Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 17/11/2006 14:44 (GMT+7)

Chè Ô Long cho nhiều “lộc”

Dọc đường vào khu du lịch thắng cảnh thác Đam Ri (cách trung tâm thị xã 20 km), địa giới Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm nằm xen kẽ. Đồi bát úp lượn sóng những nương chè. Có lẽ du khách đều có cảm giác xao động khi nhận ra những đội nông dân hái chè vai mang gùi, tay nhịp nhàng như múa. Mọi thao tác đều nhanh nhẹn. Lá trà hái vun đống trên vải bạt cũng được những xe tải nhỏ đến vận chuyển nhanh như sợ rằng để lâu nó sẽ bay mất mùi hương.


Ô Long là tên của một loại chè thành phẩm có chất lượng cao nhất thế giới, giá XK có khi lên tới 70 USD/kg. Giống chè này xuất phát từ một giống chè gốc mang tên riêng, nhưng vì chất lượng hấp dẫn, được nhiều người ưa thích nên sau đó có nhiều giống chè khác của Đài Loan, Trung Quốc như Kim Tuyên, Ngọc Thúy, Thanh Tâm... nếu chế biến đúng cách sao cho giữ được mùi hương nguyên thủy cũng được gọi là chè Ô Long! Dây chuyền chế biến khá phức tạp, riêng các máy xào, vò, siết chè đã 12 cái. Rồi máy vò quả cho lá chè săn tròn như viên thuốc hoàn tán. Xong, lại quay thơm, hút chân không, sấy thơm... tổng cộng qua 60 cái máy mới ra thành phẩm đưa vào kho lạnh. Sau đó phải đóng gói bằng giấy bạc để giữ mùi hương trinh nguyên!


Từ năm 2000, ông Đoàn Hùng Tiến, Viện trưởng Viện nghiên cứu chè (Bộ NN- PTNT) đã khuyến cáo những nơi có điều kiện (có độ cao trên 1.000 m) nên gia tăng trồng, sản xuất loại chè này. Giống các loại cây chè chế biến ra Ô Long, lá chè cũng dài và mướt hơn các loại chè quen thuộc. Chè thường mỗi tháng hái hai đợt. Chè Ô Long một năm chỉ thu hoạch 6-7 lần và chỉ lấy được những lá non ở búp, nên năng suất cao nhất cũng chỉ 8-9 T/ha.


Người ta cho rằng chè Ô Long có nhiều công dụng bổ dưỡng, pha trà “quạu” uống cũng không bị say, không mất ngủ như các loại chè thường. Năm 2006, toàn tỉnh Lâm Đồng có 25.508 ha chè, 23.000 ha đang thu hoạch. Huyện Bảo Lâm và ngoại ô Bảo Lộc là vùng chè tập trung lớn nhất: hơn 21.000 ha nhưng tỷ lệ trồng chè Ô Long chưa đến 10%. Giữa tháng 9, giá 1 kg lá chè tươi loại giống TB 14 loại 1 (tôm 2-3 lá) chỉ có 2.300 đ/kg. Song, lá chè Kim Tuyên, Ngọc Thúy làm ra chè ô Long đã là 18.000 đ. Lúc hút hàng, có khi lên đến 3 USD/kg lá, nhà máy cũng phải mua.


Ông Chiu Mou Sheng chồng của nữ giám đốc Công ty đồng thời là đại diện cho chủ đầu tư nói rằng ở Đài Loan, do công nghiệp phát triển nên ít còn vùng đất không bị ô nhiễm như cao nguyên Lâm Đồng. Đem giống mới về đây, cây chè Ô Long tạo ra nhiều giá trị và công ăn việc làm cho vùng nam cao nguyên nên từ chính quyền đến người dân, ai ai cũng ủng hộ. Từ năm 2004, cả tỉnh Lâm Đồng đã XK được 12.748 T chè chế biến, thu 14,35 triệu USD. Chè Ô Long chỉ mới được 1/10 sản lượng nhưng chiếm tới 3/4 giá trị!

Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm cho biết: huyện còn gần 10.000 ha đất nông nghiệp chưa sử dụng có hiệu quả. Cả 3 cây: chè, cà phê, dâu tằm cứ cạnh tranh thu hút quỹ đất. Giá cà phê, dâu tằm, lúc lên lúc xuống. Riêng cây chè, dù giống cũ cũng bù đắp đủ công lao động. Chuyển sang trồng chè cành giống mới, về nguyên tắc thì Nhà nước hỗ trợ đến 50% giá cây giống, nhưng còn công chăm sóc, bón phân, thu hoạch... Nguồn vốn ấy hoàn toàn phải dựa vào ngân hàng. Một ha chè Ô Long giá thành kiến thiết cơ bản 3 năm có khi lên tới 240 triệu đồng, nhưng từ khi thu hoạch, nó cho lợi nhuận cao, không sợ lỗ.


Có thể mở rộng vùng trồng giống chè “quý tộc”này được không ? Người dân ở Bảo Lộc, Bảo Lâm có điều kiện mỗi nhà chuyển đổi sang trồng giống mới từ 1-2 ha. Vốn khá cao vì 1 ha trồng tới 40.000 gốc, giá một cây giống hiện thời là 1.700 đ. Năm 2001, Ông Nguyễn Quang Văn, một chủ trang trại từ Tp.HCM lên đây thành lập Công ty TNHH Nguyên Ô-Long. Công ty cho đào luôn hồ chứa nước rộng một ha để tưới cây khi gặp hạn. Nay Cty đã trồng được 20 ha, lá chè thu hoạch cũng đưa về Đăng Phong gia công chế biến.


Ông Văn cho biết, chăm sóc tốt thì 2 năm đã hái bói, năm thứ 4 bắt đầu có lãi. Để mở rộng diện tích, ông làm đơn vay vốn, được ngân hàng sốt sắng thẩm tra, chấp thuận. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh quy hoạch ổn định trồng chè ở mức 25.000 ha. Diện tích này đến nay đã đạt nhưng sản lượng chè búp tươi mới bằng 3/4 chỉ tiêu 200.000 T. Sản lượng chè không tăng nhưng giá trị XK chè 3 năm qua mỗi năm đều tăng hơn năm trước 2, 5 triệu USD là nhờ ở các sản phẩm có chất lượng như chè Ô Long.

Nhiều người nói Lâm Đồng là một trong những địa phương được phân bổ nguồn vốn từ dự án phát triển chè và cây ăn quả do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tài trợ. Tuy nhiên mức lãi cho vay của nguồn vốn ưu đãi đến tay người trồng chè cũng “ngang ngửa” với tiền vay thông thường (1,05 %/ tháng), nên ít hộ dám vay. Nếu Bộ NN- PTNT, cơ quan quản lý thực hiện dự án có sự xem xét thấu lý thấu tình, làm đúng nghĩa ưu đãi thì chắc là màu xanh của chè và hương vị của những cây chè siêu lợi nhuận như Ô Long sẽ còn tỏa rộng hơn nữa!

Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam - No.199 [ 2006-10-05 ]

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.