Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 06/04/2005 17:01 (GMT+7)

Chàng kỹ sư trẻ với phần mềm chống thấm cho công trình thủy lợi

Vừa tốt nghiệp Trường ĐH Kỹ thuật Đà Nẵng, anh Tính vác balô đến với nhiều công trình thủy lợi miền sâu, miền xa. Sau tám năm làm việc trên hàng chục công trình thủy lợi - thủy điện, điều làm anh ưu tư nhất là tình trạng lãng phí do sự cố thấm (một vấn đề khá phức tạp ở các công trình thủy lợi - thủy điện). Lâu nay, việc xử lý sự cố này theo phương pháp cổ điển làm mất khá nhiều thời gian nhưng cũng không đánh giá được toàn diện miền (vùng) thấm của nền công trình. Anh Tính vào cuộc, cùng nhiều đồng nghiệp tính toán độ thấm của công trình. Những công sức của nhiều anh em vẫn chẳng mang lại ích lợi gì.

Không chịu thua, với khả năng về tin học (Tính đã có thêm cả hai bằng kỹ sư tin học và cử nhân Anh văn), anh đặt ra cho mình một thách thức: "Tại sao không tự động hóa công việc này, không nhờ máy tính làm hộ? ". ý tưởng của anh nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp. Anh Tính tự đặt ra kế hoạch phải tìm ra lời giải trong vòng ba tháng. Trong khoảng thời gian này, cứ sau giờ làm việc buổi chiều hay trong những cuộc vui của đồng nghiệp, mọi người đều nhận ra sự vắng mặt đều đặn của anh.

Anh Tính bắt đầu từ việc kiểm nghiệm lại các trường hợp gặp phải trong thực tiễn, phân tích bài toán, hệ thống... sau đó nhập vào cơ sở dữ liệu. Anh soạn nên phần mềm có tên là Proseep, đưa ra giải pháp chống thấm kết cấu nền móng cho công trình. Hoàn thành công việc sớm hơn một tháng so với kế hoạch tự đề ra, đầu năm 2003, anh Tính mạnh dạn đề đạt Công ty Tư vấn thiết kế xây dựng Đà Nẵng cho áp dụng thử nghiệm vào một số công trình để đánh giá độ chính xác của phương pháp này. Khi có giải pháp đạt hiệu quả thì công ty đều cho áp dụng rộng rãi ở nhiều công trình.


Giờ đây, mọi kỹ sư trong ngành ngồi trước máy tính chỉ mất vài phút là có được vô số phương án chia mạng lưới và xác định nhanh các chỉ tiêu về lưu lượng thấm mà trước đây cả tập thể phải mất hàng tuần mới thực hiện xong. Đề tài của anh đã được các tập thể xây dựng chuyên ngành thừa nhận "tiết kiệm được hàng trăm lần về thời gian, công sức, độ tính toán chính xác hơn, giảm thiểu chi phí sản xuất, đáp ứng tiến độ thi công, mở ra một hướng mới trong ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất"... Nhưng anh kỹ sư 33 tuổi này thì tính toán hiệu quả theo kiểu khác: một công việc hoàn thành làm nảy sinh một niềm hăng say mới rất khó tả.

Nguồn: Việt Hùng - Công Sương (Báo Tuổi trẻ), http://www.nhandan.org.vn, ngày 10/4/003

Xem Thêm

Tin mới

Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...