Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 08/11/2005 15:14 (GMT+7)

Châu Kim Quới nhà Thái học người Việt ở Thái Lan

Châu Kim Quới sinh ở Cần Thơ năm 1926, đã học ở Việt Nam đến bậc Tú tài (Lycée Khải Định năm 1944, Lycée Pétrus Ký năm 1945) có qua Pháp học lấy vài bằng về chuyên nghiệp như Chứng chỉ dạy tiếng Pháp ở nước ngoài ( Brevet d’Aptitude à l’Enseignement du Francais hors de France,Paris 1972). 60 năm về trước (1946 – 1951) với tên Hoàng Kim Quý, Châu Kim Quới đã từng làm việc tại Sở Thông tin của Chính Phủ Việt Nam kháng chiến, ngoài nhiệm vụ đón tiếp trả lời phỏng vấn các nhà báo ngoại quốc sử dụng tiếng Thái Lan, tiếng Pháp và tiếng Anh, ông còn tập viết báo bằng tiếng Thái Lan khi cần phản đối các bài báo vu khống của ngoại quốc, được đồng chí Hương tức Xổm và bà Thavi chuyên gia tiếng Thái giúp điều chỉnh, gửi đăng các báo Thái ở Bangkok. Vì quen biết nhau, báo chí Thái Lan vui lòng giúp nhuận sắc bổ sung thêm và đăng giúp, ông đã học trong nghề và trong thực tiễn.

Thời gian tránh khủng bố phải chuyển lên sống ở Chiang Mai, ông không bỏ lỡ cơ hội học ngay ngôn ngữ địa phương gọi là ngôn ngữ Lán Na, cả tiếng nói và văn tự cổ. Văn tự cổ Lán Na là một văn tự khó học, chỉ có các nhà sư mới đọc được, còn thường dân thì ít người biết. Ông Quới ở Chiang Mai nghiên cứu về Vương quốc Lán Na 40 năm, đến mức người Chiang Mai khâm phục. Trong dịp kỷ niệm 700 năm xây dựng thành phố Chiang Mai, chính quyền Thái Lan đã mời ông viết tay văn tự cổ Lán Na trên bi ký tượng đài Tam Vương Chiang Mai. Đây là vinh dự tối cao vì ông là người duy nhất được chọn trong bao nhiêu triệu người Thái, chữ của ông Quới sẽ sống mãi mãi với bi ký và lịch sử nước Thái Lan.

Ngoài văn tự cổ Lán Na, ông Quới còn tự học văn tự Fặk Khảm được dùng viết trên nhiều bi ký của vương quốc Lán Na và văn tự Khỏm Mương dùng viết thi thơ loại “Khlôông” của Lán Na.

Chiang Mai ở gần Tiểu quốc Chiềng Tung của tộc người Thay Khởn (nay thuộc Myanmar) và Tiểu quốc Xịp xoỏng Pănna của Thay Lự nay thuộc Trung Quốc. Ông Quới đã học thêm văn tự của Thay Khởn, Thay Lự vì hai loại văn tự này có phần giống văn tự Lán Na Chiang Mai. Thầy dạy là người các tộc ấy định cư ở Chiang Mai. Đồng thời ông đã học cả văn tự Thay Aày (tiếng Anh gọi là Shan) ở Myanmarvà Thay Táy không (Dehong Tai) ở Vân Nam , Trung Quốc. Và khi đã biết đa số văn tự Thái thì lại muốn học tất cả không chừa một ngôn ngữ Thái nào.

Tác phẩm của Châu Kim Quới in ở Thái Lan
Tác phẩm của Châu Kim Quới in ở Thái Lan
Thời gian này ông đã là người đầu tiên ở Thái Lan dịch “Tăm nan Mương Chiêng Tung”(Huyền thoại Mường Chiêng Tung), “Tăm nan Mương Yoong”(Huyền thoại Mương Yoong), “Phứn mương Xịp xoỏng Pănna”(Biên niên sử 12 Pănna) từ văn tự riêng củamỗi tộc ra chữ Thái Lan hiện đại, được in và phát hành ở nước Thái Lan. Quyển Huyền thoại Mường Chiêng Tungđược tái bản ba lần và sau này ông dịch thêmquyển “Phôngxảváđan Mương Chiêng Tung”(Biên niên sử Mường Chiêng Tung), được gia quyến bà Công chúa Thipphavăn Na Chiêng Tung xin in phát trong đám tang bà.Quyển sách sau cùng của ông là sách giáo trình day tiếng Thay Táy không bên Trung Quốc ( Tămra Phaxả Thay Táy không) do Viện Thái học Chulalongkorn in vàphát hành.

Từ năm 1986 đến năm 1992 Đại học Chiang Mai đã mời ông làm thỉnh giảng viên dạy môn văn tự cổ Lán na và các văn tự Thái khác cho sinh viên bậc thạc sỹ. Đây là một sự kiện hiếm có vì các đại học chỉ mời người ngoài dạy khi nào trong đại học không có chuyên gia về môn học đó và phải là hiệu trưởng ký giấy mời. Mời người Việt Nam dạy văn tự cổ Lán Na là việc phải cân nhắc vì có thể gây ảnh hưởng đến lòng tự hào của các giáo sư khác. Nhưng lòng khâm phục của các học giả Thái đối với ông Quới đã xoá được mọi ý nghĩa khác. Chẳng riêng gì Đại học Chiang Mai, ngay các đại học các tỉnh khác như Đại học Mahảxảrákham, Ratchaphat Chiangrai, Ratchaphat Phibun Songkram cũng đã mời ông đi thuyết trình về văn tự Thái.

Đến năm 1992, Ngân hàng Siam Commercial Bank ở Bangkok quyết định bỏ ra khoảng 100 triệu bạt (độ 4 triệu đô la Mỹ) hỗ trợ dự án biên soạn bộ Bách khoa toàn thư Văn hóa Thái Lanchia ra 4 miền, 4 uỷ ban biên soạn trong 4 năm. Ngân hàng đã mời Châu Kim Quới về Bangkoklàm việc thường trực tại ngân hàng với chức vị Trưởng ngành Khoa học của dự án, có trách nhiệm thu thập, kiểm tra bài vở toàn xứ gửi đến, mặc dù ai cũng biết rằng ông là người Việt Nam . Dự án đã làm xong và hiện nay các thư viện lớn ở Thái Lan đã có bộ Bách khoa toàn thư Văn hoá Thái Landày 60 quyển xếp cao hơn 2 mét. Trong thời gian 4 năm biên soạn ông Quới đã cho ra tạp chí Bách khoa toàn thư Văn hoá Thái Lanra hàng tháng để báo cáo về kết quả biên soạn và bài vở gửi đến, do ông làm Tổng biên tập.

Hiện nay ở Thư viện Quốc gia Thái Lan, đường Xảmxển, Bangkok, khi mở vi tính tìm sách của Thawi Swangpanyangkoon thì sẽ hiện ra danh sách 12 quyển sách của Châu Kim Quới. Đấy là riêng sách in phát hành. Còn ở thư viện các đại học, ví dụ thư viện đại học Silpakorn ở phố Nápphrálan, khi mở vi tính tên Thawi Swangpanyangkoon thì sẽ hiện ra danh sách 39 đề tài của Châu Kim Quới cả sách in lẫn bài báo và sách giáo khoa photocopy của ông. Sự thật ông đã biên soạn nhiều gấp mấy lần danh sách ở vi tính thư viện.

Một thành tựu đáng kể là Thủ tướng Thái Lan đã mời ông vào Uỷ ban nghiên cứu lịch sử Thái Lan qua các tư liệu chữ Hán, ông đã ra vào Thủ tướng phủ theo bổ nhiệm của 4 chính phủ liên tục, và được chính quyền gửi đi thực tế quan sát xem Nán Cháu (Nam Chiếu) có phải là nơi xuất phát của dân tộc Xiêm La không. Đi hai lần, ông lắc đầu trả lời là không phải. Lúc Chủ tịch Việt Nam Trần Đức Lương qua thăm Thái Lan, Quốc vương Thái Lan đã chọn ông làm phiên dịch viên của Hoàng thượng.

Trở về thủ đô Bangkok , tiếp xúc với kỹ thuật hiện đại, ông là người đầu tiên dùng máy vi tính thiết kế phần mềm tạo phông chữ tất cả các tộc người Thái có văn tự. Một vài tộc Thái như Chuống ở Trung Quốc, Tày và Nùng ở Việt Nam không có văn tự của mình. Công trình này đã được “Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Thái Lan” (Thái Lan Research Fund) một cơ quan Nhà nước Thái Lan, nhận tài trợ. Châu Kim Quới đã làm xong dự án, trao cho Quỹ 13 phông chữ Thái.

Sau khi làm xong dự án, ông đã sáng tạo thêm nhiều phông chữ khác theo ý thích của mình vì càng sáng tác, càng thành thạo, càng nhanh, ông đã sáng tác phông chữ Thái Lan hiện đại cho người Việt Nam dùng không cần cài đặt chương trình Thai Edition. TS Nguyễn Tương Lai đã dùng phông chữ này đánh máy giáo trình dạy tiếng Thái của mình. Riêng về chữ Thái ở Việt Nam, ngay khi TS Cầm Cường còn sống, TS Cầm Cường, TS Hoàng Lương, ông Cầm Trọng, người Thái Việt Nam lúc qua Bangkok mấy tháng đã giúp ông trong công trình tạo phông chữ Thái ở Việt Nam. Các vị đã viết từng con chữ của tộc mình cho ông tham khảo và giúp ý kiến điều chỉnh. Vì phông chữ của ông Quới đặt con chữ theo bàn phím chữ Thái Lan để người Thái Lan dùng, nên dùng ở Việt Nam hơi bất tiện.

Thêm một thành tựu về Thái học của ông Châu Kim Quới là việc phát minh Bảng tìm can chi lịch Tiểu nguyên và Phật lịch Thái Lan mà nhiều học giả Âu Mỹ và Thái Lan đang dùng và khen ngợi.Nguyên biên niên sử cổ của Thái Lan toàn dùng Tiểu nguyên (Chunláxặc, sau Phật lịch 1181 năm hay sau dương lịch 638 năm). Đôi khi con số năm với tên can chi trong biên niên sử cổ không trùng nhau,muốn kiểm tra phải làm bài tính phiền phức. Ông Quới đã sáng tạo ra một bản tìm tên can chi các năm tiểu nguyên và Phật lịch, chỉ lấy con số cuối của năm là tìm ngay ra tên can và chi của năm đó,đúng và nhanh.

Về bảng tìm can chi này, nhà sử học Mỹ D.K. Wyatt đã viết:

“Tôi từng làm việc với ngày tháng được ghi trong các văn bản lịch sử cổ của Thái Lan trong 25 năm và đã thử rất nhiều bảng để tra cứu thời gian chính xác. Không có bản nào tốt và dễ sử dụng như bản của Khun Thavi. Tôi thành thực chúc mừng ông và xin giới thiệu với tất cả những ai sử dụng lịch Thái cổ”.           ( 22-2-1988).

_____________________________

1. Trong ngôn ngữ Thái hiện đại “Thay” viết có chữ “Yo Yắk” có nghĩa là người Thái Lan, còn “Thay” không có “Yo Yắk” là người Thái ở ngoài Thái Lan.

2. Vừa rồi, ông có bình luật một bài biên dịch bi ký Vua Ramkhămhẻng nước Xiêm La trong sách Việt Nam , và luôn tiện ông biên dịch toàn bộ bi ký này ra tiếng Việt. Đây là bản dịch toàn bộ bi ký Vua Ramkhămhẻng chính xác đầu tiên ở Việt Nam


Nguồn: Xưa và Nay, số 245

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.