Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 04/10/2006 16:52 (GMT+7)

Cha đẻ hắc trân châu

Ông đại tá mê ngọc trai

Vào những năm 1950, một lần khi đang ăn cháo hải sản, anh bộ đội biên phòng Trần Doãn Thiện bỗng cắn trúng vật gì đó cưng cứng. Lớn lên ở vùng biển nên anh biết cái vật thể tròn tròn, be bé, trăng trắng kia chính là ngọc trai.

Thiên nhiên tạo được hạt ngọc quý từ thực thể sống, vậy sao con người lại không? Ngay từ ngày đó ông đã nghĩ vậy, nhưng mãi tới khi về hưu, ông mới có thời gian cụ thể hóa ý tưởng của hơn 40 năm về trước.

Hàng năm trời cọc cạch đạp xe đến các thư viện lục tìm tài liệu trong và ngoài nước về trai và ngọc trai. Rồi huy động vốn từ con cái, bạn bè, một thân một mình sang Pháp học tập cách nâng cao chất lượng ngọc, tìm đến các bệnh viện xin được học hỏi kinh nghiệm từ các bác sĩ phẫu thuật đặng áp dụng cho việc cấy ghép ngọc… Sau bao khó nhọc, ông Thiện đã thắng lớn với khát vọng của đời mình.

Không chỉ tạo ngọc từ trai nước ngọt, ông Thiện còn nức tiếng khi cho ra những viên hắc trân châu quý giá.

Từ thành công lớn đó, ông Thiện đã viết nhiều bài báo, đi nhiều nơi phổ biến và truyền đạt kinh nghiệm nuôi trai lấy ngọc cho người dân.

Điểm đặc biệt là có thể nuôi trai kết hợp với nuôi cá. Ngoài ra, có thể nuôi trai tại nhà, trong bể kính. Với cách này, người dân thành phố cũng có thể nuôi trai ngọc.

“Hai triệu đô là chuyện nhỏ”

Tại ngôi nhà số 12 B cư xá sân bay Tân Sơn Nhất đường Thăng Long (quận Tân Bình, TP.HCM), ông Thiện lấy một chiếc hộp nữ trang cho chúng tôi xem những viên ngọc đầu tiên mà ông nuôi cấy được.

Bên cạnh những viên bạch ngọc, hồng ngọc lớn nhỏ đủ cỡ, có hai viên hắc trân châu cỡ trên 10mm tròn xoe, một viên bị chẻ làm ba. Ông kể, năm 1995, không lâu sau sự kiện nuôi cấy ngọc trai đen thành công, một nhóm doanh nhân người Nhật hiếu kỳ tìm đến nhà ông Thiện để xem mặt hắc trân châu Việt Nam. Một người trong đoàn dửng dưng: “Tôi nghe nói người Việt Nam có kỹ thuật pha màu sơn rất hiện đại. Đây chỉ là viên ngọc được làm theo kỹ thuật phun sơn tạo màu đó thôi”.

Nghe nói, ông Thiện giận lắm nên đã dùng búa đập viên ngọc rồi đưa một mảnh cho người Nhật xem. Vị khách bấy giờ nằn nì đòi mua lại viên ngọc với bất kỳ giá nào để nghiên cứu nhưng ông Thiện hào sảng không bán mà tặng luôn một mảnh. Ông này sau đó đã thừa nhận hắc trân châu nhân tạo của Trần Doãn Thiện không thua kém gì hắc trân châu tự nhiên được đấu giá ở Pháp.

Sau đó, rất nhiều lần nhóm nguời Nhật này có đặt vấn đề hợp tác nhưng ông Thiện khước từ. Có đại diện công ty dằn trước mặt ông tấm ngân phiếu 2 triệu đôla tỏ ý mua lại công nghệ nhưng ông từ chối: “Tôi phải giữ lại bí quyết này, chỉ truyền cho đồng bào tôi để họ làm giàu trên mảnh đất quê huơng mình”.

Kiên quyết không bán bí quyết cho người Nhật nhưng ông Thiện chẳng suy tính thiệt hơn khi sẵn sàng truyền đạt những kinh nghiệm, bí quyết của mình cho bất kỳ ai đam mê, quan tâm tìm hiểu với tinh thần cầu tiến. Cũng từ nhiệt tình của ông mà nghề nuôi trai ngọc đã và đang dần phổ biến tại một số tỉnh như An Giang, Đồng Nai, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Kiên Giang…

Ông Thiện đang ấp ủ kế hoạch sản xuất ngọc “cầu vồng” và dạ minh châu, loại ngọc mà theo ông còn quý hơn cả hắc trân châu. Ông cũng bày tỏ nỗi niềm đang tìm người xứng đáng đặng truyền cho người đó bí quyết làm nên hắc trân châu và những loại ngọc quý khác.

Nguồn: Số 53 Thứ Hai 3/7/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.