Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 30/03/2005 21:47 (GMT+7)

Chuyên gia tạo mầu cho sơn Epoxy

Học ngành chế biến thực phẩm để khỏi sợ... thất nghiệp

Huỳnh Đại Phú sinh năm 1973, tại Cẩm Phả, Quảng Ninh. Năm 1991 anh theo gia đình vào TP Hồ Chí Minh vừa học vừa làm, Phú cũng học tập rất chăm chỉ. Anh hay nói: "Vì mình là con nhà nghèo nên cố gắnghọc tốt để bố mẹ vui!".

Gia đình Phú khá chật vật, nhưng thấy Phú ham học, bố mẹ cố gắng cho Phú thi vào đại học. Bố Phú đã có lời khuyên khá "thực tế" cho con trai trước khi chọn ngành vào đại học: "Con người ai cũng cầnăn uống nên con hãy chọn ngành công nghệ thực phẩm mà học, để sau này không sợ... thất nghiệp!" Chính nhờ sự định hướng đó nên Phú đã thi vào ngành hóa học và công nghệ thực phẩm của Trường Đại họcBách khoa TP Hồ Chí Minh và trúng tuyển khóa 1991-1996.

Những năm đầu tiên ở đại học, Phú tuân thủ khá nghiêm ngặt lời khuyên của bố, chỉ chuyên tâm nghiên cứu về... thực phẩm, nhưng dần dần những kiến thức về thực phẩm, về hóa học đã quyến rũ Phúhơn.

Từ năm thứ tư, anh chuyển hẳn sang nghiên cứu chuyên sâu về hóa học và cột mốc đáng nhớ đầu tiên là năm 1996, Phú giành giải nhất sinh viên nghiên cứu khoa học của trường với đề tài nghiên cứu tổnghợp về cao-su.

Trong quá trình nghiên cứu về cao-su, Phú bắt gặp một chất dẻo mới là nhựa Epoxy, một hợp chất cao phân tử có chứa nhóm Epoxy, trong những điều kiện xác định, nếu có mặt chất đóng rắn nó sẽ chuyểnsang trạng thái không nóng chảy, không hòa tan. Tùy khối lượng phân tử mà nó có thể ở dạng lỏng, lỏng đặc và rắn.

So với các loại nhựa truyền thống khác thì nhựa Epoxy được phát hiện và ứng dụng vào công nghiệp khá muộn nhưng khả năng bám dính rất tốt, độ bền nhiệt cao, cách điện tốt và chịu được nhiều môitrường (tốt nhất là môi trường kiềm). Đặc biệt, nhựa Epoxy có thể tham gia nhiều phản ứng biến đổi hóa học và phối hợp được với nhiều Polymer khác như: Ureformaldehyde, phenol formaldehyde,polyvinylcloride, vinylacetat, ankyd... Nhựa Epoxy tan nhiều trong dung môi hữu cơ như: Ketone, Dioxan, Hydrocarbon thơm..., có thể bảo quản dễ dàng ở dạng dịch lỏng và nóng chảy trong một thời giandài.

Chính vì lý hóa tính đặc biệt như vậy nên nhựa Epoxy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: keo dán, hỗn hợp đúc, hỗn hợp dạng lớp..., mà phổ biến nhất là làm sơn. Sơn từ nhựa Epoxy rất phong phú,thường có bốn chủng loại chính là: sơn hai thành phần, sơn Epoxy ester, sơn Epoxy nhiệt dẻo và sơn Epoxy kết hợp với các loại nhựa khác.

... Và những công trình khoa học giá trị

Năm 1997, với đề tài nghiên cứu "Sơn Epoxy trên kính chịu sốc nhiệt" Phú đã đoạt giải hai của Chương trình Eureka, giải ba của Giải thưởng khoa học kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC (ở nội dung thi dành chosinh viên). Năm 1998, Phú tiếp tục giành được hai giải thưởng ở Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP Hồ Chí Minh cũng thuộc lĩnh vực này và trong năm 2000, Phú đã có một đề tài "vườn ươm" nghiên cứu về sơnđược Sở Khoa học - Công nghệ TP Hồ Chí Minh tài trợ kinh phí để triển khai trong thực tế.

Song song đó, Phú còn tham gia vào một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước ở trường, đó là "Nghiên cứu vật liệu Composite bằng sợi carbon trên nền Epoxy AP" - đề tài cấp Nhà nước năm 1997.Trong năm 2002, Phú được chọn thực hiện cùng lúc hai đề tài cấp Nhà nước khác là: "Nghiên cứu vật liệu composite chịu nhiệt cách điện" và "Nghiên cứu vật liệu Naro composite trên các nềnpolymer".

Với những thành tích nổi bật trong nghiên cứu khoa học, năm 2003 Phú được Sở Khoa học - Công nghệ TP Hồ Chí Minh và Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ trẻ (thuộc Thành đoàn TP Hồ Chí Minh) chọntài trợ kinh phí để thực hiện đề tài "Nghiên cứu triển khai một số mầu cơ bản cho sơn Epoxy trên kính trang trí", nhằm hướng tới sản xuất phục vụ cho ngành mỹ thuật Việt Nam.

Hơn một năm tìm hiểu nghiên cứu và triển khai thử nghiệm trên thực tế, Phú đã thành công với đề tài nghiên cứu của mình. Anh đã tạo ra được sản phẩm sơn mới, đáp ứng được các mục tiêu cụ thể ban đầu,đó là sơn có đầy đủ các mầu gốc: xanh lá cây (lục - green), xanh (blue), đỏ vàng, đen trắng và không mầu; các loại mầu cơ bản của sơn này có thể phối trộn với nhau để tạo ra mầu mới thật hài hòa theoý muốn của họa sĩ thiết kế. Đặc biệt, độ bám dính trên kính của sản phẩm cao, độ bóng của màng sơn tốt phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Qua đề tài, Phú đã nghiên cứu thành công các tỷ lệ phối mầu cho sơn và tạo ra được quy trình adduct để tạo dung dịch adduct đóng rắn cho Epoxy ra được màng sơn với độ bền cơ lý cao, điều kiện giacông thuận tiện. Trong đó nổi bật nhất là việc tìm được các hệ mầu chuẩn và tỷ lệ phối trộn giữa các mầu hữu cơ và vô cơ, đạt các tiêu chuẩn về độ bền và khả năng phối trộn các mầu sơn tối ưu.

Đặc biệt, Phú cũng xây dựng được quy trình sản xuất sơn hoàn toàn theo công nghệ Việt Nam, đó là nhựa Epoxy (6010) được đưa vào thiết bị khuấy trộn, sau đó thêm 10% dung môi MEK và buthylacetat (tỷlệ 3/7). Quy trình này đã tạo ra sản phẩm sơn có chất lượng cao, tương đương ngoại nhập, có thể ứng dụng tốt trong thực tế. Điều đáng nói là sản phẩm hoàn toàn sử dụng công nghệ "made inVietnam".

Sau khi hoàn thành, sản phẩm đã được một số công ty mỹ thuật lớn ứng dụng ngay trong việc tạo mầu trang trí trên kính ở một số nhà thờ lớn của thành phố và các tỉnh, thành. Kết quả thực nghiệm đãkhẳng định độ bền rất cao của sơn, hơn hẳn các loại sơn đang dùng trong nước mà giá thành chỉ bằng 1/3 so với sản phẩm ngoại nhập.

Phú cho biết: Sau khi ứng dụng thực tế, các đơn vị cũng có đề xuất thay vì làm sơn mầu trước thì có thể làm mầu gốc để thuận tiện cho sự phối mầu và cường độ mầu của sơn, giúp họa sĩ thuận tiện hơntrong công việc sáng tác và thi công. Chính vì vậy Phú đã phát triển đề tài thêm một bước mới theo hướng này và thành quả hiện đang được ứng dụng thử nghiệm tại Công ty Art Glass.

Hiện nay, Huỳnh Đại Phú đang công tác tại Trung tâm Vật liệu polymer của Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, làm thêm công tác phụ giảng ở bộ môn Hóa học. Anh cho biết đang nghiên cứu để ứng dụng tiếpnhững thành công của việc tạo mầu cho sơn, đó là tiến hành nghiên cứu cung cấp cho thị trường một loại tranh kính - sản phẩm "đặc biệt".

Nguồn: www.nhandan.com.vn ngày 17/09/2004

Xem Thêm

Tin mới

Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...