Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 07/11/2007 14:35 (GMT+7)

Chăn nuôi bò sữa quy mô nông hộ: Tiềm ẩn những rủi ro

Đó là nhận định của nhiều đại biểu khi tham gia diễn đàn khuyến nông chuyên đề chăn nuôi bò sữa do Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Sở NN &PTNT Hà Nội, Báo Nông nghiệp VN tổ chức tại huyện Đông Anh (Hà Nội).

Từ đầu năm tới nay, các công ty sữa đã 3 lần tăng giá thu mua sữa tươi từ 4.600- 5.000đ/kg lên 6.400-6.500đ/kg và hiện nay là 7.000-8.200đ/kg. Động thái này của các công ty khiến nông dân ở nhiều địa phương quay trở lại chăm chút cho con bò sữa sau những năm tháng nuôi cầm chừng.

Qua con bĩ cực…

Trong phạm vi chưa đầy 200m nhưng thôn Dân Chủ, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) có tới 2 bồn chứa sữa, một bồn của Công ty sữa Việt Mỹ (trụ sở tại Hà Tây), bồn kia là của Công ty Vinamilk. Theo lời ông Hoàng Hữu Diễm - người đang nuôi 3 con bò sữa cho sản lượng 10-30kg sữa /con/ngày, thì từ đầu năm đến nay, "cuộc chiến" thu mua sữa tươi ở 2 công ty này diễn ra khá "khốc liệt". Hễ hôm nay bồn của công ty này tăng giá thì ngày mai thế nào bồn của công ty kia cũng tăng. "Giá thu mua sữa hiện tại của 2 Công ty Việt Mỹ và Vinamilk ở thôn tôi hiện ngang bằng nhau là 7.100đ/kg. Với giá này người nuôi bò sữa đã có lãi, chả bù cho những năm trước, giá mua sữa thấp, người nuôi bò lỗ liểng xiểng, nhiều nhà coi như của nợ..." - ông Diễm phấn chấn.

Tuy giá thu mua sữa tươi tại tỉnh Hà Nam mới chỉ ở mức 6.600đ/kg, nhưng ông Tống Văn Roi, xã Mộc Bắc (huyện Duy Tiên) cũng cho rằng, với giá này người nuôi bò sữa đã có lãi. Ông kể: "Gia đình tôi nuôi 4 bò sữa trong đó 2 con đang có chửa và 1 con đang chu kỳ khai thác sữa, với sản lượng 22kg/ngày, trừ 45.000 đồng chi phí thức ăn, mỗi ngày tôi thu về 100.000 đồng".

Từ ngày sữa tươi tăng giá, nhân dân một số tỉnh quanh Hà Nội lùng sục tìm mua bò sữa giống. Ông Diễm cho hay, nhiều người hỏi mua 3 con bò sữa nhà ông với giá 90 triệu đồng, trong khi năm ngoái nếu đắt cũng chỉ được 30 triệu đồng. Bò sữa có giá kéo theo các loại cỏ cho bò ăn cũng khan hiếm hơn, nhiều hộ ở Gia Lâm (Hà Nội) và Khoái Châu (Hưng Yên) phải lên tận Vĩnh Phúc hoặc sang Hà Nam mua cỏ.

… chưa thấy thái lai

Một trong những nỗi lo của người nuôi bò sữa là chất lượng con giống. Ông Diễm bộc bạch: "Chọn giống bò sữa cứ như "đánh bạc", được ăn thua chịu. Nếu mua 4 con, chỉ cần 1 con "tịt ngòi" thì coi như lỗ vốn. Giống bò sữa rất dễ bị các bệnh đường sinh sản như u nang buồng trứng, sốt sữa, viêm vú, sót nhau thai... Nếu đã mắc bệnh thì nguy cơ bò vô sinh rất cao". Mấy con bò nhà anh Phùng Quang Lập, xã Dương Hà (Gia Lâm, Hà Nội) phối đi phối lại năm lần bảy lượt vẫn "trật" khiến chu kỳ khai thác sữa bị giảm đáng kể. "Rốt cục tôi chả biết nguyên nhân bò không chửa được là do giống, do chất lượng tinh, hay do kỹ thuật của dẫn tinh viên..." - ông Tống Văn Roi bức xúc. Ông còn kể một loạt các chuyện quanh con bò: nào là thú y viên ở xã không chuyên sâu về bò sữa, nên khi bò có chuyện, dân có mời họ cũng chỉ biết sờ nắn qua loa, định bệnh không rõ; rồi chuyện thu mua sữa hiện nay ở xã phải thông qua dịch vụ của HTX, nên cán bộ xã có quyền phân định chất lượng sữa bằng "miệng", chứ không có giấy chứng nhận "ký tên, đóng dấu" của doanh nghiệp thu mua...

Tất cả những câu hỏi cùng những bức xúc của người chăn nuôi nêu ra tại diễn đàn cho thấy, chăn nuôi bò sữa quy mô nông hộ ở nước ta hiện còn manh mún, nhỏ lẻ và ẩn chứa sự bấp bênh.

Để chăn nuôi bò sữa bền vững?

Đó là vấn đề mà nhiều hộ chăn nuôi bò sữa hiện nay đặt ra, và được các nhà khoa học và chuyên gia khuyến cáo: Nước ta là xứ nóng, người dân chỉ nên chọn nuôi giống bò lai hướng sữa F1, F2 và F3, các địa phương chỉ có thể nuôi bò sữa khi đã quy hoạch được vùng trồng cỏ, chủ động được nguồn thức ăn thô xanh, tránh tình trạng nuôi ồ ạt, khó kiểm soát giá thức ăn cho bò sữa. Các địa phương duy trì và phát triển đàn bò sữa cần hỗ trợ người chăn nuôi trong việc tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng ngừa dịch bệnh. Các công ty sữa cần chú trọng hơn tới phát triển vùng nguyên liệu, trong đó có việc bắt taylàm ăn lâu dài với người chăn nuôi. Ngoài việc phải kiểm soát được chất lượng từng sản phẩm sữa chế biến của các công ty, cũng cần thiết phải có một cơ quan độc lập kiểm tra chất lượng sữa tươi, tránh việc đánh giá 1 chiều từ phía nhà thu mua…

Nguồn: vcn.vnn.vn (17/10/07)

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.