Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 18/10/2005 14:19 (GMT+7)

Công trình cứu sống trâu bò miền Bắc

Công trình khoa học trên mang tên "Nghiên cứu phòng chống hai bệnh tiêm mao trùng và sán lá gan trên trâu, bò ở Việt Nam " do một tập thể các nhà khoa học ở Viện Thú y quốc gia tham gia nghiên cứu. Nhờ những đóng góp to lớn với giá trị vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay, nên mới đây công trình đã vinh dự được nhận giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005.

Lời giải cho căn bệnh "lạ”

Khi nhớ lại những ngày đầu mới bắt tay vào công việc, PGS.TS Phạm Sỹ Lăng- một trong những người chủ trì đề tài vẫn còn rất xúc động: "Hồi đó, bà con nông dân miền Bắc mình cực lắm, năm nào trâu, bò cũng lăn ra chết, không còn sức kéo, bà con (chủ yếu là phụ nữ) đành phải lấy cuốc thay cày, lấy sức người kéo cày thay trâu. Mỗi lần nhìn thấy cảnh làm việc vất vả đó, tôi rất buồn...".

Từ thực trạng đó TS Lăng (khi đó còn là một bác sĩ thú y trẻ) đã quyết tâm đi tìm căn nguyên gây ra những cái chết "oan uổng" của loài được mệnh danh là "đầu cơ nghiệp" của nhà nông này.

Địa điểm đầu tiên mà ông cùng đoàn nghiên cứu bắt đầu công việc tìm hiểu nghiên cứu là huyện Bình Lục (Hà Nam ). Tại đây, từ vụ đông xuân 1971-1972 trở đi, vụ nào cũng có cả gần 1.000 con trâu, bò "ra đi" không rõ nguyên nhân...

TS Lăng cho biết: "Mặc dù trâu, bò chết rất nhiều, nhưng bà con nông dân cũng chỉ biết nguyên nhân chết có thể là do trâu bị chết do đói, rét, thiếu thức ăn... nên cũng đành cam chịu. Song, qua một thời gian khảo sát chúng tôi nhận thấy trâu, bò chết không phải do "ngã nước", vì ở nhiều nơi không thức ăn không thiếu, thời tiết cũng không quá rét mà trâu vẫn chết".

Để đi tìm câu trả lời cho căn bệnh được coi là "lạ” thời đó, TS Lăng đã phải lặn lội đạp xe về từng hợp tác xã (HTX) lấy mẫu và thử máu của các con trâu. "Thời đó, dụng cụ làm nghiên cứu thí nghiệm thiếu lắm, cả Bộ môn Ký sinh trùng của Viện chỉ có đúng hai chiếc kính hiển vi để soi mẫu máu” - ông tâm sự.

Sau một thời gian làm thực nghiệm, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, hiện tượng trâu, bò chết hàng loạt hoàn toàn không phải do "ngã nước" hay đói rét mà do hai căn bệnh mới xuất hiện gây ra là bệnh tiêm mao trùng và bệnh sán lá gan. TS Lăng cho biết: "Tỷ lệ trâu, bò lúc đó nhiễm phải hai căn bệnh này rất cao, trung bình 12-24,5% đối với bệnh tiêm mao trùng và 45-61% đối với bệnh sán lá gan".

Song để thuyết phục được các HTX tin và chấp nhận điều trị theo căn bệnh này rất khó. Một lần nữa, ông lại cùng đoàn cán bộ đạp xe xuống Bình Lục để chứng minh cho chủ nhiệm các HTX. “Ban đầu chúng tôi phải dùng phương pháp "đối chứng" để thuyết phục bà con bằng cách khám và điều trị triệt để bệnh cho trâu, bò tại HTX Mỹ Thọ trước vụ đông xuân, còn những HTX bên cạnh như Ngũ Lão, Yên Đổ không can thiệp chữa trị"- TS Lăng nhớ lại. Kết quả, ngay trong năm đó, số trâu, bò bị chết ở Mỹ Thọ đã giảm hẳn, còn trâu của các xã bên cạnh vẫn chết như "ngả rạ". Lúc đó, các HTX mới chịu tin và tập trung vào chữa trị và triển khai ra toàn huyện Bình Lục cùng các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm...

30 năm đi tìm phương pháp chữa bệnh


Trước thực trạng, trâu, bò chết ngày càng nhiều, ngay từ cuối những năm 1960, các cán bộ của Viện Thú y quốc gia đã bắt đầu bắt tay vào nghiên cứu nguyên nhân gây ra hiện tượng trâu chết hàng loạt trên phạm vi 20 tỉnh, thành phía Bắc. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm bệnh tiêm mao trùng ở vùng núi "đạt” 10%, trung du 13%, còn ở đồng bằng lên đến 15%.

Đến năm 1971, đề tài chính thức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Viện Thú y phê duyệt và cấp kinh phí nghiên cứu. TS Lăng cho biết: "Tuy đã xác định và phát hiện được ra bệnh, nhưng những ngày đầu công tác chữa trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn: vừa thiếu dụng cụ (xi-lanh, kim tiêm), vừa thiếu thuốc...". Hầu hết thuốc chữa bệnh ngày đó đều phải nhập về từ Liên Xô và CH Dân chủ Đức, các loại thuốc được cung cấp như thuốc Naganin để chữa bệnh tiêm mao trùng và Tetra clur Carbon dùng để chữa bệnh sán lá gan, số lượng khi đó lại vừa hạn chế về số lượng, vừa kém về chất lượng.

Sau khi hoàn thành nghiên cứu ở các huyện của tỉnh Hà Nam, các nhà khoa học Viện Thú y bắt đầu tập trung nghiên cứu mở rộng ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng - nơi có số lượng trâu chết hàng năm rất lớn như Thái Bình, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình... Đi đến đâu, việc đầu tiên mà các nhà khoa học làm mỗi khi đặt chân tới các tỉnh này là việc lấy mẫu máu trên cơ thể các con trâu, bò. "Việc lấy mẫu máu và xét nghiệm lúc đó rất vất vả, phần lớn chúng tôi phải dùng đến phương pháp thủ công, trích máu vào các xi-lanh, rồi mới đem lên soi trên kính hiển vi. Làm cật lực mỗi ngày cũng chỉ xét nghiệm được 30-40 mẫu là cùng".

Qua một thời gian nghiên cứu các nhà khoa học đã nhận thấy nguồn truyền bệnh dẫn đến trâu, bò mắc phải hai loại bệnh trên chính là do các con vi khuẩn. Đối với bệnh tiêm mao trùng là do 63 loài mòng (ruồi) hút máu từ trâu bị bệnh truyền sang cho trâu khỏe. Đối với bệnh sán lá gan nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do hai loài ốc ký chủ trung gian là ốc nước ngọt và ốc chanh đẻ trứng vào cỏ, trâu ăn phải và mắc bệnh.

Từ những thành công trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đồng ý cho Viện Thú y mở rộng phạm vi ứng dụng ra cho tất cả các tỉnh miền Bắc trong giai đoạn từ các năm 1978-1989. Không dừng lại ở đó, trong lúc vừa mở rộng phạm vi ứng dụng chữa bệnh, vừa đi sâu vào nghiên cứu phương pháp chữa bệnh, nhưng ở mức độ tái nhiễm, từ đó đã đề ra được phương pháp chữa bệnh mới, giúp hạ tỷ lệ tái nhiễm xuống còn 3-4% (bệnh tiêm mao trùng) và 15-20% (bệnh sán lá gan).

Công trình "Nghiên cứu phòng chống hai bệnh tiêm mao trùng và sán lá gan trên trâu bò" đã quy tụ được tập thể 28 cán bộ, nhà khoa học của Viện Thú y tham gia nghiên cứu, trong đó có các nhà khoa học đầu ngành như GS. Trịnh Văn Thịnh, TS. Đoàn Văn Phúc, PGS-TS. Phan Địch Lân, PGS-TS. Phạm Sỹ Lăng, TS. Lương Tố Thu, TS. Lê Ngọc Mỹ, PGS-TS. Phạm Văn Khuê.

Nhờ các thành công bước đầu vào các giai đoạn tiếp theo từ 1990-2004, Viện Thú y liên tục nghiên cứu các phương thức chữa bệnh mới dựa trên phương pháp chẩn đoán miễn diện gắn men (ELISA) và phương pháp miễn dịch huỳnh quang (IFAT) chuyên dùng để đặc trị cả hai bệnh hay phương pháp ngưng kết phiến kính (SAT) điều trị bệnh sán lá gan. TS Lăng cho biết: "Áp dụng phương pháp này, trung bình mỗi ngày chúng tôi có thể kiểm tra và làm xét nghiệm được tới 200 mẫu máu khác nhau với độ chính xác đạt tới 92-95%". Với hơn 25 năm nghiên cứu, tới năm 1995, đề tài gần như đã hoàn thành và chỉ đưa vào ứng dụng, tới năm 2000 toàn bộ các thành quả mà các nhà khoa học đã đạt được trong suốt một thời gian dài đã được ghi nhận và ứng dụng ra phạm vi cả nước.

Hiện nay, ngoài việc điều trị hai loại thuốc thông thường Naganin và Tetra clur Carbon, Viện Thú y còn nghiên cứu và ứng dụng được hàng loạt loại thuốc mới vào công tác chữa bệnh như Trypamidium, Azindin, Diminavet... điều trị tiêm mao trùng với liều tiêm thấp (0.1 mg/kg thể trọng). Trong khi đó việc điều trị bệnh sán lá gan cũng hiệu quả hơn bằng các loại thuốc: Dertin B, Fasciolid, Fasimex, Dovenix...

Hàng trăm nghìn con trâu đã được... cứu


Theo thống kê, trong khoảng hơn 10 năm (từ 1970-1980), tổng số trâu, bò ở 20 tỉnh miền Bắc bị chết lên đến 15.000-20.000 con/năm vì hai căn bệnh trên, thậm chí có xã chết đến 50- 60%. Nếu tính giá trung bình 3-4 triệu đồng/con, cứ mỗi năm toàn miền Bắc bị thiệt hại tới 45-80 tỷ đồng. Không những thế, năng suất lao động cũng giảm theo vì người dân buộc phải dùng sức người thay cho sức trâu, bò ở những công việc đồng áng nặng nhọc nhất (cày, bừa, kéo xe...).

Chính vì thế, theo ước tính, trong hơn 20 năm (1980- 2004), khoảng 400.000 con trâu, bò đã "tránh" được cái chết, giảm được thiệt hại cho người dân tới khoảng 1.600 tỷ đồng. Hiện tượng trâu, bò chết hàng loạt giảm không chỉ giảm thiệt hại trực tiếp cho bà con nông dân mà việc trâu, bò khỏe mạnh còn giúp canh tác cây trồng đúng thời vụ hơn, đem lại năng suất cao (8-10 tấn/ha).

Theo PGS-TS. Phạm Sỹ Lăng, đến nay Viện Thú y đã hoàn thành quy trình phòng chống hai loại bệnh này trên diện rộng với mức độ nhanh và chính xác không hề thua kém các nước trong khu vực như Thái-lan, Malaysia, Indonesia... Tuy số lượng trâu, bò thịt và làm sức kéo ngày nay đã giảm, nhưng theo đánh giá của các nhà khoa học, công trình vẫn còn nguyên giá trị của nó với hiệu quả mang lại rất lớn. Bởi ngoài việc chữa trị bệnh cho các loài trâu, bò kéo, thịt, còn có thể dùng phương pháp này để chữa trị bệnh cho trâu sinh sản (tránh hiện tượng sảy thai) hay bò sữa tránh hiện tượng sụt giảm sữa và chết.

Nguồn: nhandan.com.vn   14/10/2005

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.