Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 26/09/2005 14:03 (GMT+7)

Chuyện về người biến rác thành… dầu

Thiếu tất cả, thừa ý chí!


Tiếp chúng tôi tại văn phòng tuềnh toàng của HTX Thương mại Đông Hải (Kiến An, Hải Phòng, nơi đặt dây chuyền hóa dầu), ngoài “ông chủ” Vũ Đức Hòa, năm nay 38 tuổi,  còn có anh Phạm Hồng Điệp, bạn anh Hòa. “Chuyện ông Hòa thì dài lắm. Ông ấy đã mất rất nhiều bạn bè trong cái chuyện biến rác thành dầu này. Khi đó ai cũng gọi ông ấy là đồ khùng! Khó khăn, vất vả lắm ông ấy mới có được thành công như hôm nay. Tôi cũng như nhiều người không thể có được nghị lực như ông ấy.”


Còn anh Hòa, với gương mặt từng trải, chỉ nhỏ nhẹ: “Kết quả hôm nay, ít nhiều đã được mọi người thừa nhận. Nhưng hồi trước, tôi cùng gia đình khổ lắm. Ai cũng bảo mình lừa đảo. Làm gì có chuyện ép rác thành dầu được? Nhiều người nhìn tôi như một kẻ điên khùng…” .


Năm 1999, được bố mình là ông Vũ Hồng Khánh ủng hộ, anh Hòa bắt tay vào nghiên cứu việc tái chế lốp ô tô và cao su phế thải, từ suy nghĩ: nhựa và cao su vốn có nguồn gốc từ dầu mỏ, mình phải tìm cách để biến những chất phế thải này ngược trở lại với nguồn gốc của nó. Gần 3 năm nghiên cứu với 7 lần thử nghiệm về thiết bị, đến đầu năm 2002, dây chuyền máy móc phục vụ cho ý tưởng của anh Hòa được hoàn thiện.


Song song với việc đó là nghiên cứu chất phụ gia, một vấn đề mang tính cốt yếu cho việc chuyển đổi các thứ rác có nguồn gốc polymer thành dầu. Bởi phải có phụ gia để hóa lỏng và giữ ổn định độ bay hơi, đông đặc cho nhiên liệu.

Hơn 30 lần thí nghiệm, với khoảng10 lần bị bỏng hóa chất, cuối cùng hợp chất phụ gia cũng đã được anh Hòa chế ra. “Tôi nghĩ sao làm vậy. Cách đây khoảng 10 ngày, bố tôi đem về mấy cuốn sách nói về công nghệ hóa - lọc dầu và bảo tôi đọc, nhưng khó đọc lắm! Có lẽ trình độ lớp 6 của tôi không thể hiểu hết được, mà nhiều chuyện trong sách so với thực tế mình làm  khác nhau nhiều lắm…” - anh Hòa nói.


Giữa năm 2002, khi đã thí nghiệm thành công về thiết bị cũng như chất phụ gia, anh cùng một người bạn chung vốn xây dựng một xưởng xử lý nhựa và cao su phế thải thành dầu đốt lò ở Đông Anh (Hà Nội). Dây chuyền này có công suất xử lý 2 tấn chất phế thải/ngày với tổng số vốn đầu tư gần 2 tỷ đồng.


Tuy nhiên, chỉ mới hoạt động một thời gian, xưởng bị cháy, anh Hòa “trắng tay” và quay về Hải Phòng… “Sau chuyện đó, tôi động viên Hòa rất nhiều. Nhờ sự giúp đỡ của các cụ cựu chiến binh trong HTX Thương mại Đông Hải, Hòa về dựng lại xưởng trong khuôn viên của HTX” - ông Khánh kể.


Mấy năm qua, để có tiền mua vật tư, thiết bị cho dây chuyền tái chế dầu, anh cùng xưởng cơ khí của gia đình bươn chải khắp nơi để gia công, lắp đặt máy móc thuê cho các phân xưởng, nhà máy lớn. “Kẹt tiền quá, hỏi vay mấy người bạn, họ cười và nhất định không cho vay khi biết mình sẽ dùng tiền đầu tư vào dây chuyền sản xuất dầu từ rác thải.” - Anh Hòa kể. Không vay được ai, anh bèn đem đồ đạc nhà mình đi cầm để lấy tiền cho công trình nghiên cứu.


Xưởng mới mua được chiếc Huyndai “bán tải” gần 200 triệu đồng, cần tiền quá, anh cùng đem cầm! “Chiếc Huyndai đó, tôi cầm đi cầm lại tới 8 lần. Đến tận bây giờ vẫn chưa lấy về được. Chắc phải để vài bữa nữa mới đủ tiền!” - anh Hòa nói. Chúng tôi hỏi: Vì sao anh không đi vay tiền ngân hàng? Anh Hòa trả lời: “Từ sau khi hỏi vay bạn bè không được, tôi quyết tâm tự mình lo liệu tất cả. Nhất định không vay mượn gì ai. Nếu có tiền thì cái phân xưởng này đã có thể hoạt động vào cuối năm 2003 rồi…”.


Ròng rã hơn 2 năm, dây chuyền với công suất xử lý 5 tấn rác/ngày mới hoàn thiện được vào giữa năm 2005 này. Từ những túi nilông, bã nhựa đường, nhựa và cao su phế thải, dầu nhờn quá hạn sử dụng..., anh Hòa “xử lý”  thành những lít dầu DO. Với 5 tấn rác mỗi ngày, dây chuyền của anh Hòa cho ra 4 tấn dầu và hầu hết lượng khí gas sinh ra trong quá trình hóa nhiệt nhiên liệu được tận dụng trở lại để đốt lò nung.


Mỗi ca làm việc chỉ cần 3-4 công nhân điều khiển các thiết bị. Do đang trong thời gian hoàn thiện công nghệ và chờ các cơ quan chức năng kiểm nghiệm chất lượng dầu do mình làm ra, hiện tại, anh Hòa chỉ bán lượng dầu này cho những chủ đốt lò gạch, ngói với giá 6.000 đồng/kg. Một phần lượng dầu làm ra, anh dùng để chạy máy phát điện và xe nâng hàng trong xưởng mình.


“Các chủ đốt lò đặt hàng nhiều lắm. Làm ra đến đâu bán hết tới đó. Nhưng vì chưa được kiểm nghiệm nên mình cũng phải hạn chế đối tượng bán. Chỉ sợ người xấu đem pha với dầu diezen bán cho khách hàng thì chết mình!” - anh Hòa nói.


Sẽ có nhà máy công suất lớn?


Trò chuyện với chúng tôi, anh Hòa cho biết, anh và một người bạn đã quyết định chung vốn (hơn 10 tỷ đồng) xây dựng một xưởng sản xuất dầu từ rác mới ở khu An Đồng (cũng ở Kiến An) với công suất xử lý 20 tấn rác mỗi ngày. Hiện nay, nhà xưởng đang được xây dựng, các thiết bị máy móc cũng đang được chế tạo và đầu năm 2006 có thể đi vào hoạt động được.


Được biết, công nghệ xử lý, chế biến rác thành dầu không phải là mới đối với thế giới, nhưng đây được xem là công nghệ cao và giá thành của công nghệ này khá đắt. Mới đây, một công ty của Đức đã tới gặp anh Hòa chào hàng một dây chuyền tương tự của anh chế tạo và chuẩn bị lắp ráp ở An Đồng với giá hơn 80 tỷ đồng Việt Nam ! Thế nhưng, tổng chi phí cho dây chuyền đang hoạt động hiện nay của anh Hòa chưa đến 5 tỷ đồng.


Chất phụ gia do anh Hòa chế tạo có giá 500 đồng/kg. Xử lý một tấn rác chỉ mất khoảng 50.000 đồng. Rác thải nhựa, cao su, túi nilông, được anh Hòa thu mua với giá 1.000 đồng/kg; dầu thải là 3.000 đồng/lít. Anh Hòa cũng dự tính sau khi phân xưởng ở An Đồng đi vào hoạt động anh sẽ lập dự án xin đất tại thành phố Hải Phòng để xây dựng một nhà máy có công suất xử lý 500 tấn rác/ngày. “Lâu dài, nếu đủ vốn và điều kiện, tôi sẽ mở một phân xưởng ở Hà Nội với công suất 500 tấn rác/ngày. Hà Nội là nơi có rất nhiều rác thải mà chúng tôi có thể tận thu, chế biến thành dầu được.” - Anh Hòa tâm sự.


Thông tin mới nhất chúng tôi có được, ngày 16/9 vừa qua, Phòng thử nghiệm hóa chất và vật liệu (thuộc Trung tâm Phụ gia dầu mỏ - Viện Hóa học công nghiệp) đã thông báo kết quả về mẫu thử đầu tiên từ sản phẩm dầu DO của anh Hòa. Trong 11 chỉ tiêu thử nghiệm, dầu DO của anh Hòa có 8 chỉ tiêu đã đạt yêu cầu. 3 chỉ tiêu còn lại: hàm lượng lưu huỳnh, cặn các-bon, hàm lượng nước và cặn chưa đạt yêu cầu.


Nhưng theo ông Nguyễn Sơn Thủy - Phó Phòng Quản lý công nghệ (Sở KH&CN Hải Phòng), thì các thông số này so với tiêu chuẩn không quá chênh lệch, vì vậy Sở KH&CN Hải Phòng đang đề nghị anh Hòa điều chỉnh lại chất phụ gia và các bước của công nghệ, nhằm đáp ứng đủ 3 tiêu chuẩn còn lại. Sắp tới, những mẫu dầu tiếp theo sẽ được gửi lên Hà Nội để tiếp tục kiểm định.


Ngoài việc giúp đỡ anh Hòa làm thủ tục kiểm định mẫu dầu và đăng ký chất lượng và bảo hộ sản phẩm, Sở KH&CN Hải Phòng cũng đang động viên và hỗ trợ kinh phí cho anh Hòa tham gia chợ công nghệ Techmart Việt Nam lần thứ 2 tổ chức ở TP Hồ Chí Minh vào giữa tháng 10 tới.

Đứng trong xưởng cơ khí, bên đống thiết bị ngổn ngang, anh Hòa nói với chúng tôi: “Mình đang cố gắng gấp rút hoàn thành mô hình công nghệ thu nhỏ với kích thước 1x1,5 m. Vào hội chợ, mình sẽ cho dây chuyền thu nhỏ này hoạt động và sản xuất ra dầu từ rác như dây chuyền ở Hải Phòng này!”.


Nguồn: vnn.vn   24/9/2005

Xem Thêm

TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

Lâm Đồng: Thăm, tặng quà các nhà khoa học trong tỉnh
Ngày 14/5, Liên hiệp Hội tỉnh (Liên hiệp Hội) và Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đi thăm các tổ chức khoa học và công nghệ thành viên và các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nhân kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam 18/5.
TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Khai thác những cơ hội mới trong việc ứng dụng công nghệ vào y tế
Trong hai ngày 09-10/5 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Diễn đàn quốc tế Y dược thông minh Việt Nam - Smart Health VietNam 2024 đã được tổ chức với chủ đề "Công nghệ chuyển đổi số ngành y tế". Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh đã tham dự và có phát biểu tổng kết tại diễn đàn toàn thể sự kiện.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua thách thức và có những phát triển bứt phá
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và 65 năm ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959-2024). Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng đã tham dự và có bài phát biểu tham luận tại buổi lễ. Vusta.vn xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Phan Xuân Dũng.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề "KHCN và đổi mới sáng tạo – Nâng tầm vị thế quốc gia".
Sơn La: Đóng góp ý kiến 5 Dự thảo Luật
Trong các ngày 09-10/5 và 13/5/2024, Liên hiệp Hội tỉnh Sơn La đã tổ chức các Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến đối với 05 dự án Luật, gồm: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản Văn hoá (sửa đổi) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Bà Phạm Thị Hà – Chủ tịch Liên hiệp Hội Chủ trì các hội thảo.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng; Cần tin tưởng, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức để họ cống hiến
“Hà Nội cần tiếp tục tin tưởng hơn nữa, trao cho đội ngũ trí thức các điều kiện, đặc biệt là cơ chế chính sách để họ đủ dũng khí, dám nói, dãm nghĩ, dám làm, dám hành động hơn nữa, điều này sẽ góp phần để đất nước, thủ đô phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và sẽ đạt tầm cao mới…” đây là phát biểu của Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tại hội nghị.