phòng, ngăn chặn không cho đại dịch xảy ra.

Về lâu dài, phải tổ chức lại phương thức chăn nuôi gia cầm, tập trung di dời cơ sở chăn nuôi ra xa khu vực đông dân cư, nhất là nội thành, nội thị. Tổ chức lại hệ thống giết mổ, chế biến, tiêu thụ gia cầm. Nâng cao năng lực hệ thống thú y, năng lực ứng phó đại dịch cho cả ngành y tế và thú y.

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.