Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 22/08/2005 18:28 (GMT+7)

Chàng thợ gò thùng và chuyến du học Nhật Bản

Giang Văn Thường có tên khai sinh là Giang Văn Lưu, sinh ra và lớn lên ở xã Đường Lâm, Sơn Tây (Hà Tây). Bố mẹ Thường làm ruộng ở vùng bán sơn địa, năng suất cây trồng thấp, kinh tế khó khăn, nhưng nhà lại đông con. Thường là con cả trong gia đình, dưới Thường còn 3 đứa em.

Để có được tấm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, Thường đã phải học mất 13 năm, không phải vì học lực yếu mà vì gia đình không có tiền cho Thường mua sách và đóng học phí. Năm lớp 10, Thường phải nghỉ học, đi học nghề gò tôn, làm thùng, gáo… Học được nghề, kiếm được tiền tự mua sách vở, trang trải học hành, Thường quay lại gặp thầy chủ nhiệm cũ, xin học tiếp cấp 3.

Từ đó, cậu học sinh nghèo Giang Văn Thường sáng đi học, chiều đi gò thùng thuê cho một ông chủ ở thị xã Sơn Tây. Với khoảng 5.000 - 8.000 đồng kiếm được mỗi buổi, Thường tích cóp để mua thêm sách vở, tự nâng cao kiến thức ở nhà.

Không có thời gian đi học thêm như các bạn, nhưng Thường học rất giỏi, nhất là Vật Lý và Hình học. Năm nào Thường cũng được nhà trường cấp giấy khen về kết quả học tập giỏi, nhưng em giấu không cho gia đình biết.

Buổi đi làm, buổi đi học, Thường chỉ có thể tranh thủ tự học vào buổi tối. Có những đêm thức khuya học bài, bị cơn buồn hành hạ, Thường nghĩ cách xin mẹ một nắm gạo nếp, vừa học vừa nhấm cho đỡ đói và đỡ buồn ngủ.

Và cuối cùng, những cố gắng của cậu học sinh nghèo xã Đường Lâm đã được đền đáp xứng đáng. Năm học 2003-2004, Thường đạt số điểm cao nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT của tỉnh Hà Tây. Sau đó, Thường vượt qua hơn 2.700 thí sinh trúng tuyển để trở thành thủ khoa của trường ĐH nông nghiệp I - Hà Nội.

Sau hai năm học tập xuất sắc tại trường, cách đây 3 tháng, Giang Văn Thường đã vinh dự được Bộ GD-ĐT cử đi du học Nhật Bản và chuyển sang học ngành quản lý kinh tế.

Nhưng một khó khăn mới lại đè nặng lên vai chàng trai trẻ và gia đình. Trong giấy gọi đi học của Bộ có ghi rõ: Tự túc kinh phí một tháng đầu. Bố mẹ đã rất vất vả chạy đôn chạy đáo vay cho được số tiền 20 triệu đồng để Thường kịp ngày nhập học tại nước bạn.

Dù sao, một tương lai mới tươi sáng cũng đang mở ra trước mắt Thường. Hy vọng với tinh thần hiếu học, vượt khó, Thường sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trên con đường lĩnh hội tri thức.
                               Nguồn: dantri.com.vn  17/7/2005

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.