Cô học trò mù người Việt trở thành sinh viên ưu tú tại Mỹ
Thanh Mai quê ở thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, Sơn Tây, Hà Tây. Cha mẹ em từng là thanh niên xung phong thời chống Mỹ. Mai chào đời cùng một người chị sinh đôi. Chỉ sau vài hôm, cha mẹ Mai đã phát hiệnhai chị em Mai đều có dấu hiệu không bình thường ở mắt. Đó là bệnh khô giác mạc. Do không điều trị kịp thời nên cả hai chị em bị hỏng mắt hoàn toàn. Cô chị ốm quặt quẹo rồi qua đời. Còn lại một mìnhMai tiếp tục lớn lên với nỗi bất hạnh.Năm 1990, Mai được nhận vào lớp dự bị của Trường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) để tập học chữ nổi. Năm học lớp 4, tình cờ Mai được dự thính một lớp dạy thêm tiếng Anh cho học sinh lớp 6. Không có sáchgiáo khoa chữ nổi, cũng không ai chú ý đến cô bé khiếm thị lặng lẽ ngồi ở một góc phòng học. Mai cũng chỉ nhận diện tiếng Anh qua một số từ lõm bõm nghe được.
Cô Nguyễn Thị Loan, giáo viên dạy tiếng Anh ở trường Nguyễn Đình Chiểu kể: Khi đó, tiếng Anh là môn học mà học sinh khiếm thị được miễn. Thanh Mai là học sinh khiếm thị đầu tiên của cô. Năm 1996, cómột cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh lớp 5, lớp 6, cô đã đề cử Thanh Mai đi thi. Cô đã phải giải thích rất nhiều về trường hợp của em với nhà trường và ban tổ chức cuộc thi.
Mai thực hiện phần thi nói như tất cả các thí sinh khác, còn ở phần thi viết, ban tổ chức đã cử một cán bộ đọc trực tiếp đề thi cho Mai chép lại bằng chữ nổi. Bài làm xong lại được dịch từ chữ nổisang chữ viết bình thường. Mai đã giành giải nhất cấp quận và có tên trong danh sách học sinh dự thi Olympic tiếng Anh cấp thành phố. Kết quả, em giành giải nhì thành phố Hà Nội năm đó và giải đặcbiệt dành cho người nói tiếng Anh hay nhất.
Bà John Woodward (người Mỹ) sang Việt Nam với vai trò tình nguyện viên chính là vị giám khảo hỏi thi vấn đáp Thanh Mai. Bà cũng là người đề nghị ban tổ chức cuộc thi trao cho em giải đặc biệt. Bà đãđiện thoại đến trường Nguyễn Đình Chiểu, chủ động đề nghị được dạy thêm tiếng Anh cho Thanh Mai. Thế là một tuần 4-5 buổi, Mai đến học tiếng Anh với bà John và những tình nguyện viên nước ngoài khác.Bà John cũng dạy Mai tự viết bằng máy tính.
Một năm sau khi trực tiếp kèm Thanh Mai, đoàn của bà John Woodward về nước. Bà đã đi tìm nguồn tài trợ và đón Mai sang Mỹ học tại một trường mù, với mức chi phí 30.000 USD/năm. Năm sau, bà lại xinđược một suất học miễn phí cho Mai tại một trường ở bang Washington nhưng chỉ cho 1 năm học. Mai học siêng năng và đứng trong danh sách những học sinh có thành tích học tập xuất sắc.
Vị hiệu trưởng trường này tỏ ra rất tiếc nếu Mai phải ngừng học giữa chừng, nhưng ông không thể làm gì khác bởi theo nguyên tắc, trường chỉ miễn phí cho học sinh mang quốc tịch Mỹ. Tuy nhiên, bịthuyết phục bởi cô bé Việt Nam hiếu học, ông hiệu trưởng đã mang câu chuyện của Mai kể cho một phóng viên của tờ báo thành phố. Ngay sau đó, một bài viết được in ngay trang nhất, với hình cô bé khiếmthị có hai bím tóc tết đuôi sam đen nhánh đang ngồi trước chiếc máy tính. Bài báo đã gây chú ý đối với nhiều người.
Mai kể: Em đã nhận được những món quà từ thiện từ nhiều người mà em chưa từng biết mặt, biết tên. Em rất cảm động khi có một cụ già gửi cho em 5 USD, số tiền ít ỏi mà ông cụ tiết kiệm được. Trong sốnhững người giúp đỡ Mai có một người phụ nữ tên là Susan Gilbert. Bà Susan sau khi tình cờ đọc được bài báo về Mai đã gửi tặng Mai 1.000 USD, kèm theo lời nhắn rằng nếu tiền học cho Mai vẫn thiếu thìbà lại giúp thêm.
Trong lễ bế giảng năm học, Mai đã đề nghị nhà trường cho phép mời một số người đã giúp đỡ em đến dự để em được nói lời cảm ơn. Bà Susan không đến dự, nhưng gửi đến cho Mai một cơ hội nữa: tài trợ choem học hết cao học, nếu em có khả năng phấn đấu.
Mai vào học một trường đại học đại cương. Không phụ lòng những người giúp đỡ mình, Mai đã phấn đấu để trở thành một trong hai sinh viên xuất sắc nhất trong 6.000 sinh viên trường này và tiếp tục theohọc một trường đại học tư là Pacific Lutherial, chuyên ngành văn học Mỹ.
Do yêu cầu của ngành học, Mai cũng như các sinh viên khác phải đọc hàng chục tác phẩm văn học trong một năm, có những tác phẩm dày 300-400 trang, chưa kể các tài liệu khác. Những tác phẩm không tìmthấy trong thư viện nói, Mai phải thuê người đọc từ sách viết để ghi âm lại, có tác phẩm phải ghi vào 2 chục cuốn băng ghi âm.
Các bài luận, các bài thi theo yêu cầu trong chương trình, Mai đều phải hoàn thành như mọi sinh viên khác, kết quả đánh giá cũng được xác nhận trên những tiêu chí chung, không hề có sự ưu tiên haychiếu cố nào cho những đối tượng đặc biệt như Mai. Trước khi về nghỉ tại hè tại Việt Nam, Mai vừa kết thúc một học kỳ tại trường Pacific Lutherial và được chọn là sinh viên ưu tú của năm học với kếtquả học tập xuất sắc.
Mai cho biết, em đã về ở nhà bà John, người đã hỏi thi vấn đáp em năm nào. Mai đã tập để làm nhiều việc như lau nhà, cọ rửa nhà vệ sinh, nấu những món ăn đơn giản, đi mua sắm và tự đi xe buýt đếntrường. Mai nói đó là bà John dạy em, vì theo bà không gì hơn bằng được sống không phải dựa vào ai khác.
Nguồn: www.tintucvietnam.com ngày19/08/2004