Chế tác đồ mỹ nghệ từ rơm, rạ
Với mục đích là làm ra các sản phẩm như thùng đựng đồ, bình hoa, nhà Rông từ phế phẩm nông nghiệp dùng trong sinh hoạt và làm quà lưu niệm. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, góp phần hạn chế bảo vệ môi trường.
Em Nguyễn Công Vương cho biết: Vào mùa thu hoạch lúa, hàng ngày em chứng kiến người nông dân đang còn để lãng phí một lượng rơm, rạ khá lớn ngoài đồng, họ đã đốt đi lấy tro gây ô nhiễm môi trường. Mặc dù rơm, ra đã được người dân dùng làm thức ăn chăn nuôi, song với lượng lớn nên không sử dụng hết. Em cầm sợi rơm lên tay kéo thật mạnh, rơm có độ dai, màu vàng rộm trông thật đẹp. Em đã nảy ra sáng kiến là dùng các sợi rơm, ra này làm thành các đồ dùng thông dụng xem sao. Để làm được các sản phẩm như hiện nay, em đã dày công nghiên cứu từ đồ mỹ nghệ mụn cưa xem họ sử dụng những loại gì để liên kết và đóng thành từng tấm… Thế là em bắt tay vào làm ngay. Em lấy rơm về rửa sạch, loại bỏ hết tạp chất, phơi thật khô, dùng kéo cắt thành từng đoạn ngắn rồi trộn với keo dính. Hỗn hợp keo dính được em làm từ thùng xốp trộn với xăng. Dùng các tấm tôn phẳng làm khuôn bỏ hỗn hợp rơm, rạ và keo vào, sau cùng dùng các vật nặng ép thành các tấm. Đợi một ngày để tấm ép được định hình, sau đó lấy ra phơi khô. Ngoài ra còn có búa, đinh, cưa, thước, bút để đánh dấu từ đó tạo ra các hình thù mà mình mong muốn để ghép thành các sản phẩm như thùng đựng đồ, bình hoa, nhà Rông… Làm ra các sản phẩm em trang trí thêm cho đẹp mắt. Thành công, em hết sức phấn khởi và được cô giáo Lê Thị Nhung hướng dẫn giúp em tham dự Cuộc thi.
Bộ sản phẩm mỹ nghệ của em Vương đã được Hội đồng Giám khảo đánh giá cao. Mặc dù em đặt tên cho bộ sản phẩm rất đợn giản: “Làm thùng đựng đồ và một số vật dựng từ rơm, rạ”, nhưng sản phẩm của em tương tự đồ mỹ nghệ có tính thẩm mỹ cao, sờ tay vào phẳng lỳ, nhưng nhìn tư xa thấy rõ những sợi rơm, rạ như các tác phẩm hội họa sẽ lôi cuốn người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm từ thiên nhiên.
Sản phẩm của em Vương làm từ rơm, rạ vừa đẹp lại rất nhẹ, dễ làm, ai cũng làm được để sử dụng trong gia đình. Nếu được đầu tư có thể thương mại hóa rất phù hợp với su thế hiện nay. Từ đó sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm và nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây lúa cùng như góp phần bảo vệ môi trường sống…