Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 30/03/2005 21:48 (GMT+7)

Chàng trai mê robot và thiết bị chỉnh cột sống

Từ niềm say mê robot...

Sinh ngày 19-4-1980 tại Đác Lắc, năm 18 tuổi, Vương Ngọc Dũng đã vào TP Hồ Chí Minh học đại học. Sinh ra ở một tỉnh vùng cao, nhưng ngay từ nhỏ Dũng đã say mê sáng tạo khoa học. Những con robot do bốmẹ mua cho Dũng, em đã tháo trần ra và mơ ước một ngày nào đó sẽ... tạo ra chúng. Chính nhờ niềm say mê này mà Dũng đã không ngần ngại chọn ngành cơ điện tử, thuộc Khoa Cơ khí của Trường ĐH Bách khoaTP Hồ Chí Minh làm lối đi cho mình, sau khi hoàn thành cấp THPT. Từ những ngày còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, Dũng đã là một sinh viên xuất sắc, em rất quan tâm đến việc tạo ra những mạchđiện tự động để có thể dùng chúng tạo nên những chú robot tự động sử dụng trong cuộc sống. Do sự say mê đó nên ngoài giờ học, Dũng thường lân la vào phòng thí nghiệm khoa cơ khí của trường để theodõi các anh chị các khóa trước thực hành thí nghiệm tạo các mạch điện tử tự động. Thấy cậu sinh viên nhỏ có lòng say mê nghiên cứu khoa học nên các anh chị đi trước rất mến và sẵn sàng chỉ dạy chonhững kinh nghiệm cùng những kiến thức về cơ điện, điện tử để tạo những mạch điện tử tự động có thể dùng điều khiển từ xa.

Sự học hỏi ngay tại phòng thí nghiệm khoa cơ khí của trường đã giúp cho Dũng có được các kiến thức về chuyên môn điện tử khá tốt. Do vậy, từ đầu năm thứ tư đại học, em đã có thể cùng các bạn tronglớp tham gia nghiên cứu chế tạo các robot chạy thử tại trường. Sản phẩm đầu tiên em cùng các bạn cùng khoa tiến hành thực hiện đã tạo được tiếng vang khá tốt, đó là nghiên cứu chế tạo "Máy bắn banhtennis phục vụ luyện tập". Đây chính là một robot điện tử, sản phẩm được thiết kế hoàn toàn bằng các mạch điện tử tự động, có thể dùng trong luyện tập tennis chuyên nghiệp. Ngay sau khi ra đời sảnphẩm đã được hội đồng khoa học của trường đánh giá khá cao và trong năm 2002 đã được Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh chọn làm đề tài "Vườn ươm - sáng tạo khoahọc kỹ thuật trẻ" và tài trợ kinh phí để thực hiện chuyển giao trong thực tế.

Chính nhờ sự say mê robot này mà cũng trong năm 2002, Dũng được bầu chọn làm "thủ lĩnh" đội tuyển robotcom của trường, dẫn dắt đội tham dự cuộc thi robot: "Chinh phục đỉnh Phanxipăng" do Đài Truyềnhình Việt Nam phối hợp với Công ty Toyota đồng tổ chức. Trong các cuộc thi, với sự chỉ đạo sáng tạo của "thủ lĩnh" Dũng, những chú robotcom của ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh đã kiên cường vượt qua cácđội trong các trận vòng loại chung kết. Kết quả: Đội robotcom của trường Dũng đã xuất sắc đoạt giải nhì toàn quốc.

Nhờ những ngày dẫn đội quân robot đi... chinh phục đỉnh Phanxipăng, Dũng đã nảy ra ý tưởng làm "Ăng-ten thông minh", sản phẩm được điều khiển bằng một mạch điện tử tự động và có thể tự nhận các tínhiệu để có sự điều chỉnh thích hợp.

Sau khi chinh phục đỉnh Phanxipăng trở về, Dũng bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo sản phẩm "Ăng-ten thông minh" và hoàn thành vào đầu năm 2003. Ngay sau đó, sản phẩm này đã đoạt giải nhì của "Giảithưởng Nghiên cứu khoa học trẻ" của Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Với các thành tích đã đạt được cũng ngay trong năm, Dũng được bầu chọn là một trong những gương mặt "sinh viên ba tốt" vàđược thành phố tuyên dương.

Đến ước mơ chế tạo thiết bị... chỉnh cột sống

Đầu năm 2003, Dũng tốt nghiệp chuyên ngành cơ điện tử khóa 98 của trường. Với kết quả tốt nghiệp loại giỏi, Dũng đã đựợc giữ lại làm cán bộ giảng dạy bộ môn cơ điện tử thuộc Khoa Cơ khí của trường.Trong thời gian công tác tại trường, tuy rất bận, nhưng Dũng vẫn tiếp tục việc nghiên cứu khoa học và đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu "Thiết kế và chế tạo thiết bị chỉnh cột sống".

Thiết bị chỉnh cột sống là một loại máy "đặc biệt" được dùng trong ngành vật lý trị liệu, có các công dụng như: kéo giãn cột sống của bệnh nhân nhằm chữa trị các loại khuyết tật của cột sống như vẹocột sống, gù lưng,... ; làm thư giãn cột sống cho các vận động viên hoặc người làm việc nặng nhọc; máy còn được sử dụng để kéo các đốt xương cổ nhằm điều trị các loại chấn thương vật lý do tai nạngiao thông hoặc do tai nạn lao động gây ra.

Nước ta đang trong giai đoạn phát triển nên có nhu cầu lớn về các loại thiết bị này để chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay đa số các thiết bị chỉnh cột sống đang được sử dụng trongngành y đều được chế tạo từ nước ngoài nên giá rất đắt (từ 7.000 - 15.000 USD/ tùy theo hãng sản xuất). Hiện chỉ có các bệnh viện trung tâm ở thành phố lớn mới được trang bị như: Bệnh viện ThốngNhất, Chợ Rẫy, Quân y viện 175, 30-4...

Trong những lần cùng các cộng sự đi đến các bệnh viện, các trung tâm chỉnh hình của thành phố, tận mắt chứng kiến cảnh bệnh nhân phải chịu biện pháp điều trị không máy, Dũng đã suy nghĩ: Thiết bị nàytrong nước có thể làm được, thế thì tại sao phải mua của nước ngoài với giá cao khiến người có thu nhập thấp khó có thể điều trị được!

Chính vì suy nghĩ như vậy, đồng thời xuất phát từ nhu cầu thực tế cũng như kế hoạch của Nhà nước ta trong thời gian tới là sẽ "nội địa hóa" dần các thiết bị ngành y, nên theo Dũng việc nghiên cứu vàchế tạo ra "Thiết bị chỉnh cột sống" made in Vietnam là hoàn toàn cần thiết. Sản phẩm ra đời sẽ có giá chỉ bằng 1/3 giá máy ngoại nhập.

Theo Dũng, khó khăn lớn nhất khi thực hiện đề tài này là do đây là lĩnh vực mới và chuyên sâu, nguồn tư liệu có liên quan ở Việt Nam không nhiều. Nhưng với sự giúp sức của Tiến sĩ Nguyễn Văn Giáp,Chủ nhiệm bộ môn Cơ điện tử và các cộng sự ở phòng thí nghiệm bộ môn, Dũng đã lên Internet lục tìm và qua thời gian phiên bản đầu tiên của đề tài nghiên cứu "thiết kế và chế tạo thiết bị chỉnh cộtsống" made in Vietnam đã được ra đời.

“Bây giờ là chỉ cần có kinh phí là đề tài có thể triển khai sử dụng trong thực tế". Tiến sĩ Nguyễn Văn Giáp cũng cho biết: "Đây là một lĩnh vực mới nhưng điều đáng mừng nhất là bằng sự cố gắng củamình, Dũng đã nghiên cứu thành công. Để có được phiên bản đầu tiên, khoa đã phải tốn nhiều tiền chi cho trang thiết bị thí nghiệm. Bây giờ mong muốn có được một nguồn kinh phí để đề tài được triểnkhai...".

Tâm sự với chúng tôi, Dũng cho biết: "Yêu cầu của mọi sản phẩm trong ngành y là độ an toàn cao nhất, không chấp nhận sai sót. Chính vì thế hiện tại Dũng đang chỉnh sửa các phiên bản để có được sựchính xác cao nhất, để nếu có được kinh phí thì sẽ triển khai ứng dụng đề tài ngay trong thực tế.

Nguồn: Lê Hân (Tạp chí Tài hoa trẻ), www.nhandan.com.vn ngày 29-08-2003

Xem Thêm

Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).