Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 16/03/2011 17:54 (GMT+7)

Chất diệp lục

Chất diệp lục có ở đâu?

Chất diệp lục, hay diệp lục tố (chlorophyll), là sắc tố tạo ra màu xanh lục của lá cây, của một số tảo, như Tảo cầu (Chlorella), Tảo xoắn (Spirulina), và Vi khuẩn lam (Cyanobacteria). Theo nghĩa Hán Việt, cụm từ “diệp lục” có hai từ: “diệp” là lá, và “lục” là màu xanh lục. Diệp lục là chất có trong “thế giới xanh” ở quanh chúng ta, chúng có mặt trên khắp trái đất và có ý nghĩa quan trọng, bởi nó giúp cho cây xanh thực hiện sự quang hợp. Nếu thiếu chúng thì sự sống của muôn loài động vật nói chung, cũng như con người, không thể tồn tại.

Cấu tạo của chất diệp lục

Nhìn bên ngoài, lá cây xanh được “nhuộm” bởi một chất màu xanh lục đồng nhất, nhưng khi quan sát dưới kính hiển vi quang học, thấy sắc tố màu xanh này không phân tán đều mà nằm trong các vật thể rất nhỏ có màu xanh lục, nằm trong tế bào, gọi là lạp lục(Hình 1). Lạp lục ở thực vật bậc cao thường có dạng hình cầu, hình bầu dục, hình thấu kính hay hình thoi; kích thước từ 4 - 10 micromet (1 micromet = 1/1.000 mm). Quan sát chi tiết hơn nữa dưới kính hiển vi điện tử, thấy mỗi lạp lục được bao bọc bởi một màng kép; lớp màng ngoài nhẵn, lớp màng trong có những phiến mỏng nhô ra vào phía trong, trên đó có những hạt dẹt cực nhỏ xếp từng chồng như bát úp, nối các phiến lại với nhau ở chỗ này hay chỗ kia. Trong các hạt cực nhỏ đó mới chứa chất diệp lục, chất làm cho cây có màu xanh lục (Hình 3). Hàm lượng của chất diệp lục trong cây xanh chiếm khoảng 1% chất khô.

Về mặt hóa học, có ít nhất 5 loại diệp lục (a, b, c, d, e). Trong công thức cấu tạo chúng đều có nhân porphyrin, với một nguyên tử magiê (Mg) nằm ở trung tâm phân tử. Trong đó, chất diệp lục a (công thức C 55H 72O 5N 4Mg) và diệp lục b (C 55H 70O 6N 4Mg) là hai chất có trong thực vật bậc cao như các loại rau xanh, hoa lơ xanh… và Tảo xanh; chất diệp lục c1 (C 35H 30O 5N 4Mg), diệp lục c2 (C 54H 70O 6N 4Mg) có trong Vi khuẩn lam.

Hiện tượng quang hợp

Nhờ có chất diệp lục mà cây xanh mới thực hiện được sự quang hợp. Sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời, các cây xanh chuyển hóa khí carbonic và nước, tạo thành các hợp chất hữu cơ (carbohydrat) giàu năng lượng, để tự nuôi cây (tự dưỡng) và tích lũy các sản phẩm hữu dụng khác mà con người cần dùng trong đời sống. Nấm mốc, động vật và con người không có chất diệp lục nên không thể tự dưỡng, mà chúng cần sử dụng chất dinh dưỡng từ bên ngoài (sinh vật dị dưỡng). Có thể nói, sự quang hợp là hiện tượng quan trọng nhất trên trái đất, có vai trò khởi đầu cho sự sống của sinh giới, là nguồn gốc của sự sống.

Mặc dù hiện tượng quang hợp có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào của thực vật có chứa chất diệp lục, nhưng bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình này vẫn rụng hết thì cây xanh sẽ chết. Qua quá trình quang hợp của cây xanh, hàng năm, trên trái đất có chừng 100 tỷ tấn chất hữu cơ được hình thành, đồng thời phóng thích oxygen cung cấp cho quá trình hô hấp của cả thực vật và động vật, giữ sự cân bằng giữa oxy và CO2. Trong nông nghiệp, năng suất của cây trồng phụ thuộc vào sự quang hợp này.

Chất diệp lục và sức khỏe

Chất diệp lục có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người và có nhiều ứng dụng trong điều trị. Nó có tác dụng phòng ngừa yếu tố gây ung thư và chống độc, làm giảm tác dụng phụ đi kèm với điều trị u ác; làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, kích thích vi khuẩn ưa axit, loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột; chống viêm nhiễm; viêm khớp; điều trị bệnh mụn rộp (herpes); làm giảm tỷ lệ chết của bệnh tụy thực nghiệm; giúp điều hòa lymphocyt T ở bệnh nhân viêm phổi, tăng cường thông số miễn dịch và chỉ số gốc tự do trong điều trị bệnh lao; giúp loại trừ độc tố qua gan; trị đái tháo đường týp 2; làm giảm cholesterol và chứng béo phì. Ngoài ra, chất diệp lục còn dùng để cải thiện hơi thở hôi tạo ra từ đường ruột, vệ sinh răng miệng, mùi cơ thể, mùi nước tiểu và phân; có khả năng sát khuẩn trong điều trị các bệnh do vi khuẩn kỵ khí gây ra, và các vết thương nhiễm khuẩn (trong kháng chiến trước đây, chất diệp lục được dùng làm thuốc sát khuẩn, giúp vết thương chóng lành).

Do chất diệp lục không độc, nên còn được dùng nhuộm màu xanh cho bánh kẹo, thực phẩm, mỹ phẩm, kem, si rô và xà phòng.

Chất diệp lục lấy ở đâu?

Ở nước ngoài, chất diệp lục được chiết xuất từ cỏ Linh lăng hay cỏ Ba lá (Medicago sativa L., họ Đậu). Còn ở Việt Nam, có thể dùng lá tre, nứa, luồng và nhiều loại cây xanh khác. Cũng có thể nuôi trồng Tảo xoắn, vì ngoài chất diệp lục, Tảo xoắn còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá (xem bài “Tảo xoắn”, TSK số 390, tr 14) và cũng có sẵn sản phẩm trên thị trường.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.