Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 18/11/2006 00:26 (GMT+7)

Chuyện của người “nhốt” khói bụi

Ý tưởng nối tiếp… ý tưởng

Giống như nhiều doanh nghiệp trẻ khác, chặng đường kinh doanh của anh Ngô Đức Cử, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển đầu tư công nghệ mạo hiểm Viba (Tây Hồ – Hà Nội) cũng đầy chông gai, vất vả. ý tưởng làm ra một sản phẩm xử lý khói bụi công nghiệp hoàn hảo được anh nung nấu từ năm 2003, nhưng mãi đến ngày 09/5/2006, sản phẩm này mới được “trình làng” tại Hội chợ Khoa học công nghệ Techmart Hà Nội 2006. Ngay ngày khai mạc, tổng giá trị hợp đồng bán sản phẩm của Công ty đã lên đến gần 4 tỷ đồng.

Năm 2003, khi một mình khảo sát, tham quan Nhà máy Xi măng Hoà Bình, anh Cử nhận thấy công nhân làm việc vất vả và nguy hiểm bên lò nung clanhke cao gần 20m. Hơi độc và khói bụi bốc lên từ lò nung nóng trên dưới 1.000 độ C khiến ai cũng thấy ngạt thở. Anh chợt nghĩ: “Tại sao không làm ra một chiếc “tay” bằng máy để giúp công nhân khi đứng trên lò cao? ". Rời nhà máy, anh Cử rất ngạc nhiên khi thấy khói bụi từ lò nung đọng lại thành một đám lớn, bay lởn vởn dưới chân núi. Một ý tưởng chợt loé lên trong đầu anh, đó là phải “tóm” bằng được những đám khói bụi đó rồi xử lý làm giảm ô nhiễm môitrường, giống như “nhốt khói vào bình thuỷ tinh”. Về nhà, anh Cử và anh Hợp (anh trai anh Cử) bắt tay ngay vào chế tạo chiếc máy có khả năng hút và xử lý khói bụi tận gốc cho các nhà máy công nghiệp từ nhỏ tới lớn. Sau gần 3 năm tìm tòi, thử nghiệm và trải qua nhiều lần thất bại, hệ thống xử lý khói bụi đa cấp hoàn thành.

10 tỷ đồng với 5 ngày hội chợ…

Công sức hai anh Cử và Hợp bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng, bởi chỉ mấy ngày “xưng danh”, sản phẩm đã được khách hàng đánh giá cao. Tổng giá trị hợp đồng trong 1 tuần tham gia hội chợ lên tới 10 tỷ đồng.

Trên thực tế, thị trường đã xuất hiện nhiều loại máy xử lý chất thải hoặc xử lý khói bụi công nghiệp bằng phương pháp phun sương, mưa nhân tạo và tưới nước nhưng chỉ giải quyết được một phần. Với hệ thống xử lý của Viba, khói bụi độc hại nhất cũng có thể bị “tiêu diệt” hoàn toàn. Anh Cử cho biết: “ưu điểm của sản phẩm này là có thể di chuyển dễ dàng đi khắp nơi. Tuỳ theo quy mô của nhà máy lớn hay nhỏ, thải ra nhiều khói bụi hay ít mà chúng tôi lắp đặt hệ thống sao cho hợp lý. Ví dụ, nhà máy xi măng công suất 1 triệu tấn /năm thì phải lắp đặt 5 – 6 bồn xử lý, nhà máy nhỏ chỉ cần 1 – 2 bồn là khói bụi đã… biến mất”. Chỉ bằng những loại vật liệu đơn giản là nước và phụ gia (muối), anh Cử đã xử lý khói bụi theo một chu trình tuần hoàn, nước và phụ gia được chứa trong một hệ thống bồn nối tiếp, bồn thứ nhất chưa xử lý hết sẽ được đưa sang bồn thứ hai cho đến khi khói bụi được “thanh toán” tận gốc. Đường dẫn khói bụi từ nhà máy vào bồn chứa thứ nhất được làm bằng inox có tác dụng chống nóng, từ bồn thứ hai trở đi bằng tôn thép loại C45, làm giảm đáng kể giá thành sản phẩm.

Chi tiết quan trọng nhất trong hệ thống xử lý khói bụi là các guồng quay được đặt trong bồn xử lý. Theo anh Cử, trên các guồng quay, “bí ẩn” của hệ thống là các cánh khuấy. Chúng giúp cho quá trình xử lý được đẩy nhanh và đạt hiệu quả tối đa. Ngoài ra, máy còn có một số chi tiết quan trọng khác như trục guồng, lồng guồng. Khi guồng quay hoạt động trong bồn, cánh khuấy sẽ tạo nên sức căng bề mặt của nước và phụ gia, chỉ trong 10 giây đầu tiên, 65 – 70% lượng khói bụi đã được đánh tan. Thông thường, một chu trình chỉ diễn ra trong 2 phút, nước thải được tiếp tục xử lý thành nước sạch, đưa về tái sử dụng, khiến chi phí đầu vào giảm tới 2/3.

Trong khi một chiếc máy xử lý khói bụi nhập ngoại cùng công suất lên tới hàng tỷ đồng thì máy “nhốt” bụi của Viba chưa đến 400 triệu đồng.

Hiện Viba có 2 xưởng sản xuất nằm ở xã Phong Vân (Ba Vì - Hà Tây) và ở La Khê (Hà Đông – Hà Tây). Anh Cử cho biết: “Mục tiêu lớn nhất chúng tôi hướng tới không phải là hệ thống xử lý khói bụi mà là chống sạt lở bãi bồi. Đó là thảm hoạ của thiên nhiên mà hiện nay con người chưa đủ sức khống chế hoàn toàn. Chúng tôi đã tìm ra giải pháp tốt nhất, đơn giản và ít tốn kém nhất để giải quyết một bài toán lớn - chống, sạt lở. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của chúng tôi là thiếu kinh phí, nhưngchúngtôi sẽ cố gắng đạt được nguyện ước này”.

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.