Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 29/09/2022 09:25 (GMT+7)

Cha đẻ máy tính lượng tử xuất sắc giành giải thưởng 'Oscar của khoa học'

Nhà vật lý lý thuyết chưa bao giờ có việc làm ổn định đã xuất sắc giành được giải thưởng hấp dẫn nhất giới khoa học vì những đóng góp tiên phong của mình trong lĩnh vực máy tính lượng tử.

tm-img-alt

David Deutsch - người giành được giải thưởng trị giá 3 triệu USD với đề tài liên quan đến máy tính lượng tử. “Đó là một thí nghiệm với suy nghĩ liên quan đến máy tính có chứa thành phần lượng tử trong đó. Ngày nay nó được gọi là máy tính lượng tử phổ thông, nhưng tôi nghĩ phải mất 6 năm nữa mới tạo ra được chiếc máy tính giống với ý tưởng của tôi.” - Deutsch nhớ lại. Deutsch sinh ra ở Israel, với cha mẹ là những người sống sót sau thảm họa Holocaust, và lớn lên ở phía bắc London, nơi gia đình ông điều hành một nhà hàng. Ông được nhà vật lý Dennis Sciama của Đại học Oxford hướng dẫn làm luận văn tiến sĩ về lý thuyết lượng tử. Ông này cũng từng hướng dẫn cho Stephen Hawking và Lord Rees, một nhà thiên văn học hoàng gia. Càng đi sâu vào nền tảng của lý thuyết, Deutsch càng yêu thích trường phái Đa thế giới do nhà vật lý Hoa Kỳ Hugh Everett III đề xuất vào năm 1957. Từ đó, ông phát triển ngành tính toán lượng tử với các mô tả về phân tử lượng tử (hay còn được biết đến là "qubit"). Ông cũng là người đầu tiên viết thuật toán lượng tử vượt trội hơn thuật toán kinh điển. Giải thưởng Đột phá - do Sergey Brin, Mark Zuckerberg, Yuri Milner và một số người khác thành lập - được những người sáng lập Thung lũng Silicon mô tả là "giải Oscar của khoa học", được trao hàng năm cho các nhà khoa học và nhà toán học có những nghiên cứu xuất sắc. Năm nay một giải vật lý, ba giải khoa học đời sống và một giải toán học đã được trao tặng, mỗi giải thưởng trị giá 3 triệu đô la. Deutsch đã chia sẻ giải thưởng của mình với Peter Shor tại MIT, một chuyên gia về thuật toán lượng tử, và Gilles Brassard tại Đại học Montreal và Charles Bennett tại IBM ở New York, người đã phát triển các dạng mật mã lượng tử không thể phá vỡ và giúp phát minh ra dịch chuyển lượng tử - một cách gửi thông tin từ nơi này sang nơi khác. Giải nhì thuộc về Clifford Brangwynne từ Đại học Princeton và Anthony Hyman từ Viện Di truyền và Sinh học Tế bào Phân tử Max Planck. Hai nhà khoa học đã khám phá ra các protein tụ thành các nhóm giống nhau có liên quan đến bệnh thoái hóa thần kinh.

Người chiến thắng giải nhì, Clifford Brangwynne từ Đại học Princeton. Một nhóm nghiên cứu tại DeepMind đã giành giải ba về khoa học sự sống cho AlphaFold, một chương trình trí tuệ nhân tạo dự đoán cấu trúc của gần như mọi loại protein mà khoa học biết đến. Trước đại dịch, những người chiến thắng giải thưởng Đột phá sẽ được nhận giải thưởng của họ tại một sự kiện hoành tráng, quy tụ nhiều ngôi sao ở Thung lũng Silicon. Nhưng nếu buổi lễ được tổ chức vào năm nay, Deutsch, cũng khó có thể tham dự. “Tôi thích những cuộc trò chuyện,” ông chia sẻ. "Nhưng tôi không thích đi đâu cả."

Người chiến thắng giải nhì, Clifford Brangwynne từ Đại học Princeton. Một nhóm nghiên cứu tại DeepMind đã giành giải ba về khoa học sự sống cho AlphaFold, một chương trình trí tuệ nhân tạo dự đoán cấu trúc của gần như mọi loại protein mà khoa học biết đến. Trước đại dịch, những người chiến thắng giải thưởng Đột phá sẽ được nhận giải thưởng của họ tại một sự kiện hoành tráng, quy tụ nhiều ngôi sao ở Thung lũng Silicon. Nhưng nếu buổi lễ được tổ chức vào năm nay, Deutsch, cũng khó có thể tham dự. “Tôi thích những cuộc trò chuyện,” ông chia sẻ. "Nhưng tôi không thích đi đâu cả."

Lê Trang (theo The Guardian)

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.