Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 15/11/2006 23:11 (GMT+7)

Chàng trai trẻ và phần mềm bản đồ số “made in Việt Nam”

Càng thú vị hơn khi biết "chủ nhân" của chương trình này là một chàng kỹ sư 8X còn rất trẻ, bắt nguồn từ tự ái người Việt không thể cứ "lò dò" đi theo nước ngoài. Chàng trai có biệt danh "Mr của công chúng" ấy là Nguyễn Tư Triều.

"Người Việt dùng hàng Việt"

" Khi định hướng vào khoa Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa Hà Nội, mình đã có ý định lập trình cho thiết bị di động. Hồi ấy thử với J2ME - ngôn ngữ lập trình viết cho di động thường, thấy không hay nên bỏ, đổi qua lập trình cho thiết bị PDA. Xài PDA thấy phần mềm bản đồ rất ý nghĩa vì PDA có khả năng thao tác tốt, màn hình vừa phải, khá tiện dụng. Cái tên PDA viết tắt từ Personal Digital Assistant, tức là trợ lý cá nhân nên bản đồ là rất cần thiết. Ở Việt Nam không có phần mềm bản đồ cho PDA, chỉ có cái handmap của nước ngoài, nhưng chạy không tốt và mất tiền nên mình quyết định viết ViệtMap.

Việc đầu tiên mình gặp phải là quyết định nên dùng dữ liệu có sẵn của Cục Bản đồ, các công ty bản đồ tại Việt Nam để viết chương trình hay bắt tay xây dựng hệ thống dữ liệu từ đầu, bởi vì một hệ thống bản đồ hoàn chỉnh phải có 2 module dựng dữ liệu và chương trình bản đồ.

Chương trình ViệtMap như mọi người thấy chỉ là phần nổi, tức là phần hiển thị dữ liệu, chỉ chiếm khoảng 20-30% công sức trong toàn bộ hệ thống. Lúc đó mình nhận thấy một số vấn đề với nguồn dữ liệu của các công ty bản đồ cả nước ngoài và VN như: phải mua với giá không rẻ; phụ thuộc, bị động hoàn toàn vào nguồn dữ liệu đó và phải theo chuẩn của họ nên ảnh hưởng đến tốc độ và bộ nhớ trên PDA rất nhiều. Mình cũng có trong tay mấy bản dữ liệu "chui" do bạn bè "cóp" từ trên mạng, nhưng nghĩ không thể "ăn cắp" như thế vì vấn đề bản quyền. Đặc biệt điều khiến mình quyết tâm xây dựng hệ thống dữ liệu là do một người quen hiểu về bản đồ số cho rằng đây là điều điên rồ, bất khả thi vì để làm được hệ thống như thế phải có cả công ty làm việc hàng năm trời mới hy vọng xong, tốt nhất là tìm nguồn mở (opensource). Nghe thế mới tức vì opensource hay thật, nhưng mang tính chất đi theo người khác, không sáng tạo. Sao người Việt cứ phải "lò dò" theo nước ngoài? Xuất phát từ slogan "Người Việt dùng hàng Việt", vậy là mình quyết tâm làm bằng được và chọn đó làm đề tài tốt nghiệp
".

Bắt đầu từ con số 0

" Mình không theo bất kỳ chuẩn nào. Nói đúng hơn là không đọc lý thuyết về bản đồ số trước khi xây dựng hệ thống vì sợ sẽ áp lối suy nghĩ theo nước ngoài, mất đi tính sáng tạo. Lập trình không lâu, nhưng thẫn thờ khoảng nửa năm để suy nghĩ phân tích thiết kế hệ thống rồi thử nghiệm các hướng suy nghĩ đó xem cái nào tốt nhất. Mình hay suy nghĩ khi đi trên đường, may mà hệ thống cũng gắn liền với... đường. Hơn nữa nhà mình đến Trường Bách khoa lại xa, đi qua nhiều loại đường nên thiết kế phân tích cấu trúc đường khá hoàn thiện.

Sau đó mình bắt tay vào làm, mất khoảng 6 tháng. Lúc ấy mình đang làm bán thời gian cho FPT nhưng xin nghỉ để chuyên tâm thực hiện. Trong 6 tháng đó, mỗi ngày ngủ độ 4 tiếng, vì phải dồn nhiều công sức cho hệ thống dữ liệu. Đến khi tốt nghiệp thì hệ thống dữ liệu đã hoàn thiện phần thiết kế, chương trình đủ đáp ứng 90% và phần chạy trên PDA đạt ở mức demo. Thầy phản biện của mình lúc đó là TS Nguyễn Ngọc Bình - người rất giỏi và nổi tiếng khắt khe trong khoa CNTT. Nhưng mình vẫn cố xin thầy phản biện vì nghĩ rằng sản phẩm của mình sẽ đi tiếp sau khi ra trường, chứ không như các đồ án ra trường là "bỏ xó".

Ra trường, vào FPT làm được một thời gian ngắn thì mình tham gia cuộc thi "Ý tưởng kinh doanh - Cùng hướng tới thành công" của nội bộ công ty. Lần đó, mình được giải 3 nhưng thấy rất ý nghĩa vì toàn những người giỏi tham gia phản biện, góp ý cho ý tưởng về hệ thống, về sự phát triển của ViệtMap. Lúc ấy non nớt nên bị “xoay” nhiều, nhưng cũng vui vì qua đó có cái nhìn chính xác hơn về đường lối phát triển. Sau đó, tháng 2/2006, mình chuyển sang VTC làm và được tạo nhiều điều kiện để hoàn thiện sản phẩm. Mình đã tung tất cả 7 phiên bản trên các diễn đàn lớn về công nghệ thông tin như handheld.com.vn, ppcvn.com... để mọi người sử dụng miễn phí và đưa ra góp ý. Mình mong bị chê càng nhiều càng tốt vì chê tức là thật lòng, là phiên bản sau sẽ tốt hơn phiên bản trước, là sản phẩm ngày càng "gần gũi" hơn
".

Trở thành "Mr của công chúng"

" Có nhiều người bảo mình "hâm" khi mất bao công sức nghiên cứu chương trình lại đem "biếu không" cho thiên hạ. Thực ra mình muốn mọi người cùng có một sản phẩm thực sự vì nhu cầu của họ, không thương mại phiên bản cho từng người vì trong bản đồ cái khó nhất là luôn giữ cho dữ liệu của mình được cập nhật thường xuyên và luôn đúng nhất với thay đổi thực tế. Khi càng có nhiều người dùng thì chương trình của mình càng ít lỗi hơn cũng như kho dữ liệu chung sẽ càng hoàn chỉnh và chính xác. Ví dụ ở đường A vừa có nhà hàng, tiệm sách mới... thì lập tức những người đang sử dụng chương trình của mình sẽ cập nhật vào kho dữ liệu. Trong khi với các công ty bản đồ thương mại thì việc này rất mất công. Chính kho dữ liệu ấy mới "đáng tiền" vì nhờ nó mình có thể phát triển các hệ thống khác nhau cho những tổ chức khác mà không phải tốn quá nhiều công sức, chi phí lại rẻ hơn nhiều. Cũng nhờ dùng miễn phí mà giao diện chương trình của mình ngày càng thân thiện, ít thao tác, tốc độ nhanh hơn so với các chương trình nước ngoài chạy trên PDA. Trên các diễn đàn mọi người đánh giá sản phẩm của mình tốt hơn cả sản phẩm của những hãng uy tín trên thế giới. Mình thích điều này nhất - "đẩy lùi" sản phẩm nước ngoài ra khỏi Việt Nam .

Mang ViệtMap đến cuộc thi Nhân tài đất Việt 2006, mình không đặt nặng lắm việc đoạt giải. Điều mình cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn cả là ngày càng có nhiều người sử dụng chương trình. Những lời động viên, khích lệ, góp ý của người sử dụng khiến mình quyết tâm hoàn thiện sản phẩm này. Trong tương lai gần, mình sẽ cố xây dựng dữ liệu cho 64 tỉnh, thành và triển khai trên các điện thoại di động thông thường. Ngoài ra, chức năng theo dõi đối tượng từ xa của ViệtMap là một chức năng rất hữu dụng cho cá nhân nói riêng và trong lĩnh vực an ninh vận tải nói chung, nên tương lai xa, mình sẽ cố gắng hoàn thiện hệ thống này cũng như xây dựng hệ thống trên nhiều chủng loại thiết bị khác nhau (điện thoại di động, máy tính PC, hệ thống nhúng) dựa trên nền dữ liệu chính xác rất giá trị do chính người dùng đem lại
".

Nguồn: Thanh Niên, khoahoc.com.vn, 10/10/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.