Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 30/01/2007 16:27 (GMT+7)

Chuyện về "tiểu thư" Hà thành làm khoa học vì nông dân

Con đường đến với khoa học

Mặc dù sinh ra ở Hà Nội, chưa bao giờ biết đến cảnh chân lấm tay bùn, nhưng ngay từ nhỏ Quyên đã được tiếp xúc với rất nhiều sách vở, công trình nghiên cứu của bố về sinh vật học (bố Quyên là giảng viên Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Nhiều lần theo bố trong những chuyến công tác, được tiếp xúc với đồng ruộng, gieo hạt với bà con nông dân, Quyên thấy yêu mến mảnh đất, cây rau, cây lúa một cách lạ kỳ. “Khi em thi vào Khoa Công nghệ sinh học, mẹ em nhất định không cho vì sợ con gái làm khoa học sẽ khô cứng, mất hết nữ tính. Bây giờ, không những không lo ngại mà mẹ còn tự hào vì em biết muối hành, làm dưa góp… rất ngon. Tất cả đều nhờ vào những kiến thức em được học trong trường”.

“Cơ duyên” đưa Quyên đến với đề tài trên là một lần trên đường đến Viện Bảo vệ thực vật ở xã Đông Ngạc “ (Từ Liêm - Hà Nội), cô được chứng kiến cảnh bà con nông dân phun thuốc trừ sâu, cả khu vực đồng ruộng bốc mùi nồng nặc, rất độc hại. Quyên chợt nảy ra ý nghĩ táo bạo: Tại sao mình không nghiên cứu và chế tạo một loại chế phẩm sạch vừa có ích cho hoa màu, vừa có thể diệt trừ sâu bệnh để thay thế những loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại? Từ đó, Quyên bắt tay vào tìm tài liệu, tham khảo ý kiến của các giáo sư, thầy- cô giáo trong trường. Từ những nguyên liệu rất dễ kiếm như cám ngô, cám gạo, trấu, đậu tương, cô đã sản xuất ra chế phẩm nấm Metarhizium Anisopliae Sorok (gọi tắt là nấm MA) có tác dụng làm côn trùng tê liệt và chết dần. Nghe có vẻ đơn giản, nhanh gọn, nhưng khi bắt tay vào nghiên cứu, Quyên mới thấy hết sự phức tạp của nó. Để tạo được chế phẩm này, người nghiên cứu phải vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận. Đầu tiên, phải lên men bằng cách tách chủng nấm chiết xuất từ những con sâu chết ngoài đồng rồi phân loại. Sau đó, trộn nấm với những nguyên liệu đã nghiền nhuyễn như bột đậu, cám, trấu và nước, ủ khoảng 28 - 30 ngày ở nhiệt độ 25 - 30 độ C. Khi nấm lên đều cũng là lúc chế phẩm MA hoàn thiện.

Ngày nào Quyên cũng miệt mài từ sáng đến chiều, hết ở phòng thí nghiệm lại ra ngoài ruộng. Quần quật được một tháng thì Quyên lăn ra ốm nhưng cô vẫn nhất định theo đuổi công trình đến cùng. Suốt một năm trời đi đi lại lại giữa trường và viện nghiên cứu, cuối cùng, cô đã được bù đắp xứng đáng. Hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm nấm Metarhizium Anisopliae Sorok để ứng dụng phòng trừ sâu hại cây trồng” đã được ứng dụng trong thực tế, giúp bà con nông dân sản xuất ra những sản phẩm sạch, an toàn, không độc hại đến môi trường.

Những thành công đầu tiên

PGS.TS Phạm Thị Thuỳ, người trực tiếp hướng dẫn Quyên hoàn thành đề tài nghiên cứu cho biết: “Nấm MA có hiệu quả ổn định và lâu bền trong việc phòng trừ dịch sâu hại cây trồng. Các sâu xanh, bướm trắng, sâu khoang, mối đất, bọ hung, châu chấu... và cả bọ hại dừa vốn là “vấn nạn” của nông dân 30 tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long đều có thể bị diệt trừ bởi nấm MA”. Đặc biệt, hiệu quả phòng trừ của loại nấm này khá cao, có thể kéo dài trên đồng ruộng 5 - 6 tháng, đạt 75 - 89%. Do không hề gây độc hại trên rau quả nên có thể tiêu thụ ngay sau khi phun.

Đợt dịch sâu róm hoành hành tại Nghệ An năm 2005, Quyên đã nhận được đơn đặt hàng lên tới 2 tấn, sản xuất không kịp với nhu cầu. Vừa qua, Chi cục Bảo vệ thực vật TP. Hải Phòng đã ứng dụng vi nấm này để trừ bọ hại dừa ở Đồ Sơn và đạt kết quả rất tốt.

Quyên tâm sự: “Em muốn chế phẩm này trở thành một phương pháp diệt trừ sâu bệnh hữu hiệu và được áp dụng trên toàn quốc, thay thế cách dùng thuốc hóa học truyền thống, vừa giúp bảo vệ môi trường, lại không ảnh hưởng đến sức khỏe của bà con nông dân. Tuy nhiên, điều em băn khoăn nhất là giá thành của thuốc còn khá cao (50.000đ/kg). Để thuốc phổ cập rộng rãi, em đang phấn đấu nghiên cứu để phát triển đa dạng các loại chủng nấm, góp phần hạ giá thành sản phẩm”.

Trong thời gian tới, khi theo học chương trình cao học, Quyên dự định sẽ dành nhiều thời gian để phát triển và nhân rộng đề tài. Và biết đâu, một chế phẩm mới an toàn cho người sản xuất, cây trồng và người sử dụng sẽ lại ra đời từ niềm đam mê cháy bỏng.

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn   (22/01/07)

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.