Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 08/11/2008 00:12 (GMT+7)

Cõi học và người thầy

Rất yêu thương, nhưng người còn lại chưa thể ra đi và đây chính là lời yêu thương cuối cùng của người ra đi nói với người bạn đời yêu quý. GS ra đi với tâm hồn thanh cao của một người trí thức lớn đang khép lại những trang đời, nhưng lòng như vẫn còn lưu luyến với cuộc sống, với những người thân yêu.

Trong gần 70 năm hoạt động với nhiều cương vị và trách nhiệm quan trọng khác nhau, GS Nguyễn Khánh Toàn đã có những đóng góp xứng đáng cho phong trào cách mạng. Ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, người thanh niên yêu nước ấy đã sục sôi bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, tham gia phong trào học sinh, sinh viên đòi trả tự do cho Phan Bội Châu và viết nhiều bài báo chống đàn áp của chính quyền thực dân Pháp.

Ra trường, ông không được bổ nhiệm dạy học vì có những hành động chống Pháp; con đường đi của ông không vì thế mà bị ngăn chặn lại, ý chí cách mạng lại tiếp tục mở ra những hướng hoạt động mới! Ông vào Sài Gòn và làm báo. Hoạt động báo chí tuy chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng đã đủ thể hiện bản lĩnh của một nhà báo vô sản năng động và có trí tuệ.

Ông làm báo L"Annam do Phan Văn Trường chủ trương thay tờ Tiếng chuông rạn của Nguyễn An Ninh và sau đó cho ra tờ Le Nhà quê . Những bài báo mang nhiều tính chất tố cáo và luận chiến, tố cáo chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương và luận chiến chống lại những luận điệu và nhận thức mơ hồ về thời cuộc của một số người mà về thực chất là có lợi cho thực dân Pháp.

Bản lĩnh của nhà báo vô sản bộc lộ rõ rệt nhất trong việc chủ trương cho đăng trên báo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của Mác và Ăngghen và yêu sách của Nguyễn Ái Quốc ở hội nghị Véc-xay: Bọn thực dân Pháp đã bắt giam, nhưng nhà tù không hề làm giảm tinh thần đấu tranh của người chiến sĩ cách mạng. Ra tù, người trí thức cách mạng lại tìm đến những chân trời hoạt động mới.

Năm 1928, nhờ sự giúp đỡ của bè bạn, ông sang Pháp học và lại tiếp tục hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước. Là một trí thức trẻ thông minh, giàu nhiệt huyết, ông được Đảng Cộng sản Pháp giới thiệu sang học ở Trường Đảng Liên Xô. Năm 1930, nhờ sự giới thiệu của Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản, ông được làm nghiên cứu sinh Sử học tại Đại học Phương Đông.

Có thể nói con đường hoạt động cách mạng của GS Nguyễn Khánh Toàn vừa gắn với môi trường đấu tranh cho người trí thức lại vừa được rèn luyện học tập một cách chính quy và hệ thống những kiến thức chính trị, xã hội ở những trường đại học tiêu biểu nhất. Cũng vì thế mà sự hiểu biết của GS thật rộng lớn, sâu sắc, trên nhiều lĩnh vực của các ngành khoa học xã hội nhân văn; GS Nguyễn Khánh Toàn sử dụng thành thạo nhiều thứ tiếng Pháp, Nga, Trung Quốc…

Trong số sinh viên học ban Văn ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, trường học đào tạo nhiều trí thức tên tuổi như Đặng Thai Mai, Nguyễn Lân, Nguyễn Thúc Hào…, GS Nguyễn Khánh Toàn thuộc thế hệ đi trước. Năm 1931, GS Nguyễn Khánh Toàn gia nhập Đảng Cộng sản. Được rèn luyện trong môi trường giao lưu quốc tế rộng lớn, nên tinh thần quốc tế vô sản của GS. càng sớm được khẳng định vững chắc. Dù ở Liên Xô hay sau này về hoạt động ở Trung Quốc, ở đâu GS. cũng biểu hiện sự kết hợp sâu sắc giữa tinh thần dân tộc và quốc tế vô sản.

Một trong những sự kiện lớn lao trong cuộc đời của GS Nguyễn Khánh Toàn là được vinh dự gặp Bác, về sống gần gũi với Bác trong nhiều năm trong thời kỳ ở Trường Đại học Phương Đông. Bác hơn GS. Nguyễn Khánh Toàn mười lăm tuổi và xem giáo sư như một người em. Ngoài tình đồng chí là tình thân ái có tính chất gia đình.

Ngay từ thời kỳ còn ở trong nước, GS Nguyễn Khánh Toàn luôn nghĩ về Bác với tấm lòng ngưỡng mộ và trân trọng vô hạn: Và bây giờ thì niềm vui thật lớn lao khi hàng ngày được trông thấy Bác, chuyện trò thân tình và được phép xưng hô với Bác là anh với em. Phải chăng đó là trường hợp duy nhất, là vinh dự lớn lao mà GS Nguyễn Khánh Toàn đã có được.

Thời kỳ này, GS Nguyễn Khánh Toàn đảm nhiệm chức Thứ trưởng và Bí thư Đảng đoàn Bộ Giáo dục. Sự phân công của Đảng thật sát đúng. Dù hoạt động ở ngành gì hoặc trên cương vị nào, GS Nguyễn Khánh Toàn vẫn có trong mình một người thầy. Trong suốt cuộc đời GS Nguyễn Khánh Toàn đã không ngừng học tập.

Cõi học mênh mông và sự tích lũy của người thầy thật công phu theo năm tháng. GS Nguyễn Khánh Toàn luôn có ham muốn được truyền đạt lại kiến thức cho thế hệ trẻ qua những bài viết, bài giảng. Cùng với Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, GS Nguyễn Khánh Toàn đã có những cống hiến to lớn cho ngành Giáo dục trong thời kỳ xây dựng nền giáo dục nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Hòa bình lập lại, các trường đại học được mở ra, GS Nguyễn Khánh Toàn đã có dịp làm thầy theo đúng ý nghĩa cao quý và bình dị của nó.

Dạo ấy chúng tôi theo học khoa Văn Trường Đại học Sư phạm. Lần đầu tiên từ những trường trung học kháng chiến về học ở Đại học Hà Nội, mọi người đều không khỏi bâng khuâng, ngơ ngác. Điều hấp dẫn nhất là được học với những thầy mà tên tuổi từ lâu đã đến với chúng tôi với tình cảm ngưỡng mộ kính yêu. Các GS Đặng Thai Mai, Phạm Huy Thông, Trần Văn Giầu, Hoàng Xuân Nhị, Trần Đức Thảo… đều là những trí thức lớn giàu trí tuệ và có phong độ. Lớp học hàng trăm người nhưng thường bao giờ cũng im phăng phắc nghe lời thầy giảng ấm áp, trang trọng. Và chúng tôi cũng vinh dự được học Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn.--PageBreak--

Thầy Toàn bận nhiều công việc ở Bộ Giáo dục, ở UBKHNN, ở Ban Khoa giáo TW nhưng vẫn yêu thích thế hệ trẻ và những giờ dạy trên lớp. Thầy Toàn người cao lớn và có vẻ đẹp khiến mọi người phải kính nể. Vầng trán cao, thanh thản, đôi tai rộng, có thành quách, cặp mắt luôn ánh lên những tia sáng của ý chí và nghị lực và đặc biệt là nụ cười âm vang và sang trọng. Khi thầy cười thì khoảng cách giữa người nói và người nghe trở nên thật gần gũi.

Một lần thầy dự một cuộc họp ở nước ngoài về và chuyện trò với cán bộ, thầy Toàn nói: "Kinh nghiệm ở hội nghị quốc tế là phải chủ động. Đằng mình là dân tộc và nhân dân anh hùng. Phải đề cao văn hóa dân tộc, không tự ti trước bất kỳ một thế lực nào. Ở hội nghị có một anh chàng nói láo về văn hóa Việt Nam . Mình phê phán mạnh, có lý lẽ và mọi người vỗ tay". Ông cười vang lên rồi lại tiếp: "Muốn chủ động phải có kiến thức để bàn bạc và bảo vệ mình, phải thạo tiếng và cuối cùng…" thầy vỗ vào túi và bảo: "Cái này cũng phải phồng phồng, phải đủ tiêu".

Vào những năm 60, thầy Nguyễn Khánh Toàn tập trung vào lãnh đạo ngành khoa học xã hội với tư cách Ủy viên Trung ương Đảng phụ trách Chủ nhiệm UBKHXH. Lúc này các viện được thành lập, tất cả đang ở thời kỳ xây dựng. Chủ nhiệm UBKHXH Nguyễn Khánh Toàn luôn nhấn mạnh những nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu: Phải kết hợp được tính Đảng và tính khoa học, phải đề cao tinh thần dân tộc, phẩm chất dân tộc trong các công trình nghiên cứu. UBKHXH đã tổ chức các lớp nghiên cứu sinh về triết học, mỹ học đầu tiên cho cán bộ của các viện và các trường.

Chúng tôi còn nhớ trong lần giới thiệu Viện sĩ Baiép, GS Nguyễn Khánh Toàn căn dặn mọi người: " Cõi học mênh mông, cán bộ nghiên cứu phải học suốt đời. Đã cắp sách đi học phải chuyên cần, kinh nghiệm là càng học sẽ càng thấy hứng thú”.

Tuy bận nhiều công việc nhưng thầy Toàn vẫn ân cần quan tâm đến cán bộ. Mùa hè năm 1992 tôi và anh Phan Cự Đệ được mời đi dự cuộc hội thảo quốc tế về " Văn chương Việt Nam giữa hai cuộc thế chiến" do Trường Đại học Harvard, Mỹ tổ chức. Mỗi chúng tôi đều chuẩn bị hai tham luận. Tôi viết về thơ mới và Nam Cao. Anh Phan Cự Đệ tham luận về Ngô Tất Tố và một vấn đề văn học sử. Dạo ấy, việc đi Mỹ gặp khá nhiều khó khăn vì quan hệ giao lưu chưa được mở ra thuận lợi giữa hai nước. Mặc dù chúng tôi là cán bộ của trường đại học nhưng cũng được thầy Toàn cho mời đến căn dặn, chỉ bảo những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích.

Thầy Toàn bảo: " Về thơ mới thì mình cũng không đọc được nhiều nhưng phải khẳng định đúng phần đóng góp của các nhà thơ này. Chắc chắn là chịu ảnh hưởng nhiều của thơ Pháp, chuyện ảnh hưởng, vay mượn trong văn chương thế giới là bình thường. Vấn đề là ở chỗ vay mượn như thế nào? Phải sòng phẳng trong chuyện này, nhưng quan trọng hơn là phần sáng tạo ở mỗi người, tính dân tộc của trào lưu thơ ca này như thế nào?”.

Thầy Toàn cho rằng đề tài tình yêu quê hương đất nước trong phong trào thơ mới là thích hợp, dễ được chấp nhận. Về trường hợp Nam Cao, thầy Toàn cũng góp cho tôi những ý kiến sâu sắc. Thầy nói: " Tiểu thuyết ta xuất hiện chậm và trước kia thiên về chuyện kể. Vấn đề quan trọng là phải dựng được nhân vật và nhân vật của thời kỳ hiện đại phải có tâm lý. Tây thường xem nhẹ tiểu thuyết của ta, họ cho rằng tiểu thuyết Việt Nam yếu về khâu miêu tả và phân tích tâm lý. Thành công của Nam Cao là ở nghệ thuật phân tích tâm lý theo kiểu hiện đại, tâm lý, tư tưởng bế tắc của anh trí thức nghèo. Đóng góp quan trọng của Nam Cao theo mình là ở chỗ đó". Những ý kiến của thầy Toàn góp cho chúng tôi đều sâu sắc, không chung chung mà rất cụ thể.

Tuy tuổi đời đã cao, nhưng thầy Toàn luôn giữ được nếp làm việc cần mẫn. Công lao của thầy Toàn là đã đặt nền móng cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam . Năm 1975, Viện Hàn lâm Khoa học CHDC Đức và năm 1976 Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đã phong danh hiệu Viện sĩ nước ngoài cho GS Nguyễn Khánh Toàn. Danh hiệu ấy xứng đáng với những đóng góp to lớn của GS Nguyễn Khánh Toàn cho khoa học.

Trong những dịp đến thăm thầy tôi luôn tìm cách hỏi thầy về cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Hồ Chủ tịch. Thầy bảo tôi: " Cuộc đời của ông già là một kho báu không dễ khai thác hết được". Tôi bày tỏ ý định viết một cuốn sách về tác phẩm văn của Hồ Chủ tịch bao gồm cả văn chương chính luận, truyện ký và truyện ngắn… trình bày những khó khăn trong nghiên cứu.

Thầy Toàn động viêntôi: " Đấy là một ý định tốt, một việc rất nên làm". Thầy kể lại đôi nét về những ngày được sống và làm việc bên cạnh Hồ Chủ tịch và như sống lại với từng kỷ niệm, khuôn mặt thầy sáng lên vàtươi tắn lạ thường

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.