Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 30/07/2007 22:59 (GMT+7)

Công nghệ đào tạo "thần đồng" của thầy Trần Phương

Công nghệ “đi cáp treo thay đi bộ” của người thầy ngoài biên chế

“Sản phẩm giáo dục” gây sốc này là của một thầy giáo chưa một ngày đứng trên bục giảng trong hệ thống giáo dục quốc gia. Đó là Trần Phương, người chuyên luyện thi đại học để kiếm sống ngay từ những ngày đầu tiên tốt nghiệp khoa Toán trường ĐHSP Hà Nội, hiện là Giám đốc Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển các sản phẩm trí tuệ (thuộc Liên hiệp hội Việt Nam).

Xin nói ngay rằng, 5 HS lớp 6 đó chính là những em từng đoạt giải trong chương trình Game show “Thần đồng đất Việt” trên truyền hình kỹ thuật số VTC mà tác giả bản quyền trị giá 22.000 USD/năm này không ai khác chính là thầy giáo Trần Phương.

Thầy “phù thủy” Trần Phương đã “nhồi” vào đầu các HS 12 tuổi này những gì chỉ trong vòng 10 tháng, với chừng 150 giờ (thay vì 6 năm) mà các em có thể giải tích phân, vi phân, đạo hàm, bất đẳng thức... nhoay nhoáy?

Các em đã giải đề thi ĐH môn Toán đạt điểm trung bình tới 8/10 trong khi mỗi năm có tới hàng ngàn sĩ tử ngồi chẵn 12 năm trên ghế nhà trường lại lãnh điểm “zero” trong các kỳ thi vừa qua.

Trần Phương cho biết, anh đã từng có trong tay tới 100.000 USD và 3 căn nhà giữa Thủ đô mua bằng tiền dạy luyện thi. Kiếm tiền quá dễ, bản tính nghệ sĩ (từng sáng tác nhạc, hát và chơi ghi ta khá hay) gặp tố chất toán học bẩm sinh đã khiến con người này có một quan niệm sống : “Thích tìm cảm xúc mạnh trong trạng thái bấp bênh” - Trần Phương thổ lộ. Và thế là đến năm 2006, 100.000 USD và 3 căn nhà đã lần lượt đội nón ra đi vì những chuyện  không đâu...

Trần Phương tiết lộ: “Tôi cho chúng đi cáp treo thay vì đi bộ, chúng thu nhận kiến thức toán học theo chiều thẳng đứng thay vì bò ngang trên mặt phẳng. Tôi soạn giáo án rất kỹ và công phu, hoàn toàn theo kiểu mới, chẳng giống ai.

Tóm lại là nén kiến thức tối đa theo chùm thông tin, dạng toán đặc thù, sau đó hướng các em tự học. Tôi bỏ qua hình học không gian, nhưng lại thêm vào các kiến thức của toán cao cấp ở bậc ĐH như tích phân, tổ hợp...”

Chắc có nhiều người nghĩ rằng, 5 HS này đã bị “luyện thành tinh” đến già khọm, đánh mất tuổi thơ trong cái lò bát quái của thầy “phù thủy” Trần Phương rồi. Song thật bất ngờ, chúng tôi đã gặp 5 khuôn mặt thông minh rạng rỡ và vô cùng trong trẻo. Chúng hồn nhiên và nghịch ngợm như những trẻ em cùng lứa tuổi, chỉ nhăm nhăm chơi trò chơi điện tử trên máy tính. Có em còn mặc cả: “Em trả lời nốt câu này rồi chị cho em chơi điện tử nhé !”.

Khi thầy Nguyễn Thượng Võ, người từng dạy Toán nhiều năm tại trường chuyên Hà Nội Amsterdam ra thử một bài tích phân, lập tức các em hăng hái lao vào giải say sưa. 10 phút sau, người thầy lão luyện này thu bài, chấm, rồi thốt lên: Bái phục ! Chúng đã học Toán như chơi game vậy!

Rõ ràng điều kiện cần để các em đi “cáp treo” của thầy Trần Phương là năng khiếu cùng niềm say mê học Toán, hứng thú chẳng khác gì chơi game vậy.

Còn điều kiện đủ chính là cái công nghệ cáp treo đầy mạo hiểm của Trần Phương đã thực sự lôi cuốn, giúp các em tiêu hóa một lượng kiến thức khổng lồ trong một thời gian cực ngắn.

Chúng tôi đã tranh thủ kiểm tra tư duy toán học của cậu HS người Thái Bình – người được 8/10 môn Toán thi ĐH khối B - ngay trong một quán cà phê bằng một bài toán số học kinh điển: “100 trâu ăn trăm bó cỏ, trâu đứng ăn 5, trâu nằm ăn 3, lụ khụ trâu già 3 con 1 bó. Hỏi có mỗi loại trâu có bao nhiêu con ?”. Tôi chưa kịp uống xong ly nước, cậu bé đã cho ngay ra đáp số.

Cái công nghệ cáp treo này gây sốc người ta như thế nào thì chuyện tác giả của nó cũng gây sốc độc giả không kém.

Một thầy giáo tài năng như Trần Phương mà không có nổi chiếc xe máy đi làm, phải đi bằng xe ôm... Nhiều người tỏ ý nghi ngờ : Hay thầy Phương... không thích đi xe máy ?

Xin thưa, đó hoàn toàn là sự thật. Hiện Trần Phương vẫn đang “cô đơn” và nghèo tới mức không sắm nổi dù 1 chiếc xe Wave tàu, ở nhà thuê. Mặc dù con người này đã từng có trong tay cả trăm ngàn đôla, từng luyện thi ĐH với thu nhập tới 10 triệu đồng/ngày, và gần đây nhất từng bán bản quyền Game Show Thần đồng đất Việt cho VTC với giá 22.000 USD.

Trần Phương tâm sự : “Bên cạnh những thành công nho nhỏ là những vực sâu mà không ít lần tôi đã bị sa xuống... Thời chúng tôi học Toán, có những người do không được phát triển toàn diện nên với chân đế không vững đã bị gục ngã trên con đường chinh phục đỉnh cao toán học. Tôi muốn truyền những kinh nghiệm của mình cho các em để tránh mắc lại sai lầm như tôi”.

Trần Phương tâm sự : “Bên cạnh những thành công nho nhỏ là những vực sâu mà không ít lần tôi đã bị sa xuống... Thời chúng tôi học Toán, có những người do không được phát triển toàn diện nên với chân đế không vững đã bị gục ngã trên con đường chinh phục đỉnh cao toán học. Tôi muốn truyền những kinh nghiệm của mình cho các em để tránh mắc lại sai lầm như tôi”.

Thích tìm “cảm xúc mạnh trong trạng thái bấp bênh”

Trần Phương vốn là học sinh chuyên toán của Hải Phòng, rồi chuyên Toán ĐH Tổng hợp Hà Nội. Ấy vậy mà khi vào ĐHSP Toán, người ta học 4 năm thì Trần Phương học tới ... 6 năm (1983-1989), cho dù trong 2 năm đầu anh luôn học giỏi nhất khoa, đặc biệt là luôn dẫn đầu trong các kỳ thi sinh viên giỏi Toán.

Lý do là mải chơi, đam mê đàn hát thâu đêm suốt sáng rồi bỏ học, vào tận TP HCM buôn sách, năm thứ 3 Trần Phương bị lưu ban. Tiếp đó, đến năm cuối thi tốt nghiệp lại yêu (và được yêu) một hoa khôi trong trường. Đam mê yêu người đẹp, cộng với sự cố đau mắt đúng vào ngày thi tốt nghiệp khiến anh chàng lại phải chờ đến kỳ thi năm sau.

Ngay sau khi ra trường, Trần Phương lao vào dạy luyện thi ĐH ở Hà Nội và nhanh chóng có thương hiệu, bởi từng là dân chuyên Toán lại có khả năng truyền đạt lôi cuốn bằng nghệ thuật so sánh các bất đẳng thức, phương trình khô khan của Toán với những ví dụ sinh động ngoài xã hội.

Trần Phương tiết lộ, anh đã “làm mưa làm gió” trong nghề luyện thi ĐH suốt cả chục năm trời (1991-2001) tại Hà Nội và TP HCM, một nghề có thu nhập cực cao mà không hề bị đánh thuế.

Những năm 1991-1992, Trần Phương có thu nhập đều đặn từ 7-10 triệu đồng/tháng, tương đương cỡ 50 triệu đồng/tháng bây giờ nếu qui ra vàng, thậm chí tại TPHCM có ngày anh bỏ túi tới 10 triệu đồng.

Kiếm tiền ở Hà Nội chưa đã, Trần Phương vào TP HCM và tự tạo ra một cú sốc theo cách của anh cho giới luyện thi ở đây bằng phương pháp mà anh gọi là “Tự túm tóc lôi lên”.

Chân ướt chân ráo vào Sài Gòn , Trần Phương đăng quảng cáo rao vặt, phát tờ rơi với nội dung như sau : Sự quyến rũ của Hà Nội trong trái tim Sài Gòn. Sự khác biệt giữa tốt và tuyệt vời, giữa hoàn thiện và hoàn hảo. Đó chính là chất lượng các bài giảng môn Toán của giáo viên Trần Phương đến từ Hà Nội.

Dưới slogan kiêu ngạo và đầy thách thức này, Trần Phương chua thêm : Trần Phương là người phát hiện đề số 33, câu 3, phần 2 (một bất đẳng thức) trong bộ đề của Bộ GD-ĐT đã bị giải sai suốt 6 năm nay nhưng không ai đưa ra được lời giải đúng. Nếu ai chứng minh được, Trần Phương xin trả 10 triệu đồng, bằng không hãy đến nghe Trần Phương giảng !

Lời quảng cáo gây được hiệu ứng tức thì, đến nỗi Trần Phương phải thuê hội trường lớn để dạy và thuê người thu tiền theo từng buổi học, học xong ra đóng 15.000đ/buổi, trong khi mức giá phổ thông tại Sài Gòn thời đó chỉ có 3.000 đồng/buổi.

Trần Phương cho biết, anh đã từng có trong tay tới 100.000 USD và 3 căn nhà giữa thủ đô mua bằng tiền dạy luyện thi. Kiếm tiền quá dễ, bản tính nghệ sĩ (từng sáng tác nhạc, hát và chơi ghi ta khá hay) gặp tố chất toán học bẩm sinh đã khiến con người này có một quan niệm sống:

“Thích tìm cảm xúc mạnh trong trạng thái bấp bênh” – Trần Phương thổ lộ. Và thế là đến năm 2006, 100.000 USD và 3 căn nhà đã lần lượt đội nón ra đi vì những chuyện không đâu... mà Trần Phương nói là sự trả giá cho cái gọi là “cảm xúc mạnh trong trạng thái bấp bênh”.

Lý giải về điều này, Trần Phương cười và nói: Tôi vốn là một người thầy dạy học tự do không trường lớp hay nói đúng hơn là tự tìm con đường đi của riêng mình, thích bay bổng và đam mê sự chinh phục, sáng tạo.

Người thầy giáo tự do này còn mơ về một lứa tiến sĩ tuổi 19, 20 của VN đầy trí tuệ, tài năng và nhiệt huyết để cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trần Phương nói, lịch sử của các quốc gia phát triển trên thế giới cho thấy, chìa khóa để đi tắt đón đầu chính là chất lượng của nguồn nhân lực cao cấp.

Những phát minh sáng chế của nhân loại đều do đội ngũ này sáng tạo ra, VN cần phải có một đội ngũ như vậy để không thể “lỡ tàu” trong các cuộc cách mạng của nhân loại thêm một lần nữa.

Điều này cũng giống như việc say sưa đi tìm đáp án hay cách giải mới cho những bài toán khó, do đó đôi lúc hay đánh mất đi trạng thái cân bằng cần có trong cuộc sống. Nhưng không sao, đối với tôi tiền không quan trọng bằng việc bạn đã hưởng thụ và cống hiến cho cuộc sống, cho xã hội thế nào.

Thú thực, nếu chưa tiếp xúc với con người có mái tóc dài rất nghệ sĩ cùng vầng trán cao thông minh này, đặc biệt là luôn ưa dùng ngôn từ mạnh, thích đưa các khái niệm toán học để diễn đạt câu chuyện, hẳn bạn khó có thể tin được những gì thầy giáo Trần Phương kể lại.

Xin lưu ý, Trần Phương từng là tác giả của 12 đầu sách viết về Toán học rất có uy tín tại VN như Kỹ thuật chứng minh bất đẳng thức, Tuyển tập các chuyên đề hàm số, Tuyển tập các chuyên đề hệ thức lượng giác, Tuyển tập các chuyên đề tích phân, Sai lầm thường gặp và các sáng tạo khi giải toán..., đặc biệt cuốn “Phương pháp mới giải đề thi ĐH môn Toán” được 3 nhà xuất bản tái bản tới 15 lần .

Hiện anh đang hoàn thiện một cuốn sách 3 tập nhan đề “Những viên kim cương trong bất đẳng thức” dày hơn 2.000 trang bằng tiếng Anh được viết trong suốt 5 năm trời để xuất bản tại nước ngoài. Được biết, bản tóm tắt cuốn sách này dày 200 trang do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành sẽ được Liên hiệp các Hội KH&KT VN dùng làm quà tặng cho các SV tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) lần đầu tổ chức tại VN.

Năng khiếu và đam mê âm nhạc của Trần Phương cũng được giới nhạc sĩ và đặc biệt là sinh viên biết đến. Anh là người đầu tiên cổ súy và tài trợ cho việc thành lập các CLB ghita trong các trường ĐH tại Hà Nội từ năm 2000 đến nay. Nhiều đêm nhạc, như đêm nhạc Phú Quang cho sinh viên hay thi hoa khôi của nhiều trường ĐH ở Hà Nội đều có sự tài trợ và góp mặt của Trần Phương.

Mơ về một ngôi trường dạy “thần đồng” theo công nghệ mới

Trần Phương ao ước, từ thành công ban đầu của 5 em HS lớp 6 mà anh tình nguyện dạy miễn phí trong suốt 9 tháng qua, làm sao cho ra đời được một ngôi trường chuyên đào tạo cho các học sinh năng khiếu theo phương pháp mới ngay từ cấp tiểu học hoặc THCS.

Toàn bộ chương trình SGK do Bộ GD-ĐT ban hành sẽ được dạy theo phương pháp “nén” để các em có chỉ số IQ cao, trước tiên là IQ về logic, về ngôn ngữ được “đi cáp treo” thay vì đi bộ leo núi. Thời gian còn lại của 12 năm học, các em sẽ có cơ hội được học nhiều môn học thiết thực và bổ ích khác phục vụ cho thiên hướng và nghề nghiệp chuyên môn sau này.

Thậm chí, người thầy giáo tự do này còn mơ về một lứa tiến sĩ tuổi 19,20 của VN đầy trí tuệ, tài năng và nhiệt huyết để cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trần Phương nói, lịch sử của các quốc gia phát triển trên thế giới cho thấy, chìa khóa để đi tắt đón đầu chính là chất lượng của nguồn nhân lực cao cấp. Những phát minh sáng chế của nhân loại đều do đội ngũ này sáng tạo ra, VN cần phải có một đội ngũ như vậy để không thể “lỡ tàu” trong các cuộc cách mạng của nhân loại thêm một lần nữa.

Trong bối cảnh nền giáo dục nước nhà đang cần được đổi mới hiện nay, ý tưởng và mơ ước của người thầy giáo ngoài biên chế này rất đáng được xem xét. Cho dù phương pháp đào tạo mới còn nhiều điều phải tiếp tục bàn thảo, nghiên cứu và hoàn thiện, song trộm nghĩ vì sự nghiệp trồng người hẳn Bộ GD - ĐT sẽ không để người thầy ngoài biên chế đầy tâm huyết này tiếp tục phải “bơi” một mình nữa. 

Nguồn: Tiền Phong cuối tuần, số 29, 22/7/200

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có bức thư viết tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.