Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 06/01/2012 21:12 (GMT+7)

Có hay chưa một xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay

Trải qua các thời kỳ lịch sử, có nhiều cách tiếp cận khái niệm XHDS khác nhau. Nhìn chung, các định nghĩa về XHDS đều trú trọng đến tinh thần tự nguyện của công dân trong bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị cộng đồng. XHDS được tạo lập bởi các tổ chức dân sự kết nối giữa những cá nhân trong nhóm và các nhóm nhằm thỏa mãn nhu cầu dân sự đa dạng và phức tạp; phân biệt với xã hội chính trị và xã hội kinh tế.

XHDS là lĩnh vực sinh hoạt dân sự hình thành và phát triển trên cơ sở nền sản xuất hiện đại, là tiến bộ của xã hội loài người, trạng thái phát triển cao của nền văn hóa xã hội. XHDS là một hệ thống các tổ chức của cộng đồng công dân hình thành trên cơ sở tự nguyện của từng công dân; tổ chức và hoạt động thể hiện tính nhóm, tính cộng đồng, tính tự nguyện, tính tự quản, tính tự chủ về tài chính và phi lợi nhuận trong khuôn khổ pháp lý và đạo lý; phản ánh những giá trị của cộng đồng, xã hội và của nhân loại.

XHDS là lĩnh vực hoạt động tập thể tự nguyện nhằm chia sẻ với nhau về lợi ích và giá trị; trong đó, con người tự do thành lập các hội để tham gia vào các hoạt động dân sự. Mục đích của các hoạt động này là cùng nhau hướng tới thực hiện các lợi ích chung, những giá trị tiến bộ chung của cộng đồng, của nhân loại. Trung tâm của XHDS là các công dân trong cộng đồng xã hội nên nó không có quyền lực, chỉ các cá nhân – thành viên của XHDS mới có quyền lực mà bản chất của nó là quan hệ giữa các cá nhân với nhau và với cộng đồng trong sự điều chỉnh của đạo đức và lý trí.

XHDS là một mạng lưới dày đặc các mối tương tác và trao đổi giữa những cá nhân nhằm thỏa mãn những nhu cầu và sở thích riêng trong mối quan hệ với cộng đồng. Nó được hiện hữu bằng những tổ chức xã hội đa dạng về hình thức tổ chức, phong phú về mục tiêu cụ thể với tính nghề nghiệp, tính xã hội do sở thích và lợi ích cấu thành một nhóm; rộng hơn, thành một giai tầng với các tổ chức cộng đồng (liên hiệp, hiệp hội, hội, nhóm tình nguyện, tổ chức phi chính phủ…) thực hiện các chức năng xã hội hoặc mục đích nghề ngiệp, từ thiện, nhân đạo…nhất định.

Khác với những hoạt động kinh tế hướng theo lợi nhuận và những hoạt động chính trị hướng vào việc chiếm lĩnh và thực thi quyền lực nhà nước, đặc trưng của XHDS là định ra một khu vực đa dạng gồm những hội nhóm và tổ chức khác nhau, sự hiện hữu của một lĩnh vực công nằm giữa nhà nước, thị trường và cá nhân mà các công dân hoạt động nhằm biểu tỏ các mối quan tâm, tư tưởng, trao đổi thông tin… tương hỗ nhau thực hiện các mục tiêu chung, kiến nghị với nhà nước và buộc các viên chức nhà nước phải chị trách nhiệm trong công vụ.

XHDS nổi bật lên với nhiều tác dụng đối với nhà nước, nhưng điều cơ bản nhất là đối tác bình đẳng của nhà nước và giữ vai trò là đối quyền của quyền lực nhà nước. Đối tác, đối lập và đối quyền nhưng không đối kháng mà thực chất là tạo điều kiện để người dân thực hiện jtham gia vào việc hoạch định, thực hiện phản biện và thực hiện giám sát và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương , chính sách của nhà nước, kể cả về phẩm chất và hành vi của công chức để nói lên tiếng nói và cái nhìn đa dạng trong xã hội nhằm giúp cho quá trình xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật của nhà nước được hoàn thiện và phù hợp hơn vói nhu cầu thực tế cuộc sống, đảm nhận cung cấp những dịch vụ hàng hóa công cộng cho cộng đồng và xã hội mà nhà nước không thể giải quyết hết được.

XHDS là một khu vực phi nhà nước, không đối lập với nhà nước mà giữa chúng quan hệ khăng khít và tác động lẫn nhau.Phối hợp với nhà nước để kiểm soát và hoàn thiện nhà nước pháp quyền và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, từng bước hoàn thiện và phát huy vai trò của xã hội dân chủ nhằm duy trì, bảo đẩm sự ổn định, cân bằng và phát triển bền vững của chế độ nhà nước, chế độ kinh tế và toàn xã hội để hiện thực hóa quyền lợi của mỗi cá nhân và từng cộng đồng.XHDS tồn tại bên cạnh nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và luôn chịu sự quản lí của nhà nước. Các tổ chức XHDS đều được nhà nước cho đăng kí và thủ tục thành lập có những cam kết rõ rang, minh bạch, bảo đảm pháp lý.

Như vậy, XHDS chỉ tất cả những tổ chức của cộng đồng nhân dân hợp pháp với sự gắn kết giữa các thành viên (các pháp nhân và thể nhân) bằng sự tự nguyện và tự chủ hoạt động thiên về lợi ích cộng đồng; phối hợp và đối trọng với hoạt động của nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường nhằm giải quyết những vấn đề của cộng đồng và của xã hội vì sự phát triển con người.

Từ đó, có thể hiểu: XHDS là một chỉnh thể các hệ thống những tổ chức dân sự bảo vệ và thực hiện lợi ích cả từng cộng đồng công dân, đối trọng và phối hợp hoạt động với nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường tạo ra các điều kiện tối ưu cho phát triển xã hội cân bằng, ổn định, bền vững và tiến bộ của mỗi người theo giá trị nhân loại

Vấn đề có hay Việt Nam đang có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, ở Việt Nam chưa có XHDS theo đúng nghĩa của nó, hoặc đã có XHDS ở mức thấp hay đang ở mức trung bình…

Trên cơ sở tổng hợp yếu tố cấu trúc, điều kiện hoạt động, sự tác động và hệ giá trị mà XHDS hướng đến, mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng một kết cấu XHDS có tính kết cấu đã hình thành và phát triển ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Việt Nam.

Cùng với sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nhà nước pháp quyền XHCN, các hình thức tập hợp nhân dân trong sinh hoạt cộng đồng ngày càng đa dạng, phong phú hơn, nhiều cung bậc hơn làm cho XHDS ở Việt Nam phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Thiết chế XHDS năng động hơn, mang tính chất “xã hội hóa” hơn, có tác dụng không chỉ ở trong nước mà cả phạm vi quốc tế.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay, các tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương và địa phương có 31 triệu thành viên. Mặt trận Tổ quốc bảo trợ cho 50 tổ chức xã hội với 2 triệu đảng viên trên tổng số thành viên (không tính vào số lượng hội viên); Hội Liên hiệp Phụ nữ với hơn 12 triệu thành viên, Hội Nông dân với khoảng 8 triệu thành viên; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam khoảng 4,2 triệu thành viên với 18 tổ chức công đoàn câp quốc gia và 6.020 tổ chức công đoàn ở địa phương; Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh khoảng 5,1 triệu thành viên, Hội Cựu chiến binh khoảng 1,92 triệu thành viên.

Đầu thập niên 80, Việt Nam có 3 Hội nghề nghiệp: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học và Nghệ thuật Việt Nam và Liên hiệp các Hiệp hội Hòa bình, Hữu nghị và Đoàn kết Việt nam. Đến năm 2002, Việt Nam có 18.259 cơ sở của tổ chức xã hội và 1.681 cơ sở của tổ chức xã hội nghề nghiệp (1). Hàng vạn hội nghề nghiệp, hàng ngàn hiệp hội, câu lạc bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội mà chủ yếu làm từ thiện và cứu trợ nhân đạo. Tính đến tháng 6/2006, có 320 hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc và hơn 2.150 hội hoạt động trong phạm vi tỉnh (thành) và cùng hàng nghìn hội hoạt động ở các cơ sở (2)và hàng chục vạn hội có phạm vi hoạt động tại quận, huyện, thị xã, thị trấn, xã…. (3).

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có khoảng 1,15 triệu hội viên với hơn 130 hội thành viên, hơn 300 đơn vị khoa học – công nghệ, tập hợp hơn 40 vạn tri thức khoa học và công nghệ ở Trung ương và 540 tổ chức thành viên địa phương; các bộ và ủy ban nhân dân khoảng 322 tổ chức, 200 quỹ xã hội, 800 tổ chức khoa học và công nghệ. Liên hiệp đã có nhiều hoạt động triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tiết kiệm vốn và tài nguyên thiên nhiên, thay đổi tập quán sản xuất và sinh hoạt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Liên hiệp các Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam có 10 hội cấp Trung ương và 60 hội cấp tỉnh. Các hội sáng tạo trong Liên hiệp các Hội văn học Nghệ thuật như Hội nhà văn, Hội Nhạc sỹ, điện ảnh, kiến trúc…có hàng vạn hội viên; hoạt động chủ yếu hướng đến tạo nên những giá trị nghệ thuật, nâng cao nhận thức về cuộc sống, về cái đẹp cho mọi người, cổ vũ và động viên con người vươn lên hoàn thiện nhân cách.

Hội Chữ thập đỏ có khoảng 4,85 triệu thành viên, 3,5 triệu hội viên trong thanh niên; 14.800 hội ở xã (phường); 12.700 hội ở trường học; 1.900 hội ở văn phòng và doanh nghiệp. Hoạt động của các hội này chủ yếu là góp phần cùng Nhà nước thực hiện các chương trình, chính sách về y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Các tổ chức phi chính phủ (NGO) Việt Nam đã được thành lập trong thập niên 1990, chủ yếu ở các thành phố và ít hội viên. Các NGO hoạt động chủ yếu là trợ giúp xã hội, phục vụ cho những người nghèo, bất hạnh, các nhóm người thiệt thòi; bảo vệ quyền trẻ em và tài trợ giải quyết các vấn đề về giới…Các NGO đã trở thành đối tác quan trọng đối với các tổ chức phi chính phủ quốc tế khi vào Việt Nam tài trợ các chương trình, dự án.

Năm 1978 đã có 70 NGO quốc tế đặt quan hệ với Việt Nam (4), chủ yếu viện trợ nhân đạo (lương thực, thuốc men…), giúp khắc phục hậu quả chiến tranh. Đặc biệt năm 1986 – 1992 có 70 -100 tổ chức NGO quốc tế ; năm 1994 – 2006 số NGO quốc tế có quan hệ với Việt Nam đã tăng gấp 3 lần (từ 210 tổ chức lên 650 tổ chức, trên 500 tổ chức có hoạt động thường xuyên, có dự án và đối tác Việt Nam). Chương trình viện trợ của các NGO quốc tế được triển khai ở 61 tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt tập trung vào các vùng còn nghèo, vùng sâu, vùng xa và ngày càng tập trung hơn vào các lĩnh vực phù hợp với các ưu tiên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Sự trợ giúp của các NGO nước ngoài không chỉ là viện trợ vật chất mà bao gồm cả chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ, nâng cao dân trí, chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục… Giá trị viện trợ tăng liên tục từ 30 triệu USD/năm (năm 1978), 40 triệu USD/ năm (năm 1993), 850 triệu USD/năm (năm 2002), 140 triệu USD/năm (năm 2004), 175 triệu USD/năm (năm 2005), 217 triệu USD/năm (năm 2006) lên 256 triệu USD/năm (năm 2008).

Các tổ chức xã hội- nghề nghiệp được thành lập ngày càng nhiều và có vai trò quan trọng trong việc liên kết tìm đầu ra cho các sản phẩm; đấu tranh bảo vệ quyền lợi trong tranh chấp thương mại trong nước và quốc tế; trợ giúp về thông tin, tuyên truyền kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật; cung ứng nhiều dịch vụ cho hội viên, cho xã hội; tới vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn mà các tổ chức vì lợi nhuận không triển khai, Nhà nước chưa đủ điều kiện để với tới; đóng góp ý kiến nhằm thúc đẩy sự ra đời các chính sách, cơ chế…

Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của các hiệp hội, hội nghề nghiệp. Hiện nay ở nước ta có khoảng 200 hội viên kinh doanh với khoảng 6.700 thành viên. Số lượng doanh nghiệp tham gia vào các hiệp hội có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Tháng 05/2008, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiến hành khảo sát 7.820 doanh nghiệp, có đến trên 30% doanh nghiệp tư nhân là thành viên các hiệp hội; trước đó 02 năm, mới có 20% doanh nghiệp tư nhân tham gia hiệp hội. Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng có ý thức tham gia hiệp hội. Nhiều hiệp hội như : Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản, Hiệp hội Dệt may…đã góp phần bảo vệ quyền lợi của các hội viên trên “sân chơi “ quốc té. Các doanh nghiệp cũng khẳng định, thông qua việc trực tiếp tham gia vào các ban soạn thảo, tổ biên tập các dự án luật, tham gia phản biện, góp ý văn bản pháp luật. gửi văn bản kiến nghị… các hiệp hội đã trở thành nhân tố tích cực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Nhiều vướng mắc của doanh nghiệp, thông qua hiệp hội đã được các bộ, ngành chỉnh sửa tạo thuận lợi, thông thoáng hơn. Cuộc khảo sát này cũng cho thấy, trong các kênh đóng góp chỉnh sửa văn bản của các tỉnh liên quan đến doanh nghiệp, có trên 53% ý kiến cho rằng: góp ý thông qua hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề là có hiệu quả nhất, sau đó là góp ý trực tiếp (5). Hiện nay, tại vùng nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều các nhóm làng nghề, hợp tác xã tín dụng, tín dụng và tiết kiệm… do dân lập và tự quản gồm hàng chục nghìn quỹ; trong đó, có khoảng 100.000 hợp tác xã tín dụng với hơn 11,6 triệu người vay từ tất cả các món tín dụng (6)và hàng triệu tổ chức nông nghiệp, làng nghề… Các nhóm hỗ trợ lẫn nhau giữa hàng xóm láng giềng, giúp khắc phục khó khăn; duy trì, truyền bá, lưu giữ truyền thống làng (xã); tổ chức các hoạt động thể thao, lễ hội làm phong phú đời sống tinh thần; các hội bảo tồn, bảo tang, bảo vệ môi trường… hoạt động sôi nổi đã làm cho đời sống nông thôn khởi sắc theo hướng xây dựng một nông thôn mới hiện đại.

Trong tổng số 86 triệu dân, có khoảng hơn 60 triệu người tham gia từ một đến nhiều tổ chức xã hội và thường dành nhiều thời gian vào việc thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng của hội. Mỗi người dân Việt Nam có thể tự nguyện là thành viên của nhiều tổ chức xã hội với sư đa dạng về thành phần tham gia và trình độ tổ chức. Qua các số liệu thống kê, quy mô của XHDS ở Việt Nam khá rộng lớn với 74% số công dân là thành viên của tối thiểu một tổ chức, 62% là thành viên của từ 2 tổ chức XHDS trở nên và tính bình quân mỗi công dân tham gia 2,3 tổ chức (7); cao hơn nhiều nước châu Á như: Trung Quốc (0,39) và Singapore (0,86). Trong đó, nhóm hội viên lớn nhất thuộc về các tổ chức quần chúng, đoàn thể phụ nữ, tổ chức phúc lợi xã hội, các tổ chức cộng đồng địa phương, các tổ chức thể thao và vui chơi giải trí, các tổ chức giáo dục, nghệ thuật và các hiệp hội nghề nghiệp.

Về cơ bản, các tổ chức chính trị - xã hội đã cố gắng xây dựng tổ chức thật sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nội dung và phương thức hoạt động ngày càng tương thích với cung cách làm ăn và sinh sống hết sức đa dạng và phức tạp của đông đảo các tầng lớp và những cộng đồng, sức hấp dẫn trong các phong trào của các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng được nâng cao. Các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp cơ sở là lực lưrợng chính yếu thúc đẩy và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, từ thực hiện cơ chế “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra và dân hưởng” đến việc bầu ra ra cơ quan quyền lực nhà nước và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội ở cơ sở. Các hoạt động này đã đáp ứng được phần lớn những yêu cầu sinh hoạt chính trị của nhân dân trong thực hành nền dân chủ XHCN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra mối liên hệ mật thiết hơn giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Phát huy vai trò nòng cốt trong quá trình hình thành và phát triển chỉnh thể hệ thống các tổ chức XHDS, các tổ chức chính trị - xã hội đã chủ đọng kết nối tự nhiên với các tổ chức xã hội, hình thành một hệ thống thiêt chế các tổ chức XHDS. Xác lập các mối quan hệ chia sẻ thông tin, phối hợp các nguồn lực và hợp tác hành động với những phương thức đa dạng và phong phú trên nhiều lĩnh vực vì mục đích chung của các cộng đồng và đất nước. Trong quá trình đó, các loại tổ chức xã hội đã từng bước được dẫn dắt theo sự lãnh đạo của Đảng.

Các tổ chức XHDS đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản và tuân thủ pháp luật, hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt và lợi ích của cộng đồng, phù hợp với lợi ích xã hội; tham gia giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, đảm nhiệm cung ứng một số dịch vụ công phục vụ xã hội công ích và tự phục vụ dịch vụ cộng đồng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước; góp phần thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng, kể cả đối ngoại của Nhà nước.

Các tổ chức XHDS đã coi trọng giáo dục và tập hợp quần chúng phát huy quyền làm chủ của từng cộng đồng, tác động mạnh mẽ đến nhà nước trong thực hiện các quyền công dân, quyền con người và các chính sách xã hội, đến công cuộc cải cách nền hành chính và hệ thông thủ tục hành chính. Tham gia vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách phát triển đất nước, thực hiện phản biện và giám sát xã hội việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức và hoạt động của các chủ thể thị trường. Tổ chức những hoạt động đóng góp thiết thực vào các công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ và công chức, qua đó góp phần rất lớn vào việc ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng…

Các tổ chức XHDS góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN từ mục tiêu, chủ thể kinh tế đến cơ chế quản lý và hoạt động của các loại thị trường; làm cho các chủ thể của nền kinh tế thị trường ngày càng quan tâm hơn đến lợi ích của các cộng đồng, chăm lo cho người lao động trên nhiều mặt, thực hiện chính sách và nghĩa vụ xã hội, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ và phục vụ phù hợp với sự đa dạng của các loại đối tượng tiêu dùng, tham gia tích cực vào việc xử lý các sự cố kinh tế - xã hội.

Các tổ chức XHDS đã tạo ra nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất – kinh doanh giỏi, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế… Điều này đã góp phần khai thác, phát huy tiềm lực của các tầng lớp nhân dân và từng cộng đồng nhân dân, các thành phần kinh tế và các đơn vị sản xuất – kinh doanh, phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội, đặc biệt là phát triển mạnh mẽ việc ứng dụng và chuyển giao khoa học – công nghệ, xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới, xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ xã hội.

Các tổ chức XHDS có xu hướng vươn lên tự mình đảm đương dần những lĩnh vực kinh tế và xã hội mà Nhà nước quản lý không hiệu quả bằng như đảm nhiệm một số dịch vụ công ích và tự đảm nhiệm rất nhiều dịch vụ phục vụ cho từng cộng đồng nhân dân. Các hoạt động này trở thành một thành tố không thể thiếu để phát triển nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền của một xã hội phát triển. Các tổ chức XHDS cũng đã quan tâm nhiều hơn đến việc tổ chức thực hiện những chính sách xã hội của Nhà nước; tự các tổ chức dân sự đã có rất nhiều hoạt động trợ giúp xã hội đem lại hiệu quả rất lớn, giảm gánh nặng cho Nhà nước và ngân sách quốc gia. Các tổ chức XHDS hoạt động đặc biệt có hiệu quả trong đấu tranh cho sự bình đẳng giới, trong thực hiện công bằng giữa các cộng đồng nhân dân, phát triển đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, bảo vệ và phát triển các loại môi trường.

Trong quá trình phối hợp với nhà nước và thị trường để giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội, hoạt động của các tổ chức XHDS luôn gắn với giải quyết những vấn đề của từng cộng đồng cụ thể, nhất là khắc phục hậu quả chiến tranh và thực hiện phong trào ”uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, thực thi chính sách về phúc lợi xã hội. Các hoạt động này đã phát triển rộng rãi thành phong trào trong cả nước, đem lại hiệu quả cao trong chăm lo phát triển cộng đồng.

Các tổ chức XHDS luôn trú trọng việc nâng cao mức sống cho những người yếu thế với việc thành lập các quỹ hỗ trợ: Quỹ hỗ trợ việc làm, Quỹ vì trẻ em nghèo, Quỹ vì phụ nữ nghèo, Quỹ khuyến học, Quỹ tấm lòng vàng, Quỹ tình thương… đến các trung tâm bảo trợ, cứu trợ…, góp phần làm cho mọi tầng lớp trong xã hội đều được hưởng lợi ích từ tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội với hàng chục vạn ngôi nhà tình thương, “ngôi nhà mơ ước” được xây dựng hoặc sửa chữa; hàng triệu người nghèo được khám và chữa bệnh miễn phí, hàng chục vạn học sinh nghèo được đỡ đầu hoặc được cấp học bổng…

Thực hiện rộng rãi phương châm xã hội hóa trong hoạt động văn hóa – xã hội của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức xã hội mà trực tiếp là các hiệp hội văn hóa đã huy động được nhiều tiềm lực to lớn về nguồn vốn, trí tuệ và sức lực của các tầng lớp nhân dân cả trong và ngoài nước vào sự nghiệp phát triển nền văn hóa nước nhà. Các tổ chức XHDS đã tạo ra các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao trình độ dân trí (như đào tạo và phổ cập tri thức, hoạt động nâng cao năng lực của các thành viên, hội viên trong sinh hoạt hội); xây dựng gia đình văn hóa, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thực hiện kế hoạch hóa gia đình; xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội; tạo ra một đời sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hóa đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân.

Hoạt động của các tổ chức XHDS đã có đóng góp không nhỏ vào việc mở rộng nền ngoại giao nước nhà, trong quan hệ kinh tế đối ngoại, trong chuyển giao công nghệ và tham gia có hiệu quả vào sự phân công lao động và hợp tác quốc tứ của Việt Nam với khu vực, với các cường quốc và tổ chức kinh tế thế giới; đặc biệt tham gia có hiệu quả trong những hoạt động thiết thực nhằm khôi phục lại tính chỉnh thể của hệ thống các môi trường, bài trừ các tệ nạn, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn giao thông.

Thực tế đó đã cho thấy, ở nơi nào phát huy được vai trò của các tổ chức XHDS thì nơi đó có sự phát triển bền vững cả về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội; làm cho tính ưu việt của chế độ XHCN càng tỏ rõ và ngược lại./.

(1)Bộ Ngoại giao, “ Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam”,www.mofa.gov.vn/.../ns70206102551

(2) và (3)Dẫn theo Tạp chí Lý luận chính trị,số 4/2007,tr.22.

(4)Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam,www.mofa.gov.vn, 7/2007.

(5)Xem: Xuân Toàn, Hiệp hội nhiều, chất lượng chưa cao,Báo Thanh Niên ngày 25/06/2008.

(6)Vietnam News 8/7/2005

(7)Theo WVSV 2001.

Xem Thêm

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Đề xuất giải pháp triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng ĐBSCL
Ngày 18/4, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp hội) và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo: Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” - Những vấn đề đặt ra.
Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...

Tin mới

Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.