Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 01/08/2014 20:55 (GMT+7)

Chàng trai 9X quê Phú Yên chinh phục đông trùng hạ thảo

  Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) là một loại dược liệu quý hiếm trên thế giới, có công dụng hỗ trợ chữa nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, hiếm muộn, yếu sinh lý, tiểu đường… nên có giá tới cả tỷ đồng/kg. Trải qua 3 năm miệt mài nghiên cứu, Ngô Kim Lai đã trồng thành công dược liệu này.

Biến phòng trọ thành phòng thí nghiệm

Phải năm lần, bảy lượt điện thoại, chúng tôi mới hẹn gặp được Ngô Kim Lai. Bằng một giọng hồ hởi Lai mời tôi tới thẳng… công ty của cậu, mang tên Nấm Ta, chuẩn bị khai trương ở quận 8, TP.HCM.

Quê Lai ở Phú Yên, 5 năm trước hai mẹ con dắt díu nhau vào TP.HCM. Mẹ cậu đi làm thuê ở các quán cơm để kiếm tiền nuôi con trai vừa thi đậu vào ngành thực phẩm ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM.

Chưa được một năm, Lai tự ý bỏ học và giấu mẹ thi vào chuyên ngành công nghệ sinh học của ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM. Lý do cậu đưa ra là, ngành công nghệ sinh học có nhiều điều để khám phá hơn. Càng học Lai càng thích ngành này.

Ngoài thời gian đi dạy thêm kiếm tiền phụ mẹ, cậu luôn túc trực ở phòng thí nghiệm của trường với mong muốn sẽ tìm ra một cái gì đó của riêng mình và có giá trị để từ đó giúp hai mẹ con thoát nghèo, làm giàu.

Đầu năm học thứ 2, Lai phát hiện ra một loại nấm ĐTHT có tên khoa học là Cordyceps Militaris, dược chất cao gấp 5 lần những loại khác. Loài này có ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và được nhiều nơi trên thế giới trồng nhân tạo và thương mại hóa.

Nhưng loại nấm này ở Việt Nam chưa trồng được, bởi thế nó có giá rất đắt, tới gần 1,8 tỷ đồng/kg. Thấy lợi nhuận hấp dẫn, Lai ham quá và quyết tâm trồng bằng được loại này. Thế là từ đấy Lai lao vào nghiên cứu. Nghiên cứu ở trường không đủ, cậu mang dụng cụ, mẫu vật về phòng trọ nghiên cứu tiếp. Cũng từ đó, cái phòng trọ nhỏ xíu của Lai đã biến thành… phòng thí nghiệm, còn Lai thì ngủ ngoài hành lang.

Song công việc nghiên cứu cũng không hề đơn giản. Trước tiên phải tìm được chủng giống nấm này. Công việc này hơi khó. Cậu đi khắp hơn 20 cửa hàng bán ĐTHT ở TP.HCM tìm mua nhưng toàn gặp hàng giả.

Thế là Lai đành mò cách khác. Cậu lên Facebook vào cộng đồng những người trồng ĐTHT ở Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore… kết nối và làm quen. Vận dụng hết vốn từ vựng tiếng Anh mình có, dùng chương trình Google dịch khi bạn chat bằng tiếng Hàn, tiếng Thái… rốt cuộc cậu cũng tìm được mối bán hàng rẻ, chất lượng ở một ngân hàng chủng vi sinh của Nhật, với giá 245 USD/chủng giống nấm.

Lai liền gửi vài người bạn trong Facebook mà cậu quen bên đó mua giùm, nhưng họ lấy tiền rồi... biến mất. Đau vì bị lừa mất tiền, nhưng không còn cách nào khác, Lai vay thêm tiền rồi tiếp tục gửi người khác mua tiếp với niềm hy vọng rồi sẽ gặp người tốt. Đến lần thứ 6-7, người mua giùm gửi về cho cậu được 2 chủng giống.

Nhiều loại thiết bị trong phòng thí nghiệm trước đó, Lai cũng từng chế phụ tùng thay thế nên có kinh nghiệm lắm. Cậu lấy vỏ chai nước biển, bỏ chủng giống vào rồi… ngồi lắc để sục khí oxy cho chủng nấm sống. Mọi sinh hoạt trong ngày đều phải ngừng lại khi tới giờ… lắc, ăn cũng lắc, nửa đêm cũng phải dậy… lắc.

Cứ thế, lắc trong một tuần, khi chủng giống bắt đầu lan tơ, mọc rễ, rồi những chồi nấm đầu tiên bắt đầu mọc cây (sinh quả thể), Lai trào nước mắt tin rằng mình đã thành công giai đoạn đầu.

Làm chủ bản thân

Những ngày tiếp đó là quãng thời gianLai miệt mài trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu ra môi trường hỗn hợp giá thể nuôi sống nấm ĐTHT. Ở môi trường tự nhiên, giá thể để nấm ĐTHT ký sinh lên sống là một loài sâu chuyên biệt. Cậu phải tìm hiểu mọi nguyên tố vitamin có trong con sâu đó rồi đi tìm mua từng vitamin giống y như vậy về nghiên cứu ra giá thể nhân tạo.

Lai phải làm đi làm lại hơn 100 giá thể khác nhau, và với từng giá thể phải thử nghiệm trên một nồng độ khác nhau. Rốt cuộc cậu phải làm trên 1.000 thử nghiệm, quên cả ăn ngủ để làm thí nghiệm, chỉ ra khỏi nhà để đi dạy kiếm tiền mua nguyên liệu. Ròng rã một năm như thế thì cậu thành công. Lúc ấy Lai mới dám ngả lưng ngủ một giấc thỏa thuê...

Anh của Lai vui sướng, chụp hình đem khoe thành tích của cậu em trai lên Facebook. Sau đó, cộng đồng trồng nấm ĐTHT ở Việt Nam xôn xao. Mọi người tấp nập vào liên hệ, hỏi han Lai bởi sau khi làm được giá thể thì sản phẩm ĐTHT Lai trồng được khi đưa đi kiểm định ở Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam có dược tính đạt chỉ tiêu cao hơn trong tự nhiên rất nhiều.

Ở Việt Nam từ lâu đã có nhiều người nghiên cứu về ĐTHT nhưng vẫn chưa có một ai trồng được. Chính vì thế, có thể nói Lai là người đi đầu khi nghiên cứu trồng thành công ĐTHT nhân tạo. Đây là một công trình có tính ứng dụng thực tiễn cao, sẽ góp phần mở ra cho nghề trồng nấm ở Việt Nam một bước phát triển mới...”.

Chẳng hạn trong tự nhiên lượng dược tính Cordycepin chỉ đạt 0,901mg/g, Thái Lan là 2,701mg/g, còn trong sản phẩm của Lai đạt tới 3,34mg/g. Nhiều công ty kinh doanh nấm cũng liên hệ tìm đến mua công nghệ, hoặc hợp tác, mời Lai về phụ trách khâu kỹ thuật, thậm chí chia cả cổ phẩn.

Nhưng Lai từ chối tất cả vì thấy các công ty ấy không đồng quan điểm kinh doanh, tất cả chỉ vì lợi nhuận mà chấp nhận cả chuyện mua hàng rởm, hàng kém chất lượng về gắn mác vào và bán ra với giá cắt cổ. Trong khi đó Lai lại ao ước có được sản phẩm ĐTHT “Made in Vietnam” với chất lượng không thua nước ngoài.

Khi biết được tâm huyết này của cậu, một phụ huynh của học trò Lai dạy, đã đầu tư vốn cho Lai thành lập công ty của riêng mình, mang tên Nấm Ta. Rồi khoảng hơn 10 người bạn từng cùng Lai trực chiến trên từng cây số ở các đề tài nghiên cứu cũng về đầu quân cho Nấm Ta.

Lai đặt trụ sở công ty ở quận 8 với 2 phòng lạnh để nuôi ĐTHT, công suất đạt 150 kg/tháng. Lai vừa thu hoạch mẻ sản phẩm ĐTHT đầu tiên, dự kiến sẽ tung ra thị trường trong 1-2 tháng nữa với nhãn hiệu mang chính tên mình - ĐTHT Kim Lai. Giá bán dự kiến 100 triệu đồng/kg.

Lai mong muốn với giá bán này, người dân Việt Nam sẽ được dùng ĐTHT chất lượng mà không cần sử dụng những sản phẩm rởm, kém chất lượng nhập từ Trung Quốc về nữa.

Hiện công ty Nấm Ta cũng mở thêm một trại trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu quý khác như bào ngư, nấm mối, nấm mèo, nấm rơm, linh chi, đầu khỉ… ở huyện Hóc Môn để cung cấp phôi, chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân. “Mình cũng xuất thân từ nông dân nên mình có những dự án hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật trồng nấm cho bà con, trước tiên sẽ từ Phú Yên quê mình” - Lai cho biết.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.