Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/01/2005 23:00 (GMT+7)

Charles Bell (1774-1842): Nhà thần kinh học lỗi lạc

Năm 24 tuổi, Charles đã nổi danh ngay sau khi công bố nghiên cứu “Một hệ thống phẫu tích” kèm nhiều minh họa khá đẹp. Năm sau, Charles được bầu làm Uỷ viên trường Hoàng gia các phẫu thuật viênEndinburgh. Kết quả của bốn năm miệt mài phẫu tích (1798 - 1802) là việc xuất bản hàng loạt bản khắc hình vẽ giải phẫu học não và hệ thần kinh. Hai năm sau, Charles cộng tác với người anh ruột để chora đời cuốn sách “Giải phẫu học cơ thể người”.

Được ít lâu, Charles đến thành phố London để tìm kiếm con đường lập nghiệp mới. Sau bao khó khăn ban đầu, Charles được nhận vào làm phẫu thuật viên trong bệnh viện nhỏ ở giữa thủ đô nước Anh. CharlesBell lao vào công việc nghiên cứu giải phẫu học. Năm 1806, Charles lại nổi danh ngay với cuốn sách “Giải phẫu học các biểu hiện tình cảm trong hội họa” (cuốn sách này vào năm 1893 đã được xuất bảntới 7 lần). Trong bộ sách 2 tập “Hệ thống Phẫu thuật so sánh” (1807-1809) Charles trình bày những quan điểm giải phẫu học riêng biệt của ông trong ngoại khoa. Mỗi khi Charles lên lớp giảng bài, phònghọc thường kín sinh viên. Danh tiếng và tài năng của Charles Bell lan truyền đến mức ông phải mở riêng một trường dạy giải phẫu học rất nổi tiếng thời đó ở đường Great Windmill, London. Trong một bứcthư gửi cho người anh, ông viết: “Đầu óc em hoàn toàn bận rộn với giải phẫu học về não, em đang chuẩn bị có một phát hiện mới…”, phát hiện đó chính là tính khác biệt giữa hai loại dây thần kinh: (1)dây cảm giác có vai trò dẫn truyền các xung đột thần kinh từ khắp mọi vùng cơ thể trở về não và (2) dây vận động mang những xung động đi theo chiều hướng ngược lại, từ não đến các tạng ngoại vi đểđáp ứng kích thích.

Năm 1811 đánh dấu một sự kiện là Charles có thể cắt các dây thần kinh sau của tuỷ sống mag không gây co giật vùng lưng. Ông mô tả chi tiết việc phẫu tích đó trong cuốn “ý tưởng giải phẫu học mới vềnão”. Tập tài liệu này thực sự là “Bản đồ vĩ đại về Thần kinh học”. Nhưng mãi sau này khi Charles Bell nổi tiếng khắp châu Âu, phát hiện này mới được công nhận là phát hiện quan trọng nhất trong sinhlý học, sau phát hiện của Harvey về tuần hoàn máu. Năm 1812, Charles Bell được cử làm giảng viên và phẫu thuật viên tại bệnh viện Middlesex. Ông tham gia giảng dạy giải phẫu học ở trường Hoàng giacác phẫu thuật viên.

Vào những ngày tháng 6 năm 1815 đã diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quân đội Anh và Pháp. Charles Bell cùng người bạn đồng nghiệp đã ra tận chiến trường để chăm sóc binh lính Anh. Chính nhữngkinh nghiệm trong điều trị mà ông đã học được ở đây đã giúp ông đưa ra “Nhận xét về các tổn thương của cột sống và xương đùi”. Charles Bell đã đóng góp nhiều hiểu biết quan trọng về hoạt động thầnkinh như mô tả thể bệnh liệt mặt ngoại vi, chứng minh vai trò của dây thần kinh thứ 5.

Charles được tặng thưởng Huân chương Hội Hoàng gia và được nhà vua William IV phong tước Hiệp sĩ. Suốt 32 năm làm việc, Charles Bell là một trong số những thầy thuốc ngoại khoa tài năng danh tiếngnhất nước Anh và còn vang vọng lâu dài trong những thế hệ sau. Ông qua đời ngày 28 tháng 4 năm 1842, tại North Hallow, Worcestershire, lúc 68 tuổi.

Nguồn: Trần Phương Hạnh, 17 Nhà khoa học lỗi lạc, NXB Trẻ 2003

Xem Thêm

Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).